Đề đáp án Ngữ văn kỳ thi Olympic tại HCM


Đề đáp án Ngữ văn các kỳ thi cấp thành phố 2018-2019 tổ chức tại TP HCM.

Bấm vào link để tải về:( Nhấp vào dấu mũi tên tải xuống ở phía phải trên màn hình)
Olympic HCM lần thứ 1: Khối 6, 7, 8
Học sinh giỏi: Khối 9, 12
Khi tải về máy thầy/cô nhớ giải nén nhé!
---------------------------------------

ĐỀ THI OLYMPIC NGỮ VĂN 10 TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2015


  • http://gdtrunghoc.hcm.edu.vn/tai-lieu-tham-khao/bai-giang-e-learning-la-noi-luu-tru-he-thong-cac-bai-giang-e-learning-thuoc-chu-c41397-61095.aspx

Bản thảo gốc bài thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ

ĐỘC QUYỀN: Tiết lộ bản thảo gốc bài thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ

authorKhánh Thư Chủ Nhật, ngày 03/07/2016 07:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận sửa tạm "như bùn" thành "như đất cày”...


   
Sau khi buổi thi môn Ngữ văn - kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 kết thúc sáng 2.7, một loạt tranh cãi đã diễn ra liên quan đến câu thơ “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” trong bài thơ “Tiếng Việt” của tác giả Lưu Quang Vũ có trong đề thi bị cho là trích dẫn sai. Rất nhiều giáo viên, những bạn đọc yêu văn học, thậm chí có cả các nhà văn nhà thơ cho rằng Bộ Giáo dục đã nhầm lẫn trong đề thi năm nay bởi họ cho rằng câu thơ chính xác phải là “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa”.




 
Bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh nhận được 10.000 lượt thích và hơn 3600 lượt chia sẻ trên mạng xã hội chỉ sau vài tiếng đăng tải
Trước nhiều ý kiến về vấn đề này, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ (Viện Văn học) – em gái tác giả Lưu Quang Vũ, người đã biên soạn nhiều tuyển tập thơ, kịch Lưu Quang Vũ và cũng chính là người lưu giữ những bản thảo viết tay của ông đã khẳng định: Đề thi Văn không hề sai.
Thông tin riêng với Dân Việt, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ cũng tiết lộ ngọn ngành câu chuyện vì sao hiện vẫn tồn tại những bản thảo thơ có một số chỗ dùng từ khác nhau:
 “Sau một thời gian dài Lưu Quang Vũ không in thơ ở trên báo mặc dù anh vẫn sáng tác rất nhiều, nhà thơ Xuân Quỳnh – khi đó đang làm việc ở báo Văn nghệ nói với chồng gửi một số bài thơ để tòa soạn chọn in. Lúc đó nhà thơ Phạm Tiến Duật ở tổ thơ đã ngay lập tức chọn bài “Tiếng Việt” để in trong số ba bài Lưu Quang Vũ gửi, nhưng với điều kiện là phải đổi một số câu thơ.
Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện mình sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận. Nhưng anh chỉ đồng ý sau khi đã trao đổi với biên tập lúc đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Và câu thơ trong bản gốc “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa” đã được anh sửa lại thành “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa.”
 
Câu thơ trong bảo thảo gốc chép tay được nhà thơ Lưu Quang Vũ sáng tác ban đầu vốn là "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa". (Tư liệu gia đình cung cấp)
Khi bài thơ được in lần đầu trên báo Văn nghệ và nhận được lời khen của rất nhiều độc giả cũng như giới phê bình văn học, Lưu Quang Vũ vẫn nói với những người thân trong gia đình rằng anh không muốn ý thơ bị khác đi và vì thế nếu sau này có điều kiện anh muốn bài thơ được khôi phục lại như nguyên tác của mình. Nhiều người đọc chữ “bùn” thường liên tưởng đến “hôi tanh mùi bùn”, nhưng với quan niệm của Lưu Quang Vũ, “bùn” cũng là một thứ “phù sa”. Từ lớp “phù sa” ấy đã sinh ra bao nhiêu thứ có ích. Ngay cả loài hoa cao quý và tinh khiết cũng mọc lên từ bùn… cũng như Tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt Nam. Nó đã trải qua bao thăng trầm, bầm dập để kết tinh thành thứ ngôn ngữ trong sáng được lưu truyền qua bao thế hệ. Như câu thơ “Hồn dân tộc dạy ta làm thi sĩ” cũng là một sự tôn vinh Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ”.
Rất may mắn, gia đình hiện vẫn lưu giữ bản thảo chép tay của tác giả Lưu Quang Vũ. Mặc dù bản thảo mà PGS.TS Lưu Khánh Thơ cung cấp cho Dân Việt đã bị ố vàng và nhòe mờ theo thời gian nhưng bút tích của nhà thơ Lưu Quang Vũ vẫn rất rõ nét. Theo đó, câu thơ đang gây tranh cãi hiện nay trong bản thảo gốc chép tay ban đầu của nhà thơ vốn được viết là: “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa”.
“Từ đó có thể thấy đề thi Ngữ văn năm nay không sai khi sử dụng bản gốc của nhà thơ. Còn bản in lần đầu tiên đăng trên báo Văn nghệ có câu thơ “Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa” cũng là một bản chính thống, rất nhiều tuyển thơ ở Việt Nam in bài “Tiếng Việt” theo bản này và bạn đọc nhớ đến bản ấy nhiều hơn” – PGS.TS. Lưu Khánh Thơ khẳng định.
PGS.TS Lưu Khánh Thơ còn tiết lộ thêm, ngoài chỗ “như bùn” phải đổi thành “như đất cày” thì nhà thơ Lưu Quang Vũ còn phải đổi 2 câu thơ nữa, đó là “Một đảo nhỏ ngoài khơi nhiều kẻ nhận” thành “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng” để tránh yếu tố nhạy cảm. Còn câu kết “Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình” phải sửa thành “Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình”.
Báo điện tử Dân Việt trân trọng gửi tới bạn đọc bản thảo gốc chép tay bài thơ "Tiếng Việt" của nhà thơ Lưu Quang Vũ do PGS.TS. Lưu Khánh Thơ cung cấp.
 
 
 


Tag:  bài thơ tiếng việt lưu quang vũ, nhà thơ lưu quang vũ, sai sót trong đề thi văn, ôi tiếng việt như bùn và như lụa, ôi tiếng việt như đất cày như lụa, bản thảo gốc bài thơ tiếng việt, bút tích lưu quang vũ, lưu khánh thơ, đề thi văn in nhầm thơ   

Đề thi và đáp án môn Văn tuyển sinh lớp 10 của TP HCM

Đề gồm 3 câu, trong đó câu 3 nhiều điểm nhất (4), cũng khó nhất với việc trích đoạn trong truyên "Lặng lẽ Sa Pa" và yêu cầu thí sinh liên hệ một nhân vật trong tác phẩm khác, hoặc trong thực tế đời sống để thấy được sức trẻ Việt Nam.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nguồn: Tuyensinh247

TS10. TPHCM 2016-2017-Gợi ý của báo Thanh Niên

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 11  tháng  06 năm 2016 tại TPHCM
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (3,0 điểm)      
            Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
a. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành phần ấy. (0,5 điểm)
b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Sống một cuộc đời, cũng giống vẽ một bức tranh vậy và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0,5 điểm)
c. Nêu nội dung văn bản trên. (1,0 điểm)
d. Theo em, có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ? Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng (1,0 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
            Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nêu yêu thương?
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trả lời cho câu hỏi trên.
Câu 3: (4,0 điểm)
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:
            Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
-   Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

---HẾT---

BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 :
a.       Thành phần phụ chú được thể hiện ở phần gạch dưới trong câu văn sau:
Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.
Thành phần phụ chú này có tác dụng bổ sung thể hiện rõ nhận thức tinh tế của người viết về lứa tuổi học trò: lứa tuổi bất ổn định nhất (lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định nên có những suy nghĩ và biểu hiện không ổn định, khó đoán, nhiều khi người lớn khó lý giải một cách lô-gíc).
b.    Câu “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy” có biện pháp tu từ là so sánh: so sánh việc sống một cuộc đời với việc vẽ một bức tranh. Tác dụng của biện pháp này nêu lên nhận thức của người viết về đặc điểm của cuộc sống con người. Cuộc đời giống một bức tranh. Do đó mỗi người giống như một họa sĩ. Họa sĩ phải chủ động để sáng tạo nên bức tranh, con người cũng phải chủ động sống cuộc đời mà mình muốn tạo ra cho mình.
c. Nội dung của văn bản:
- Lời khuyên của tác giả Phạm Lữ Ân đối với những người trẻ tuổi: Hãy tìm ra ước mở cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để tạo ra bức tranh riêng của chính đời sống mình cho dù đó là bức tranh tươi đẹp hay u ám. Hãy chủ động vẽ nên bức tranh của đời mình đừng để người khác vẽ giùm. Mỗi chúng ta có một cuộc đời không nên lãng phí nó. Đừng để người khác ăn cắp cuộc đời và luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ của chính mình. “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
d. Theo em, lúc nào cũng phải theo đuổi ước mơ dù là ở một hoàn cảnh đầy khó khăn và nghiệt ngã. Có ai đó đã nói rằng “Nước và nắng làm cho cho cây xanh tươi, ước mơ làm cho đời người cao đẹp hơn và có ý nghĩa hơn”. Theo em, người không nuôi dưỡng ước mơ như một lò than hồng đã tắt.
Câu 2:
            Thí sinh cần đáp ứng yêu cầu của câu hỏi: trình bày suy nghĩ của mình được gợi lên từ vấn đề đã nêu trên trong phạm vi khoảng một trang giấy thi. Thí sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo những cách thức cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:
*Yêu cầu chung :  thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể:
            a- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
b- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Không phải chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một gợi ý:
·         Mở bài:
            Hình như tình yêu thương không phải là một đặc trưng của loài người mà còn ở một số loài động vật khác. Thông thường yêu thương được phủ dưới một lớp áo của sự dịu dàng và ngọt ngào. Nhưng sự ngọt ngào chưa đủ để làm nên một tình yêu vĩ đại. Thật vậy, hãy nghĩ đến những khía cạnh khác của yêu thương bên cạnh ngọt ngào.
·         Thân bài:
-        Giải thích: Thế nào là yêu thương? Có nhiều loại yêu thương như tình mẫu tử, tình thầy trò, tình bạn bè… và có bao nhiêu thời đại, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cung cách yêu thương.
-        Cung cách thường thấy nhất của yêu thương là sự ngọt ngào. Có yêu thương, ông bà, cha mẹ mới không giận dữ, quát mắng, rầy la, đánh đập khi con cháu làm việc sai quấy và luôn luôn vuốt ve, dịu dàng, vỗ về, chăm sóc khi con cháu thất bại trên đường đời. Có yêu thương, thầy cô mới không bực mình, la mắng khi học trò nói chuyện, nghịch giỡn trong giờ học, trong lúc thầy cô đang giảng bài. Có yêu thương, anh chị không nề vất vả, mất thời gian mà nhẹ nhàng, từ tốn hướng dẫn các em trong việc học, việc làm…
-        Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”. Những câu tục ngữ này đã khẳng định rằng roi vọt, lời mắng chửi có khi cũng là một cung cách biểu hiện của yêu thương. Khi con hư, cha mẹ thường giận dữ la mắng và đánh đòn nhưng ẩn đằng sau đó là một tình yêu thương vô bờ bến. Những lời trách mắng, những đòn roi đó có mục đích cao thượng là muốn con nên người. Khi học trò nói chuyện trong lớp, thầy cô đuổi học trò ra khỏi lớp nhưng trong lòng thầy cô là một tình yêu thương và một sự ngậm ngùi. Mục đích của người thầy là rèn luyện cho học trò mình thành một người vừa hồng vừa chuyên.
-        Câu chuyện Lưu Bình – Dương Lễ ngày xưa cũng là một ví dụ cho thấy đôi khi yêu thương phải được ngụy trang bằng sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Có những câu chuyện mà cái tát tai không phải của lòng thù hận mà bắt nguồn từ tình yêu thương, mà nhiều năm sau người nhận tát tai mới hiểu ra.
-        Trong thực tế xã hội, những kẻ xấu thường sử dụng những lời ngọt ngào như những thủ đoạn để đánh lừa người khác.
-        Trong tình thân bạn bè khi bạn mình sai thì rất cần những lời thẳng thắn như thuốc đắng dẫu có thể làm mất lòng bạn lúc đó nhưng sẽ có ích lợi lâu dài.
-        Có những tiểu thuyết và phim ảnh nói về những tình yêu vĩ đại chúng ta bắt gặp bên cạnh những ngọt ngào là những đớn đau và cay đắng.
-        Đôi khi sự yêu thương còn thể hiện bằng một sự im lặng mênh mông.
·         Kết bài: Lòng yêu thương thường được biểu hiện bằng lời nói và thái độ ngọt ngào nhưng sự ngọt ngào chưa chắc đã xuất phát từ tình yêu thương thật sự. Cho nên, sống ở trên đời, chúng ta cần phải có thái độ tỉnh táo, khách quan trước mọi sự ngọt ngào và cay đắng. Bởi vì, “mật ngọt chết ruồi” và “kẻ khen ta mà khen đúng là bạn ta, kẻ chê ta mà chê đúng là thầy ta, còn kẻ nịnh ta là kẻ thù của ta”.

Câu 3:
* Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kỹ năng làm bài nghị luận văn học: Cảm nhận vể một nhân vật trong một đoạn trích. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể :
 Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm đủ 3 phần. Trong đó phần thân bài phải đáp ứng đủ hai yêu cầu của đề bài:
+ Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích của đề bài
+ Hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống biểu hiện vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
Học sinh có thể triển khai bài viết theo những nội dung cụ thể khác nhau. Sau đây là một gợi ý.
  • Mở bài:
-          Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long.
-          Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên.
  • Thân bài:
-          Phần 1 : Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích
+ Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
+ Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.
+ Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.
+ Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.
+ Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
+ Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.
-          Phần 2: Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
+ Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm.
+ Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
-          Phần 3: So sánh hai hình ảnh đã nêu trên
+ Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.
  • Kết bài:
Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Đức Hùng(Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn – TP.HCM) 
Gợi ý giải đề thi lớp 10 môn văn tại Hà Nội - ảnh 1
Lịch thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: 
Ngày thi
Buổi
Môn thi
Thời gian làm bài
Giờ mở túi đề thi
Giờ phát đề thi cho thí sinh
Giờ bắt đầu làm bài
11.6.2016
Sáng
TP.HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên - ảnh 2Chiều
Ngữ văn
Ngoại ngữ
120 phút
60 phút
7 giờ 40
13 giờ 40
7 giờ 55
13 giờ 55
8 giờ 00
14 giờ 00
12.6.2016
Sáng
Toán
120 phút
7 giờ 40
7 giờ 55
8 giờ 00
Chiều
Môn chuyên
120phút/ 150 phút
13 giờ 40
13 giờ 55
14 giờ 00
Thanh Niên Online

HSG Quốc gia 2016 Ngữ văn

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2016
Môn Ngữ Văn
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 6/1/2016
Câu 1 (8,0 điểm)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Oliver Wendell Holmes: “Điều quan trọng không phải là chúng ta có được vị trí nào trong cuộc đời, mà là đích đến cuối cùng của chúng ta ở đâu”.
Câu 2 (12,0 điểm)
Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Tô Hoài cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định trên.

Hòn đá xù xì


       Lớp: 10A1     STT:41

Đề tài : Cảm nhận của anh/chị về  câu chuyện hòn đá xù xì (Trích SGK Ngữ văn 10 tập 1, trang 63,64)
            Bài làm


   "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đúng như vậy, chúng ta không nên đánh giá một sự vật, sự việc qua vẻ bề ngoài của nó. Chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của nó để có thể biết được sự quan trọng và lợi ích nó mang lại. Qua tác phẩm "Hòn đa xù xì" của một nhà văn tinh thông về truyền thống văn hóa Trung Hoa- Giả Bình Ao đã cho chúng ta thấy một bài học đáng suy ngẫm về bản chất của sự vật, sự việc trong cuộc sống này.
   Trong cuộc sống, chúng ta thường đánh giá một thứ qua vẻ bề ngoài của chúng mà lãng quên đi những ẩn sâu bên trong từng cá thể là một nét đẹp đặc biệt vô cùng. Câu chuyện kể về một hòn đá xấu xí khổng thể dùng để xây tường,làm bậc hè hay thậm chí là làm chiếc cối. Chính vì vậy mà hòn đá đã bị mọi người khinh thường và chê bai. Thế nhưng nó vẫn im lặng cho đến một ngày nhà thiên văn về làng đã cho biết đó là một hòn đá rơi từ vũ trụ. Chính điều đó khiến cho mọi người xung quanh thay đổi cách nhìn nhận về bản thân nó.
   Đặc biệt nhất, khi nhà thiên văn về làng thì ai ai cũng ngạc nhiên khi biết rằng một hòn đá chẳng ra hình thù, không bằng phẳng, cũng chẳng góc cạnh, không thể xây nhà, làm bậc hay kể cả làm chiếc cối lại là một hòn đá rơi từ vũ trụ mấy trăm năm về trước.Chính điều đó đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mọi người xung quanh về nó.Tuy nó không thể làm những công việc mà những hòn đá bình thường khác làm được nhưng chính nó đã vá trời, đã tỏa nhiệt và tỏa anh sáng trên trời khiến cho cha ông,tổ tiên ta phải ngưỡng mộ.  Hòn đá ấy chính là một vật vô cùng vĩ đại . Qua đó  chúng ta thấy được 1 vật tưởng chừng như đáng bỏ đi, không một chút giá trị nhưng lại vô cùng quan trọng và hơn hết nó đã cho ta thấy sự âm thầm trước tất cả lời chê bai từ mọi người xung quanh và không hề sợ hiểu lầm.
   Qua câu chuyện "Hòn đá xù xì" , tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm nói đến những tầng lớp, thành phần thấp trong xã hội bị người khác khinh miệt. Dù cho bị hiểu lầm rằng mình không có ý nghĩa, vô dụng nhưng họ vẫn luôn im lặng và không sợ bị hiểu lầm.Hơn thế những hình ảnh đối lập đã cho ta thấy được sự thiển cận,chỉ quan tâm đến bên ngoài mà quên đi những giá trị tốt đẹp,đặc biệt không thể trộn lẫn của mỗi con người.
   Đặc biệt hơn, tác phẩm "Hòn đá xù xì" đã nói lên được sự phân biệt đối xử qua vẻ bề ngoài.Những người dù có tài năng ẩn sau bên trong nhưng chỉ do những điều kiện xung quanh, vẻ bên ngoài đã khiến họ chịu sự bất công.Hơn hết phản ánh được sự hời hợt chỉ đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài của họ mà quên đi phẩm chất tốt đẹp bên trong đã vô tình tạo nên một xã hội không công bằng ấy.
   Tóm lại,qua câu chuyện "Hòn đá xù xì" tác giả đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Đó chính là hãy đánh giá một con người qua hình thức bên ngoài mà phải qua vẻ đẹp bên trong nữa.Ngoài ra, tác giả muốn nhắn nhủ đến mọi người và đặc biệt là thế hệ học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn những bất công nữa. Chính vì vậy mỗi học sinh chúng ta cần cố gắng học tập để góp một phần nhỏ công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước.