Đề thi HSG QG môn Văn từ 2000-2005

NĂM 2000
BẢNG A

Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân viết:
“ Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn vả nảy nở lên từ những chân cảm đối voiứ những con người ở tầng lớp khó nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”.
( Theo Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, trang 375)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào một số sáng tác của Thạch Lam, hãy chứng minh ý kiến đó.

NĂM 2001
BẢNG A

Nhà văn Bùi Hiển đã phát biểu khẳng định ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương: 
Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông, sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết”.
(Báo Văn nghệ, số ra ngày 10 – 02 – 2001)
Anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn đề này ?

Hãy phân tích hai bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của thi hào Nguyễn Du và Kính gửi cụ Nguyễn Du của nhà thơ Tố Hữu để làm rõ tiếng nói tri âm ở mỗi bài.

BẢNG B
Rừng xà nu của Nguyễn Tung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu đều là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước. 
Anh/ chị hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong sự thẻ hiện chủ đề chung đó.


NĂM 2002
BẢNG A( Ngày thi 12/3/2002)/180 phút

Theo Xuân Diệu, “trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vinh”.
( Nguyễn Khuyến, về tác gia tác phẩm, 
NXB Giáo dục, 1990, trang 160)

Anh/ chị hãy phân tích những sáng tácc trên trong quan hệ đối sánh để làm bật vẻ đẹp dộc đáo của từng thi phẩm, từ đó nêu vắn tắt yêu cầu đối với một tác phẩm văn học.

BẢNG B


Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

ĐỀ NĂM 2003
BẢNG B
Nguyễn Đình Thi đã nhận định về thơ Tố Hữu:
“ Trọn đời, Tố Hữu là một chiến sĩ cách mạng làm thơ và là nhà thơ cách mạng(…). Và trong lửa của thơ anh, có biết bao thương yêu dịu dàng với đất nước quê hương và đối với những con người của đất nước quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày càng bắt nguồn tở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc”.
( Báo Văn nghệ, số 50(2239), ra ngày 14-12-2002)
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về nhận định trên đây?
Hãy liên hệ với một số bài thơ của Tố Hữu để làm sáng tỏ vấn đề.

BẢNG A
Bàn về truyện cổ tích và ca dao, có ý kiến cho rằng:
“Các nhà văn học được văn trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao”.
(Đỗ Bình Trị, Phân tích tác phẩm văn học dân gian,NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995, trang 111)
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

NĂM 2004
BẢNG A (Ngày thi 11/3/2004)/ 180 phút

Câu 1: Nhà phê bình Hoài Thanh viết:
“Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết là thích một con người”.
( Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1982)
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn sau đây:
(…) Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên.....( Đoạn cuối_

Năm 2005
Bảng A

Nói vể thơ Nguyễn Công TRứ có câu " Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời" còn Tố Hữu lại cho rằng " Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người"
Hãy giải thích, bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên

Đề thi tiếng Anh ĐH Khối D1 2012 và bức tâm thư


Bộ GD-ĐT trả lời tâm thư của học sinh Trung Dũng

(Petrotimes) - Nguyễn Trung Dũng, nhân vật gửi tâm thư cho Bộ GD-ĐT vừa nhận được thư trả lời xung quanh đáp án mã đề 248, đề thi khối D1 tuyển sinh đại học năm 2012.
 
Bạn Nguyễn Trung Dũng (hiện là tân sinh viên Học Viện Ngoại Giao) đã từng gây xôn xao trong thời gian dài khi viết tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thắc mắc về độ chính xác của đáp án đề thi tiếng Anh, kì thi ĐH 2012.
Sau gần 2 tháng từ ngày gửi thư, vừa qua, bạn Nguyễn Trung Dũng đã nhận được thư hồi âm từ Phó cục trưởng cục Khảo thí và kiểm định chất lượng GD, Bộ GD-ĐT Nguyễn Đức Nghĩa. Đầu thư, Phó cục trưởng đã chúc mừng Dũng đậu vào Học viên Ngoại giao, một trong những trường ĐH có uy tín.
Về bức tâm thư của Nguyễn Trung Dũng, Bộ xác nhận đáp án C- neither là đúng. Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã phối hợp với Vụ hợp tác quốc tế, liên hệ với các tổ chức quốc tế để tìm hiểu. Vụ Hợp tác quốc tế đã gửi câu hỏi thi này xin ý kiến Đại sứ quán Mỹ, Úc và Hội đồng Anh. Cả 3 tổ chức này đều trả lời phương án C.neither là đáp án đúng và mệnh đề này được sử dụng rộng rãi ở các nước nói tiếng Anh .
Bức "tâm thư" gửi tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của Nguyễn Trung Dũng.
"Phương án D.either cũng có thể được dùng khi giao tiếp khi trang trọng trong tiếng Anh Mỹ (được sử dụng rất hạn chế ở một số vùng ở Bắc Mỹ). Tuy nhiên, đề thi (không chỉ đề thi tiếng Anh và đề thi các môn khác) luôn được ra bám sát chương trình SGK hiện hành. Theo sách giáo khoa tiếng Anh hiện hành, bài 12 SGK lớp 7, phương án C. neither là đáp án đúng", trích nội dung bức thư.
Cuối bức thư, phó cục trưởng chia sẻ: “Cám ơn em về những thông tin em đã cung cấp. Đây cũng là kinh nghiệm để Cục chỉ đạo công tác biên soạn đề thi năm sau tốt hơn”.
Về bức thư trả lời của Bộ GD-ĐT, Nguyễn Trung Dũng cho biết, bạn thật sự hài lòng khi đã chính thức nhận được câu trả lời từ Bộ và cảm thấy được an ủi phần khi những ý kiến của mình đưa ra đã được các ban lãnh đạo cấp cao lắng nghe và xử lý.Thời gian qua khi vụ việc được đưa ra, có những ý kiến phản đối gay gắt khiến Dũng cảm thấy mệt mỏi vô cùng, nhưng hiện giờ mọi việc có vẻ tốt hơn trước rất nhiều.
Bản thân Dũng rất tôn trọng đáp án mà Bộ đã đưa ra và cảm thấy hài lòng với câu trả lời đó. Dũng cũng gửi lời cảm ơn khi Bộ đã chính thức giải đáp thắc mắc của bạn. Tuy nhiên, điều làm Dũng cảm thấy buồn là từ khi Dũng gửi tâm thư cho đến khi được giải quyết là một khoảng thời gian khá dài, gần 2 tháng.
Trung Dũng chia sẻ bạn mong muốn sự việc sẽ dừng lại ở đây và chuyên tâm hơn cho việc học hành. Dũng mong sao, sẽ có một tiền lệ tốt tạo nên những cuộc đối thoại dân chủ giữa các cấp lãnh đạo với học sinh sinh viên để củng cố và tạo niềm tin hơn ở mọi người.
Thanh Tâm

TS Đại học 2012: Đáp án gây tranh luận


5 đáp án ĐH, CĐ 2012 gây tranh cãi của Bộ Giáo dục

Thứ năm 16/08/2012 14:55
(GDVN) - Ngay sau khi Bộ Giáo dục công bố đáp án các môn thi ĐH năm 2012, đã có nhiều độc giả quan tâm nhận định đáp án môn Toán, tiếng Anh, Lịch sử đều gây ra tranh cãi.
1. Môn Toán Đại học: Đáp án của Bộ GD&ĐT ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án khối A, nhiều chuyên gia và Câu lạc bộ Gia sư Thủ khoa cho rằng, đáp án câu 8b môn Toán bị thiếu, có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh. Cụ thể, câu 8b của đề Toán nên bổ sung thêm các đáp án vì nếu theo đề bài ra thì vecto chỉ phương v(2;3;2) có thể đi qua A, M hay N, tức là có ít nhất 3 phương trình chính tắc nhận v là vecto chỉ phương và có thể đi qua A, M hay N đều đúng. Nghĩa là cả 3 đáp số khác nhau đều đúng. Nếu đề thi đổi thành "Viết phương trình chính tắc hoặc tham số của đường thẳng đi qua A, nhận vecto AM (hoặc AN) làm vecto chỉ phương" thì mới có một đáp án duy nhất như hướng dẫn của Bộ.
Hướng dẫn chấm thi của Bộ GD&ĐT cũng đã nêu rõ: “Nếu có câu, ý nào mà thí sinh có cách giải khác so với đáp án nhưng vẫn đúng thì cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm”. Do đó, dù thí sinh làm theo cách nào thì vẫn được điểm tối đa cho phần làm đúng. Căn cứ vào các giải trình ở trên, Bộ GD&ĐT khẳng định đáp án, thang điểm đã công bố là hoàn toàn chính xác và không phải điều chỉnh.

Thí sinh dự thi tuyển sinh cao đẳng, đại học (Nguồn: internet)
2. Môn Toán Cao đẳng: Thí sinh mất điểm oan uổng
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án đề thi tuyển sinh Cao đẳng môn Toán, nhiều chuyên gia và Câu lạc bộ Gia sư Thủ khoa cho rằng, đáp án câu 6.a.b cần phải điều chỉnh để tránh thiệt thòi cho thí sinh.

Nếu đúng như đáp án mà Bộ GD&ĐT đã công bố thì phải sửa đề lại như sau: điểm B', C' cùng nằm trên đường thẳng có phương trình x-3y+2=0, lúc đó cho phép hai điểm B', C' có thể trùng nhau. Còn nếu đề vẫn giữ nguyên, nghĩa là cho phương trình đường B'C' là x-3y+2=0 thì đáp án đúng chỉ có một điểm C' (-4/5, 2/5), phải bỏ đáp số C'(-2, 0). Vì như thế điểm B' trùng với C' và khi cho phương trình đường thẳng của B'C', thì ai cũng hiểu hai điểm B', C' phải khác nhau, mới xác định một đường thẳng duy nhất. Khi B', C' trùng nhau thì ta có vô số đường thẳng đi qua một điểm B' (trùng với C').

Câu này, theo đáp án của Bộ, thí sinh được 0,25 điểm.

PGS. Văn Như Cương cũng nhấn mạnh rằng: "Nếu như vì sự không rõ ràng của đề thi mà gây cho học sinh bị mất nửa diểm thì thật là oan uổng, thiệt thòi cho các em. Sự sai sót, thiếu chặt chẽ trong khâu ra đề, rồi đáp án không được chỉnh sửa kịp thì chắc chắn là sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lí của học sinh".

3. Môn Sinh học chưa chặt chẽ: Sĩ tử càng học giỏi càng lúng túng
Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra đáp án đề thi tuyển sinh Đại học môn Sinh năm 2012, rất nhiều thí sinh cũng như những giáo viên có tâm huyết với bộ môn này đã bày tỏ băn khoăn với câu hỏi 28 đề thi mã 731.

Câu 28 đề 731 như sau: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Trên mỗi cặp NST thường xét hai cặp gen dị hợp, trên cặp NST giới tính xét 1 gen có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng của NST giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

A. 192 B. 24 C. 16 . D.128

Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được ý kiến của thầy Võ Quốc Hiển, Th.s Khoa học Sinh học, Trường Đại học Phương Đông; đồng thời đã tham khảo một số ý kiến của các thầy như T.S Vũ Đức Lưu, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Th.S Trịnh Việt Văn, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Nội; Th.S Lê Hồng Điệp, trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa, em Nguyễn Diệu Linh và một số thí sinh học lớp chuyên Sinh - THPT chuyên ĐH KHTN, vừa thi tuyển vào đại học năm 2012.

Theo giải thích của Ths. Võ Quốc Hiển câu hỏi này chưa thật sự chặt chẽ. Với câu hỏi như vậy có thể tìm ra hai đáp án khác nhau: Đáp án một là 192 loại tinh trùng theo lí thuyết và đáp án hai là 24 loại tinh trùng trên thực tế.

4. Môn tiếng Anh: Đáp án của Bộ GD&ĐT thiếu khoa học
Ngày 12/7, Báo Giáo dục Việt Nam đã đăng bài "Đáp án thi ĐH tiếng Anh khối D của Bộ Giáo dục có nhầm lẫn?", trong đó nêu rõ quan điểm của hai giáo viên dạy tiếng Anh cho rằng cách chọn câu hỏi đề thi ĐH của Bộ Giáo dục năm nay có phần chưa chuẩn đối với câu 23 thuộc mã đề 248. 
Trong phần chọn đáp án đúng của đề thi đại học tiếng Anh khối D năm nay có câu:

Marry: I will never go mountaineering again.
Linda: Me ...
A. So B. Too C. Neither D. Either.

Đây là câu hội thoại giao tiếp, yêu cầu thí sinh chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống. Câu này thuộc câu 23 của mã đề 248 - đề thi tuyển sinh chính thức đại học khối D năm 2012 của Bộ GD&ĐT. Theo đáp án công bố của Bộ thì đáp án chính xác ở đây là C: Neither.
Tuy nhiên, sau khi Bộ Giáo dục công bố đáp án, có nhiều ý kiến cho rằng đáp án của Bộ là chưa chính xác, câu hỏi bị lỗi, thiếu khoa học.
Phản ánh với Báo Giáo dục Việt Nam, một độc giả cho rằng: “Đây là câu giao tiếp, gây nhiều tranh cãi đối với cả người bản địa. Trong văn phong trang trọng, mọi người dùng Me neither để tỏ sự đồng ý với ý kiến phủ định của người nói, còn trong văn phong thông dụng, mọi người dùng me either. Giữa các vùng miền, các thế hệ khác nhau ở Anh và Mĩ, cũng có sự tranh luận về việc sử dụng me either hay me neither. Đã thuộc về giao tiếp thì không thể phụ thuộc vào ngữ pháp mà còn là văn hóa, hoàn cảnh, dân tộc, vùng miền”.

Như vậy, đáp án D “Neither” và đáp án C “Either” (cùng nghĩa “Tôi cũng không”) cũng có thể chấp nhận được, phù hợp ngữ pháp và văn cảnh trong câu hỏi này.

5. Đáp án môn Lịch sử vừa thừa vừa thiếu gây bất lợi cho thí sinh
Ngay sau khi đá án môn lịch sử của Bộ GD&ĐT được công bố, TS Phạm Thanh Toán (Giảng viên Sư phạm Hà Nội) nhận định: 3/4 câu trong đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo có sai sót. Câu1: Phân chia điểm giữa các ý vô lý. Câu 3: Cơ sở đề ra quyết định là sau hai chiến dịch Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng. Câu 4a: Đáp án còn thiếu nhiều. Câu 4b: Đáp án thừa gây bất lợi cho thí sinh.
Thầy Trần Trung Hiếu - Giáo viên dạy môn Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (TP Vinh - Nghệ An) nhận định: “Nếu Hội đồng chấm thi của các trường không kịp thời điều chỉnh và linh hoạt trong quá trình chấm, chúng tôi có thể khẳng định: Rất nhiều thí sinh sẽ mất từ 2,0 điểm đến 2,5 điểm của bài làm”.
Sau đó, Bộ GD&ĐT có điều chỉnh đáp án câu 4.a với nội dung: “Khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh”. Ngoài ra, phần Từ năm 1973 đến năm 1989 được điều chỉnh đáp án và thang điểm.
Giải thích có sự điều chỉnh đáp án, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT), cho biết: “Do trong quá trình chấm thi, các thầy cô giáo thấy đáp án và thang điểm chưa hợp lý nên đã đề nghị điều chỉnh”. Như vậy, với cách điều chỉnh này, thí sinh sẽ có lợi hơn so với đáp án Bộ GD&ĐT công bố trước đây.
Thế nhưng, sự điều chỉnh trong đáp án này vẫn không vừa lòng dư luận. Theo GS.TS Đỗ Thanh Bình - Giảng viên khoa Lịch sử - ĐH Sư phạm Hà Nội: “Bộ GD&ĐT sửa đáp án thi Đại học môn Lịch sử theo kiểu chắp vá?”

Từ xưa đến nay, câu chuyện “vênh” trong cách trả lời các câu hỏi trong các kỳ thi đều “như cơm bữa”, ngay cả ở kỳ thi mang tầm cỡ quốc gia như kỳ thi Đại học. Đó là những đáp án không thực sự phù hợp và gây tranh cãi nhiều. Sau mỗi kỳ thi, những giáo viên, thí sinh mong muốn Bộ GD&ĐT kịp thời sửa đổi những sai sót trong các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học: "Thà muộn còn hơn không bao giờ".

Thi TN THPT Văn 2008-2009 Đáp án chính thức của BGD


Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị.  Tải xuống tệp đính kèm gốc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009
Môn thi: NGỮ VĂN Giáo dục trung học phổ thông

Đề thi:
Phần chung cho tất cả các thí sinh: 5 điểm

Câu 1-2 điểm: Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì?
Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy!

Câu 2- 3 điểm. Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách

Phần II. Phần riêng 5 điểm

Câu 3a Theo chương trình Chuẩn- Câu hỏi 5 điểm

Phân tích giá trị nhân đạoc ủa truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục 2008)

Câu 3b Theo chương trình Nâng cao- Câu hỏi 5 điểm

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà vănHoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục 2008)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của
thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn
thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
Đáp án
Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã
bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những
chuyện ấy.
a) Khách trong quán trà đã bàn về:
− Chuyện chiếc bánh bao tẩm máu tử tù.
0,50
− Chuyện người tù họ Hạ bị chết chém.
0,50
b) Điều nhà văn muốn nói:
− Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc
đương thời về thuốc chữa bệnh lao.
0,50
− Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc
đương thời về người cách mạng.
0,50
Câu 1
Lưu ý:
Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý
trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của
việc đọc sách.
3,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Câu 2
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính
sau:
− Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,25
− Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân
loại.  0,75
− Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực,
bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh... cho
con người. 1,00
− Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. 0,50
− Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. 0,50
Lưu ý:
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Theo chương trình Chuẩn
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
5,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích
được giá trị tư tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
(chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai) và giá trị nhân đạo trong văn học,
thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản
sau:
Nêu được vấn đề cần nghị luận.0,50
− Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí
Pá Tra). 1,00
− Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như
Mị, A Phủ. 1,00
− Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao
động nghèo miền núi trong xã hội cũ. 1,00
− Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và
vạch ra con đường giải phóng cho họ. 1,00
− Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.0,50
Câu 3.a
Lưu ý:
Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho
dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. 5,00
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích
hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai
đã đặt tên cho dòng sông? (chủ yếu phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập
một), thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ
bản sau:
Nêu được vấn đề cần nghị luận.0,50
Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình
nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. 1,25
Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng sông của âm nhạc,
thơ ca,... 0,75
Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những
chiến công hiển hách.0,75
Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ
Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình,... Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi
gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình
cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế. 1,25
− Đánh giá chung về giá trị của hình tượng. 0,50
Lưu ý :
1. Thí sinh có thể bám theo bố cục tác phẩm để phân tích vẻ đẹp của hình tượng
sông Hương qua từng đoạn: ở thượng nguồn; qua đồng bằng Châu Hoá; qua kinh
thành Huế,... nhưng vẫn phải đảm bảo được các ý cơ bản trên.
2. Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Hết -




TS Đại học - CĐ 2012: Toàn bộ Đề thi - Đáp án của BGD


Năm 2012
Khối A
 |  Đề thi Hoá |  Đáp án Hoá
Khối A1
 |  Đề thi Anh |  Đáp án Anh
Khối A1D1-Cao đẳng
 |  Đề thi Anh |  Đáp án Anh
Khối AA1
 |  Đề thi Toán |  Đáp án Toán
 |  Đề thi Lý |  Đáp án Lý
Khối AA1-Cao đẳng
 |  Đề thi Lý |  Đáp án Lý
Khối AA1BD-Cao đẳng
 |  Đề thi Toán |  Đáp án Toán
Khối AB-Cao đẳng
 |  Đề thi Hoá |  Đáp án Hoá
Khối B
 |  Đề thi Toán |  Đáp án Toán
 |  Đề thi Sinh |  Đáp án Sinh
 |  Đề thi Hoá |  Đáp án Hoá
Khối B-Cao đẳng
 |  Đề thi Sinh |  Đáp án Sinh
Khối C
 |  Đề thi Văn |  Đáp án Văn
 |  Đề thi Sử |  Đáp án Sử
 |  Đề thi Địa |  Đáp án Địa
Khối C-Cao đẳng
 |  Đề thi Sử |  Đáp án Sử
 |  Đề thi Địa |  Đáp án Địa
Khối D
 |  Đề thi Văn |  Đáp án Văn
 |  Đề thi Trung |  Đáp án Trung
 |  Đề thi Toán |  Đáp án Toán
 |  Đề thi Pháp |  Đáp án Pháp
 |  Đề thi Nhật |  Đáp án Nhật
 |  Đề thi Nga |  Đáp án Nga
 |  Đề thi Đức |  Đáp án Đức
 |  Đề thi Anh |  Đáp án Anh
Khối D-Cao đẳng
 |  Đề thi Trung |  Đáp án Trung
 |  Đề thi Pháp |  Đáp án Pháp
 |  Đề thi Nga |  Đáp án Nga
Khối DC-Cao đẳng
 |  Đề thi Văn |  Đáp án Văn

  Năm 2011

  Năm 2010

  Năm 2009

  Năm 2008

  Năm 2007

  Năm 2006

  Năm 2005

  Năm 2004

  Năm 2003

  Năm 2002