ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ
cuối bài thơ: “ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. (1điểm)
Câu 2: Tìm từ Hán Việt trong hai
câu thơ: (1điểm)
“ Thanh minh
trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội
là đạp thanh” (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Giải nghĩa từ: “ Thanh minh, đạp thanh”
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị
luận ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ:
“ Có chí thì nên” ( 3 điểm)
Câu 4: Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp
Thúy Kiều của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ( 5 điểm)
Trả lời:
Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ
cuối bài thơ: “ Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.( 1điểm)
“ …Không có
kính, rồi xe không có đèn
Không có mui,
thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miềm Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái
tim”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm
Tiến Duật)
Câu 2: Tìm từ Hán Việt trong hai
câu thơ: (1điểm)
“ Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp
thanh” ( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Giải
nghĩa từ: “ Thanh minh, đạp thanh”
a)
Từ Hán việt trong câu thơ: “ Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh”
b)
Giải nghĩa hai từ:
-
Thanh minh:một
trong hai mươi bốn tiết của năm, tiết
này thường vào khoảng tháng hai hoặc tháng ba âm lịch, người ta đi tảo mộ , tức
là đi viếng mộ và sửa sang lại phần mộ của người thân.
-
Đạp thanh:
gẫm lên cỏ xanh
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị
luận ( không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ:
“ Có chí thì nên” (3 điểm)
Sống
phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên
đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ
thật là chí lí: “ Có chí thì nên”
“Có
chí” thì mới có thể chịu đựng được, đứng
vững trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời. Đi
học, đi làm , sản xuất, kinh doanh……vv đều cần đến chí. Chí càng cao sức càng
bền mới đi đến thành công. Đường
đời khó khăn nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, thuyết dày
…v.v. phải có chí vượt qua. Điu thi là
phải có chí quyết tâm thì mới thành công. “ Dốc núi cao, nhưng lòng quyết tâm
còn cao hơn núi” “ Nước chảy đá mòn” “ Kiến tha lâu cũng đầy tổ” “ Có công mài
sắc có ngày nên kim” .Tất cả đều nói lên cái chí.
Tuổi trẻ của chúng ta trên đường học tập, tiến
quân vào mặt trận khoa học ki thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được
ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài đức góp phần xứng đáng vào
công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa
đất nước.Học tập theo câu tục ngữ : “ Có chí thì nên” ta càng thấm thía lời dạy
của Bác Hố:
“ Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu 4: Nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp
Thúy Kiều của Nguyễn Du qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (5 điểm)
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm chuân chuyên”
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm,
vị trí đoạn trích, sơ lược nội dung đoạn trích.
- Nghệ thuật miêu tả nhân
vật đặc sắc của Nguyễn Du vừa mang nét
truyền thống vừa mang những nét sáng tạo riêng. Thể hiện tình yêu thương con
người đặc biệt là đối với phụ nữ.
b) Thân bài:
·
Hình ảnh của chị em Thúy Kiều qua ngôn ngữ của
Nguyễn Du
- Bốn câu đầu giới thiệu vẽ đẹp
chung của chị em Thúy Kiều về vai vế , sắc đẹp và tính cách của hai người .Vẻ
đẹp chung của chị em Thúy Kiều , qua ngòi bút sắc bén của Nguyễn Du
Đầu
lòng hai ả Tố Nga
Thúy
Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai
cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi
người một vẻ, mười phân vẹn mười .
- Bốn câu tiếp theo tiếp theo:
Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. So sánh với những hình ảnh để làm nổi bật sắc đẹp
của Thúy Vân. Lồng vào việc miêu tả hình dáng , nhà thơ đề cập đến tính cách “
Trang trọng”
Vân
xem trang trọng khác vời
Khuôn
trăng đầy đặc, nét ngài nở nang
Hoa
cười ngọc thốt, đoan trang
Mâ
thua nước tóc, tuyết nhường màu da
- Miêu tả Thúy Kiều
+ Dựa vào Thúy Vân làm chuẩn,
Thúy Vân “ sắc sảo mặn mà” thì Thúy Kiều “ càng sắc sảo mặn mà” hơn với
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
+ Phép so sánh được vận dụng để làm
tăng thêm sắc đẹp của Kiều . Mượn thơ của Lý Diên Niên “ Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc” để khẳng định thêm sắc đẹp ấy.
- Tính cách thì “ Sắc đành đòi một, tài đành học hai:
+ Tạo hóa đã phú cho nàng trí
thông minh .đa tài, thơ, đàn, ca, vẽ, những thứ tài mà trong chế độ phong kiến ít có phụ nữ nào có nếu không bảo là điều cấm kị.
+ Nhà thơ còn báo trước cuộc đời bạc mệnh khi đề cập
đến sở thích nhạc buồn của Nàng. Kiều trở thành nhân vật của thuyết: “ tài mệnh tương đối”
+ Tả qua thái độ ghen ghét , đố
kị của thiên nhiên “ hoa ghen” “ liễu hờn”.
_ Bốn câu thơ cuối : Tính cách
đạo đức , hoàn cảnh sống của hai nàng, nhàn nhã, trang trọng.
Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
c) Kết bài:
- Nguyễn Du là người thấy của văn
miêu tả con người
- Kính phục, học tập ở nhà thơ để
giữ gìn sự trong sáng và cái hay của Tiếng việt.