Hòn đá xù xì


       Lớp: 10A1     STT:41

Đề tài : Cảm nhận của anh/chị về  câu chuyện hòn đá xù xì (Trích SGK Ngữ văn 10 tập 1, trang 63,64)
            Bài làm


   "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đúng như vậy, chúng ta không nên đánh giá một sự vật, sự việc qua vẻ bề ngoài của nó. Chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của nó để có thể biết được sự quan trọng và lợi ích nó mang lại. Qua tác phẩm "Hòn đa xù xì" của một nhà văn tinh thông về truyền thống văn hóa Trung Hoa- Giả Bình Ao đã cho chúng ta thấy một bài học đáng suy ngẫm về bản chất của sự vật, sự việc trong cuộc sống này.
   Trong cuộc sống, chúng ta thường đánh giá một thứ qua vẻ bề ngoài của chúng mà lãng quên đi những ẩn sâu bên trong từng cá thể là một nét đẹp đặc biệt vô cùng. Câu chuyện kể về một hòn đá xấu xí khổng thể dùng để xây tường,làm bậc hè hay thậm chí là làm chiếc cối. Chính vì vậy mà hòn đá đã bị mọi người khinh thường và chê bai. Thế nhưng nó vẫn im lặng cho đến một ngày nhà thiên văn về làng đã cho biết đó là một hòn đá rơi từ vũ trụ. Chính điều đó khiến cho mọi người xung quanh thay đổi cách nhìn nhận về bản thân nó.
   Đặc biệt nhất, khi nhà thiên văn về làng thì ai ai cũng ngạc nhiên khi biết rằng một hòn đá chẳng ra hình thù, không bằng phẳng, cũng chẳng góc cạnh, không thể xây nhà, làm bậc hay kể cả làm chiếc cối lại là một hòn đá rơi từ vũ trụ mấy trăm năm về trước.Chính điều đó đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mọi người xung quanh về nó.Tuy nó không thể làm những công việc mà những hòn đá bình thường khác làm được nhưng chính nó đã vá trời, đã tỏa nhiệt và tỏa anh sáng trên trời khiến cho cha ông,tổ tiên ta phải ngưỡng mộ.  Hòn đá ấy chính là một vật vô cùng vĩ đại . Qua đó  chúng ta thấy được 1 vật tưởng chừng như đáng bỏ đi, không một chút giá trị nhưng lại vô cùng quan trọng và hơn hết nó đã cho ta thấy sự âm thầm trước tất cả lời chê bai từ mọi người xung quanh và không hề sợ hiểu lầm.
   Qua câu chuyện "Hòn đá xù xì" , tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm nói đến những tầng lớp, thành phần thấp trong xã hội bị người khác khinh miệt. Dù cho bị hiểu lầm rằng mình không có ý nghĩa, vô dụng nhưng họ vẫn luôn im lặng và không sợ bị hiểu lầm.Hơn thế những hình ảnh đối lập đã cho ta thấy được sự thiển cận,chỉ quan tâm đến bên ngoài mà quên đi những giá trị tốt đẹp,đặc biệt không thể trộn lẫn của mỗi con người.
   Đặc biệt hơn, tác phẩm "Hòn đá xù xì" đã nói lên được sự phân biệt đối xử qua vẻ bề ngoài.Những người dù có tài năng ẩn sau bên trong nhưng chỉ do những điều kiện xung quanh, vẻ bên ngoài đã khiến họ chịu sự bất công.Hơn hết phản ánh được sự hời hợt chỉ đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài của họ mà quên đi phẩm chất tốt đẹp bên trong đã vô tình tạo nên một xã hội không công bằng ấy.
   Tóm lại,qua câu chuyện "Hòn đá xù xì" tác giả đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Đó chính là hãy đánh giá một con người qua hình thức bên ngoài mà phải qua vẻ đẹp bên trong nữa.Ngoài ra, tác giả muốn nhắn nhủ đến mọi người và đặc biệt là thế hệ học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn những bất công nữa. Chính vì vậy mỗi học sinh chúng ta cần cố gắng học tập để góp một phần nhỏ công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước.



Lấy sách vở làm khí giới

Lớp: 10A1    -      STT: 15
         Đề 2: Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa xã hội được đề cập trong đoạn văn dưới đây:
“Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.”
(Trích “Học đường” trong “Tâm Hồn cao thượng”, EDMON DE AMICIS- Hà Mai Anh dịch)
                                                               BÀI LÀM
“Học, học nữa, học mãi”. Chỉ có học vấn mới có thể soi sáng đường ta đi. Chỉ có học vấn mới giúp con người tạo ra nền văn minh hiện đại. Chỉ có học vấn mới giúp nhân loại khai sáng mọi điều bí ẩn. Chính vì thế, việc học tập với con người là vô cùng cần thiết. Trong đoạn trích “Học đường”, ông bố cũng đã khuyên đứa con của mình: “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.”
“…chớ hề làm tên lính hè nhát”. Nếu như ví người học là lính, thì chắc hẳn kiến thức sẽ là vũ khí. Thử hỏi nếu ra chiến trường tên lính tay trắng, không có vũ khí, có giúp được gì cho tổ quốc không? Không, mạng hắn còn không giũ nổi. Ngược lại, người lính có súng có thể làm nên tất cả. Qua đó, ta có thể hiểu được tầm quan trọng của kiến thức, của học vấn là vô cùng quan trọng. Ta có thể đi được bao xa là phụ thuộc vào lượng kiến thức ta có. Cùng với quan điểm này, ông bố đã gửi bức thư cho con với lời khuyên về sức mạnh của học vấn, để đứa con nói riêng, và xã hội nói chung hiểu được vấn đề và cố hết sức bổ sung kiến thức.
Đầu tiên, tại sao chúng ta lại nói học vấn và kiến thức lại có vai trò vô cùng quan trọng? Học vấn là hoạt động của sự tiến bộ, là mối hy vọng, là ánh sáng vinh quang cho toàn thế giới. Nếu không có học vấn, chúng ta có mắt như mù, nhìn mọi vật mọi việc theo những góc tối, theo góc nhìn tiêu cực. Thiếu hiểu biết làm cho ta trở nên thụt lùi, lạc hậu với thế giới thực tại. Bất kì ai cũng vậy, khi sinh ra và lớn lên, mọi người luôn mong muốn được làm điều có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Muốn làm được như vậy đòi hỏi ở bản thân chúng ta một lượng kiến thức lớn. Và đó là một quá trình học vấn lâu dài tích lũy nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Tạo hóa đã ban cho chúng ta bộ não, ta phải biết tận dụng nó. Muốn vậy, ta phải hiểu được sự quan trọng của kiến thức. Vậy, khi đã có kiến thức, có học vấn ta sẽ làm được gì? Ta sẽ làm được tất cả mọi thứ. Có những người vừa sinh ra họ đã bị khiếm khuyết, không may mắn nhìn được ánh sáng, nhưng nhờ học vấn, có kiến thức, họ vẫn có thễ vững vàng đi trên đôi chân của mình, vấn có ánh sáng của tri thức giúp họ bước qua cánh cửa tăm tối đi đến tương lai sáng lạng. Hơn thế, học vấn còn giáo dục ta về cả đạo đức, nghệ thuật giao tiếp. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có mưa, có nắng, có sự sống? Nếu có học vấn, ta sẽ hiểu được một cách dễ dàng.
Học vấn là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Albert Enstein, Thomas Edison, Alexander G.Bell, hay gần hơn với chúng ta là chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những tấm gương về học vấn. Ngài đã mở đường cho chúng ta về những thuyết khoa học quan trọng. những phát minh vĩ đại, bất hủ, hay tấm gương kiên trì tiếp thu học vấn ở mọi hoàn cảnh đã giúp Bác tiêu điệt ngoại xâm, giúp Việt Nam trở thành nước độc lập dân chủ. Tất cả là nhờ có kiến thức. Ngạn ngữ Hi Lạp có câu:” Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.” Nhưng không phải ai cũng biết điều này, nhất là thanh niên ngày nay coi việc học là cực hình, từ đó đã bỏ học, chỉ biết ăn chơi, không lo học, thật đáng phê phán, tư tưởng đó đáng loại trừ.
Quả thật việc tích lũy kiến thức rất khó khăn, nhưng nếu ta kiên trì, mỗi ngày học một chút, tìm hiểu một chút, thì ta sẽ có kiến thức, có hành trang để bước ra đường đời. Hãy bắt ngay từ lúc nhỏ, trau dồi kiến thức, đạo đức để trở thành một con người hiện đại, văn minh. Người bố trong đoạn trích trên đã giáo dục con rất văn minh, truyền tải lời khuyên qua một bức thư để nâng cao tính tự giác của con mình. Đây cũng là một minh chứng cho việc cư xử một cách có kiến thức, có học vấn của người bố.
Tóm lại, học vấn là việc không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người. Là một thước đo đánh giá sự hiểu biết. Là nền tảng để có thể xây dựng được đất nước giàu mạnh, văn minh. Những người chủ của tương lai như chúng ta phải có một lượng tri thức lớn, phải biết tự tạo hành trang để vững chắc vào đời. Để xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Để đưa nước ta đến đài vinh quang và sánh đôi với các cường quốc năm châu. Để thực hiện tốt di nguyện của vị chủ tích Hồ Chí Minh.

            

Lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn

                                     Lớp: 10A1-25

ĐỀ 2: Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa xã hội được đề cập đến trong đoạn văn dưới đây:
           “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”

            Trích “Học đường” trong  “Tâm hồn  cao thượng”, EDMON DE AMICIS-Hà Mai Anh dịch
Bài làm
         Tâm hồn cao thượng là cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edemon De Amicis. Lấy bối cảnh thời kì thống nhất của nước Ý nhằm nêu lên cũng như đề cao những tâm hồn, những phẩm chất đẹp đẽ của con người. Song song đó đề tài nói đến lòng yêu nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng chính trị và xã hội thời bấy giờ.
         Đoạn trích trên dường như là một lời căn dặn, một lời dạy dỗ và động viên của cha mẹ nói với đứa con thân yêu của mình. Việc học là quan trọng, là nền văn minh của nhân loại cũng như chiếc chìa khóa mở ra cho chúng ta những điều tốt đẹp hơn. Như việc chiến đấu trên chiến trường, phải dũng cảm, phải kiên trì vượt qua mọi khó khăn thử thách, phải biết hy sinh thì mới có được hòa bình. Thì với việc học, để đạt được mục tiêu của chính mình bạn phải cố gắng, siêng năng và kiên trì. Không có điều gì tốt đẹp mà không cần vượt qua thử thách.

         Đối với riêng tôi, việc học chính là điều mà tôi phải cố gắng làm thật tốt cho dù có cực lực cách mấy. Vì chính nó sẽ giúp tôi thực hiện ước mơ của chính mình. Và theo cách nghĩ của tôi việc học tập, trau dồi kiến thức và hoàn thiện bản thân là điều quan đối với mỗi con người chúng ta. Nó giúp cho thế giới ổn định, xã hội văn minh, không tệ nạn, không chiến tranh, không đau thương mất mát và cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp. Đó là lí do mà không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác coi trọng việc học. Trong đoạn trích trên việc học được nói lên song song với chiến tranh và ngược lại trong những cuộc chiến tranh đau thương ấy, việc học chính là vũ khí hữu dụng và hiệu quả nhất mà trong mỗi con người chúng ta ai cũng có. Như Bác Hồ, người đã ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Người học hỏi mọi thứ cần thiết để giúp cho quê nhà giành lại độc lập chủ quyền và nó chính là vũ khí mà Bác ra sức mài dũa và phát triển để đánh bại mọi kẻ thù trên tất cả các chiến trường. Qua đó, ta thấy việc học là vô cùng quan trọng mà cha mẹ nào cũng muốn con mình làm tốt để trở thành người có ích cho xả hội, đất nước.
         Hãy tự chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc để giành chiến thắng trong cuộc chiến riêng của chính mình! Để tránh thất bại, ta phải không ngừng cố gắng, phải chịu khó và kiên trì thực hiện để đạt được mục tiêu như một câu trong đoạn trích trên đã nói: “Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”. Thử nghĩ xem, nếu lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường và giả sử học sinh chúng ta là người lính. Liệu một tên lính không có vũ khí có thể sinh tồn trong trận chiến đang diễn ra kia, một quân đội tay không có chống chọi được với khó khăn và đánh bại quân địch hùng mạnh trước mắt để giành lấy hòa bình? Câu trả lời luôn là không! Và ngược lại.
        Vì thế hãy đặt cho mình mục tiêu và cố gắng ngay bay giờ. Không có công sức nào bỏ ra một cách vô nghĩa. Hãy hết mình với ước mơ, với con đường mình đã chọn và không chần chừ trước những khó khăn trước mắt. Vượt qua nó và chúng ta sẽ thành công. Những điều tưởng chừng không thể sẽ đến nếu chúng ta thật sự cô gắng vì nó như dân gian có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
       Ai trong chúng ta cũng có thể thành công và cha mẹ chúng ta luôn nhắc nhở ta rằng thành công là tự chúng ta quyết định lấy. Phải luôn biết vươn lên và phát triển bản thân. Hãy học tập chăm chỉ ngay từ bây giờ vì một tương lai tươi sáng, nơi của những con người dũng cảm và cố gắng theo đuổi mục tiêu của mình.

Đề mở

Câu 1 (8,0 điểm):
Anh Hai
 – Ăn thêm cái nữa đi con!
 Ngán quá, con không ăn đâu!
– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
– Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
 Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
 Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
 Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.
– Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
(Lý Thanh Thảo)
(Trích “Bốn mươi truyện rất ngắn”, NXB Hội nhà văn 1994)
Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì?
Câu 2 (12 điểm):
Thơ là thơ đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng
                                                                                              (Sóng Hồng)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Câu 1 (8,0 điểm):
  1. Yêu cầu về kĩ năng:
     Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
  1. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Nêu vấn đề nghị luận.
* Giải quyết vấn đề nghị luận:
– Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện:
+ Thí sinh có thể hiểu, cảm nhận câu chuyện ở những vấn đề sau: vấn đề giàu nghèo, đồng cảm và chia sẻ, đặc biệt là tình cảm anh em ruột thịt…
+ Câu chuyện cho ta một bài học sâu sắc về tình người: lòng yêu thương, sự đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ.
– Bàn luận:
+ Tình cảm anh em ruột thịt là vô cùng thiêng liêng cao đẹp (dù hoàn cảnh nghèo khổ nhưng vẫn thương yêu, đùm bọc nhau…).
+ Thực tế cuộc sống, nhiều người không biết trân trọng tình cảm anh em; vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên những luân thường đạo lí (vì tiền sẵn sàng tranh chấp, bán đứng tình anh em…).
+ Trong xã hội, đôi khi cuộc sống của con người dư thừa về vật chất khiến họ không biết trân trọng những gì mình có.
* Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
  1. Thang điểm:
– Điểm 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, cách bày tỏ chân thành, có cảm xúc.
– Điểm 6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, mắc một vài lỗi không đáng kể.
– Điểm 4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện.
– Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
– Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.

Câu 2 (12,0 điểm):
  1. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết làm kiểu bài nghị luận văn học, phân tích, chứng minh văn bản Tây Tiến của Quang Dũng để làm sáng tỏ một vấn đề lí luận văn học. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn ngữ chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
  1. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Giải thích ý kiến:
– Thơ là thơ : Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ những đặc trưng riêng khác với bất kì loại hình nghệ thuật nào: truyện, kịch… Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.
– Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng:
Thơ là họaHọa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có.
Thơ là nhạc: Nhạc là âm nhạc. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ thể hiện ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu,…
            + Thơ còn là chạm khắc: Khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống động, chân thực của ngôn ngữ thơ ca.
=> Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ ca: thơ là thơ nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội hoạ, thanh âm của âm nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện ấy phải được thể hiện theo “một cách riêng” nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật riêng.
* Chứng minh qua bài Tây Tiến:
– Chất thơ của Tây Tiến:
+ Bài thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Quang Dũng: nỗi nhớ đơn vị cũ, nhớ thiên nhiên núi rừng, con người Tây Bắc.
+ Ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa, có tính biểu cảm cao.
– Tây Tiến cũng là bài thơ giàu chất hoạ, chất nhạc và điêu khắc:
+ Chất hoạ: Bức tranh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, bí ẩn, dữ dội, mà mĩ lệ  thơ mộng trữ tình.
+ Chất nhạc: phép đối, điệp âm, sử dụng từ láy, cách ngắt nhịp, phối thanh Bằng – Trắc… => tạo nên giọng điệu gân guốc, mạnh mẽ khi nói về con đường hành quân gập ghềnh, trắc trở; giọng điệu êm đềm man mác khi nói về thiên nhiên thơ mộng trữ tình; giọng thơ vui tươi, khoẻ khoắn khi tái hiện kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết trong đêm liên hoan.
+ Đường nét của điêu khắc: chạm khắc bức tượng đài về người lính Tây Tiến sống động, chân thực, mang vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn mà bi tráng.
– Bài thơ Tây Tiến thể hiện phong cách riêng, độc đáo của Quang Dũng: bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng, hồn thơ bay bổng và ngôn ngữ sáng tạo, tinh tế, tài hoa.
* Đánh giá chung
– Ý kiến của Sóng Hồng đã khẳng định sức sống và vẻ đẹp của thơ ca.
– Bài thơ Tây Tiến xứng đáng là một trong những thi phẩm xuất sắc của nền thi ca cách mạng Việt Nam.
  1. Thang điểm:
– Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
– Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
– Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện.
– Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi.
– Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại.
– Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
– Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
 Lưu ý:
Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25.


Ý kiến về Mỵ Châu

Đề bài:
Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ, có người khẳng định: “Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha”.
Lại có người viết:
Am Mị Châu thờ bức tượng không đầu
                   Cảnh báo một trái tim khờ dại.
                   Thử hỏi, nửa thế giới này đang tồn tại
                   Đã yêu rồi, ai không giống Mị Châu?
(Vô đề – Hạnh Mai, Tạp chí Người Hà Nội, số 115, 8- 2009)
Thông qua việc phân tích nhân vật Mị Châu, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên và đưa ra quan điểm của bản thân mình.

Hướng dẫn cách làm
Yêu cầu về kỹ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Biết giải thích ý kiến, biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy, văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức
Giải thích ý kiến
 đề thi học sinh giỏi ngữ văn về nhân vật mị châuimages (6)
 Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời luận tội nghiêm khắc.
– Ý kiến thứ hai (phát biểu ở dạng tác phẩm thơ) thiên về tìm nguyên nhân của sự sai lầm,  đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tình yêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu.
Mỗi ý kiến một quan điểm đánh giá khác nhau về nhân vật Mị Châu, kẻ kết tội, người bênh vực. Đó cũng là sự phong phú trong tiếp nhận văn học, sự hấp dẫn mà hình tượng văn học tạo ra.
Phân tích nhân vật Mị Châu, bình luận những ý kiến trên.
Phân tích nhân vật
– Giới thiệu khái quát về nhân vật
– Sự sai lầm của Mị Châu:
+ Mị Châu không chỉ là một người dân của đất nước Âu Lạc mà còn là một nàng công chúa, có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia, nhưng nàng đã ngây thơ không cảnh giác, coi bí mật quốc gia như tài sản riêng của gia đình. Nàng cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần, lại còn giảng giải cho y cách sử dụng nỏ. Hành động đó đã vô tình tiếp tay cho kẻ thù có thêm cơ hội thôn tính nước Âu Lạc.
+ Khi chiến tranh xảy ra, Mị Châu vẫn rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn. Một lần nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc chạy theo, đưa hai cha con đến chỗ cùng đường tuyệt lộ. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng trước lúc rơi đầu.
– Nguyên nhân của sự sai lầm: sự thiếu cảnh giác của bản thân nàng.
– Hậu quả của sự sai lầm: Dân tộc rơi vào chiến tranh, loạn lạc, nước mất, nhà tan. Nàng chết dưới lưỡi kiếm oan nghiệt của cha.
– Thái độ của tác giả dân gian với sai lầm đó của Mị Châu:
+ Tác giả dân gian đã để thần Kim Quy hiện lên quát lớn “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”. Câu nói ấy cũng đồng thời là lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân cho hành động vô tình mà phản quốc của Mị Châu. Đó cũng là bài học đắt giá về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân với trách nhiệm công dân.
+ Hình ảnh máu Mị Châu chảy xuống biển thành ngọc, xác của nàng biến thành ngọc thành là những yếu tố kì ảo, minh chứng cho tấm lòng trong trắng mà bị lừa dối của nàng. Hình ảnh đó phần nào thanh minh cho sự vô tình gây tội của Mị Châu và thể hiện thái độ cảm thông, thương xót, bao dung của nhân dân đối với nàng.
đề thi học sinh giỏi ngữ văn về nhân vật mị châu
Bình luận hai ý kiến
– Ý kiến thứ nhất đúng khi luận tội Mị Châu với những hậu quả mà sai lầm của nàng đã gây ra. Ý kiến thứ hai tỏ ra có lý khi tìm nguyên nhân của sự sai lầm là do bản chất của trái tim yêu.
– Tuy nhiên, cần đặt tình yêu đôi lứa trong mối quan hệ với vận mệnh quốc gia, vận mệnh
cộng đồng, để thấy: Trong một đất nước nhiều giặc giã, luôn đứng trước nguy cơ của những cuộc xâm lược, một nàng công chúa chỉ biết lắng nghe tiếng nói của con tim, của tình yêu mà vô tình với sự sống còn của xã tắc chính là có tội.
– Ngay bản thân Mị Châu trước khi chết cũng nhận ra tội lớn của mình, nàng chỉ mong rửa tiếng “bất trung, bất hiếu” chứ không kêu oan, cũng không xin tha tội. Mị Châu được người Âu Lạc xưa và người Việt Nam đời đời thương xót chính là vì đã biết tội, dám nhận tội và cam lòng chịu tội.
Quan điểm của cá nhân
HS có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục.

Đề thi HSG 2015 Hưng Yên

Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn Tỉnh Hưng Yên 2015.
Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn Tỉnh Hưng Yên 2015.
Câu 1 : 8 điểm
Vào một buổi sáng lúc xe bus đến trạm dừng có một cậu bé trên người rất bẩn, đeo một chiếc túi trên lưng đi theo một người đàn ông bước lên xe, xe bus vào buổi sáng thường đông chật cứng người. Nhìn bộ dạng có vẻ như họ là công nhân xây dựng, vừa lúc có một người xuống xe, cậu bé liền ngồi vào chỗ đó còn người đàn ông thì đứng ở bên cạnh.
Không lâu sau, có một phụ nữ mang thai bước lên xe, cậu bé đứng dậy nhường chỗ và nói: “Cô ơi, cô ngồi xuống đi ạ!”
Người phụ nữ mang thai nhìn liếc qua cậu bé bẩn thỉu mà không nói lời nào, cậu bé nhẹ nhàng đặt chiếc túi xuống đất, rồi từ trong túi lấy ra một chiếc khăn tay và lau qua lau lại chỗ mình đã ngồi, sau đó mỉm cười nói: “Cô ơi, con lau sạch sẽ rồi, không còn bẩn nữa đâu”. Người phụ nữ nhìn cậu bé chằm chằm rồi đỏ mặt ngồi xuống.
Cậu bé vừa cầm cái túi lên thì đột nhiên chiếc xe phanh gấp, thân hình gầy gò của cậu suýt bổ nhào về phía trước nhưng tay vẫn ôm chặt chiếc túi ở trước ngực.
Một người phụ nữ lớn tuổi ngồi bên cạnh âu yếm nói: “Con thật là một cậu bé ngoan!”
Cậu bé cười một cách ngây thơ rồi nói: “Bà ơi, con không phải là đứa trẻ ngoan lắm đâu, mẹ con luôn mắng con vì lúc nào cũng để ý đến người ta nói gì, nghĩ gì về mình. Nhưng hiện giờ thì con đã dũng cảm như Forrest Gump rồi!”. Người phụ nữ mang thai ngồi trên ghế cúi mặt xuống.
Người phụ nữ lớn tuổi kinh ngạc hỏi: “Con cũng biết Forrest Gump sao?”
“Vâng ạ, mẹ thường đọc cho con nghe”.
“Đọc “Forrest Gump” con học được những gì?”, người phụ nữ hỏi.
Cậu bé nói rằng: “Điều con học được là, đừng quan tâm đến ánh mắt của người khác, hãy sống thật tốt và đi theo con đường riêng của mình
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bài học mà cậu bé trong câu chuyện trên đã nhận được từ Forrest Gump
Đề thi học sinh giỏi Ngữ Văn Tỉnh Hưng Yên 2015
@ Forrest Gump là tác phẩm của nhà văn Winston kể về cậu bé Forrest Gump, một đứa trẻ không có cha, bị thiểu năng trí tuệ, lưng không thẳng, phải giữ chân bằng một khung sắt. Từ đôi bàn tay trắng cậu đã trở nên giầu có và nổi tiếng vì sự dũng cảm đương dầu với thử thách và thái độ nghiêm túc, chú tâm khi làm việc
Câu 2 : 12 điểm
Nhận xét về tác phẩm văn học Roman Ingaden cho rằng : ” Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ  sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản .
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? bằng những hiểu  biết của bản thân về tác phẩm văn học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.