Đáp án chính thức của BGD ĐH Khối D 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: D
(Đáp án - Thang điểm có 03 trang)
Câu 1
Các nhân vật ngạc nhiên trước việc Tràng “nhặt” được vợ và ý nghĩa …
1. Các nhân vật ngạc nhiên (0,5 điểm)Việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên: đầu tiên là dânxóm ngụ cư, sau đó là bà cụ Tứ, và ngay bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên. 0,5
2. Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật (1,5 điểm)
- Về nội dung:
+ Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây nên nạn đói khủng khiếp. + Thể hiện thân phận bị rẻ rúng và tình trạng sống thê thảm của con người.
- Về nghệ thuật: Góp phần quan trọng tạo nên tình huống truyện độc đáo, tạo sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt mạch truyện; thể hiện tình cảm, tâm trạng của các nhân vật.
II Suy nghĩ về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả3,0
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)- Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.
- Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết. 0,5
2. Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả (2,0 điểm)
- Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)
+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.
+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
- Tác hại của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)+ Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. + Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suyđồi phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. 0,5 0,5 0,5 0,5 3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực.
- Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả. 0,5

2Câu 2
ĐiểmIII.a Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo 5,01. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu của thơ chống Mĩ, cũng là cây bút luôn nỗ lực cách tân sau 1975, nổi bật là sự tìm kiếm những cách biểu đạt mới cho thơ.
- Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ lấy cảm hứng từ cái chết bi phẫn của nhà thơ lớn người Tây Ban Nha bị bọn phát xít Phrăng-cô giết hại năm 1936; là một trong những sáng tác tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Thanh Thảo. 0,5
2. Cảm nhận đoạn thơ (4,5 điểm)
Về nội dung (3,0 điểm)
a. Hình tượng thơ:
- Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca
+ Là người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do, lãng du mà đơn độc.
+ Là hiện thân của văn hoá Tây Ban Nha.
+ Là nạn nhân của những thế lực tàn ác với cái chết oan khuất, bi phẫn.
- Hình tượng tiếng đàn của Lor-ca
+ Tiếng đàn là tâm hồn, là vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca.
+ Tiếng đàn là thân phận của Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị.
b. Cảm xúc của tác giả: Ngưỡng mộ tài năng và tiếc thương cho thân phận của Lor-ca. Về nghệ thuật (1,5 điểm)
- Hình tượng thơ có sự song hành và chuyển hoá lẫn nhau giữa ba hệ thống hình ảnh: Tây Ban Nha, Lor-ca và tiếng đàn.
- Lời thơ giàu nhạc tính với việc dùng những từ láy, điệp từ, điệp ngữ, chuỗi từ tượng thanh mô phỏng tiếng đàn.
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có hiệu quả: đối lập, nhân hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,

III.b Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” 5,0
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, nhà hiện thực bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại; sáng tác vừa chân thực giản dị vừa thấm đượm ý vị triết lí nhân sinh; có biệt tài phân tích, diễn tả tâm lí phức tạp của con người.
- Chí Phèo và Đời thừa là những truyện ngắn xuất sắc, rất tiêu biểu cho sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. “Bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”là những chi tiết đặc sắc góp phần quan trọng thể hiện tâm lí nhân vật, tư tưởng tác phẩm và điển hình cho nghệ thuật Nam Cao. 0,5

Về chi tiết “bát cháo hành” (3,0 điểm)
- Ý nghĩa về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ “Bát cháo hành” đã đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo: . Gây ngạc nhiên, gây xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình . Khơi dậy niềm khát khao được làm hoà với mọi người; hy vọng vào một cơ hội trởvề với cuộc sống lương thiện.
- Ý nghĩa về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hoá của tình người.
3. Về chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” (1,0 điểm)
- Ý nghĩa về nội dung: “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” Từ dành sẵn để Hộ có cáiuống khi tỉnh rượu, thể hiện sự chăm chút tận tâm của Từ, dù trước đó Từ vừa bị Hộ đối xử tệ bạc; biểu hiện của tình yêu thương sâu bền, lòng biết ơn và sự bao dung nguyên vẹn của người vợ yếu ớt; đánh thức lương tâm và lương tri của Hộ, khiến anh thấm thía vềnghĩa tình, day dứt, ăn năn về những hành vi vũ phu với vợ con khi say.
- Ý nghĩa về nghệ thuật: Giúp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật và góp phần thể hiện sinh động tư tưởng của Nam Cao về khả năng cảm hoá của tình người. 0,5 0,5
4. Về sự tương đồng và khác biệt (0,5 điểm)
- Tương đồng. Cả hai chi tiết đều góp phần biểu hiện tình cảm, tấm lòng của người phụ nữ. Tình người của họ đã đánh thức tính người của những kẻ bị tha hoá. Những chi tiết đó đều bộc lộ niềm tin sâu sắc vào tình người; đều thể hiện biệt tài sử dụng chi tiết của Nam Cao.
- Khác biệt. “Bát cháo hành” (và “hơi cháo hành”) được tô đậm trong tác phẩm, là một nỗi ám ảnh đã thức tỉnh Chí Phèo, phù hợp với tâm lí của người nông dân. “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng cũng đủ tác động làm thức tỉnh lương tri của Hộ, phù hợp với tâm lí của người trí thức.0,5

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu vềkiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.- Hết -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét