KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 11 tháng
06 năm 2015 tại TPHCM
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính
thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các
yêu cầu bên dưới
(1) Đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà
mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá SEA Games. Lúc đội tuyển ra
sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát
theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay
lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó
tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong long tôi.
Hát quốc ca làm cho ta có tinh thần mạnh mẽ, truyền cho ta khí thế hừng hực để
sẵn sang bước vào trận đấu.
(2)
Khi đi học, tôi đã được hát quốc ca mỗi khi chào cờ. Bây giờ hát lại, trong tôi
vẫn dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Đó là niềm tự hào và tình yêu quê hương,
đất nước. Xem xong trận bóng đá, con tôi lại hỏi “Khi nào Việt Nam đá nữa vậy
ba? Để con cùng ba mẹ hát quốc ca”.
(Theo Lê Văn Thu, Quốc ca Việt Nam, báo Thanh Niên
số ngày 08/06/2015)
a. Xác định một phép liên kết trong
đoạn (2). (0,5 điểm)
b. Tác giả đã có những cảm xúc gì
khi hát quốc ca Việt Nam? (0,5 điểm)
c. Cho biết ý nghĩa của việc cả gia
đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên. (1 điểm)
d. Em có nhận xét gì về thực trạng
hát quốc ca của các bạn học sinh trong nhà trường hiện nay? (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
Có những bạn trẻ chỉ biết mải mê
dán hình thần tượng khắp nơi; chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình;…
Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có
những người đang vì họ mà vất vả, lo toan; có những người đã dành cho họ bao
nhiêu yêu thương, trìu mến;…
Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ
đang sống vô cảm ngay trong chính gia
đình mình.
Viết bài
văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 3: (5 điểm)
Bỗng nhận ra
hương ổi
Phả vào trong gió
se
Sương chùng chình
qua ngõ
Hình như thu đã
về
|
Sông được lúc
dềnh dàng
Chim bắt đầu vội
vã
Có đám may mùa hạ
Vắt nửa mình sang
thu
(Trích Sang thu,
Hữu Thỉnh)
|
Cảm nhận của em về bức tranh
thiên nhiên trong hai khổ thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với một khổ thơ hoặc đoạn
thơ khác về đề tài thiên nhiên mã em biết để thấy được điểm gặp gỡ của các tác
giả khi viết về đề tài này.
---HẾT---
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1 :
a.
Phép thế “Đó
là” thuộc câu 3 của đoạn 2.
b.
Cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca :
-
Xúc động từ cảm giác khó tả.
-
Tình cảm thiêng liêng hướng về Tổ Quốc
-
Khí thế hừng hực xuất phát từ tinh thần mạnh mẽ của
chất người Việt Nam yêu nước.
c.
Ý nghĩa của sự việc cả gia đình tác giả cùng hát
theo khi quốc ca Việt Nam vang lên:
-
Cả gia đình tác giả khẳng định bản thân là người
Việt Nam hát quốc ca Việt Nam.
-
Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào hướng về đất nước.
-
Ý thức hòa lòng của cả gia đình tác giả (nói riêng),
người Việt Nam (nói chung) đối với đội bóng U23 đại diện cho đất nước trong
cuộc thi bóng đá quốc tế.
-
Còn thể hiện sự hòa nhập giữa các thành viên trong
gia đình cùng đội bóng đá và bài quốc ca Việt Nam.
d. Nhận
xét của em về thực trạng hát quốc ca của các bạn học trong nhà trường hiện nay.
-
Sinh hoạt đầu tuần luôn có những giờ chào cờ rất
nghiêm túc
-
Học sinh thuộc bài quốc ca như bài hát đã ăn sâu vào
tâm hồn.
-
Nhưng vẫn còn nhiều học sinh không quan tâm nên
không thuộc. Do đó cần chấn chỉnh lại hành vi đối với thực trạng hát quốc ca
trong nhà trường.
Câu 2:
Thí sinh cần đáp ứng yêu cầu của câu
hỏi: trình bày suy nghĩ của mình được gợi lên từ vấn đề đã nêu trên trong phạm
vi khoảng một trang giấy thi. Thí sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo
những cách thức cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:
*Yêu cầu chung
: thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng
bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ
ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể:
a- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị
luận.
b- Xác định đúng vấn đề cần nghị
luận: hiện nay có những bạn trẻ sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình. Thí
sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần theo định hướng sau:
- Mở
bài:
Khi
đến trường, học sinh được giáo dục để biết yêu gia đình và Tổ Quốc. Chính tình
yêu gia đình và những điều gần gũi đã làm nên nền tảng của một con người đức hạnh
và có ích cho xã hội. Nhưng có rất nhiều bạn trẻ chỉ biết mải mê với thần tượng
và sở thích của riêng mình mà đã vô cảm với những người thân yêu nhất. Chính vì
vậy mà có người đã đặt vấn đề: “Có những bạn trẻ … vô cảm ngay trong chính gia
đình mình”.
- Thân
bài:
-
Giải
thích: Thế nào là thần tượng? Thế nào là sở thích riêng của mỗi người? Thế nào
là sự vô cảm?
+
Thần tượng giúp người ta biết sống có đam mê, có mục đích và lý tưởng; nhưng mải
mê với thần tượng một cách quá lố mà quên đi những tình cảm gần gũi và rất thật
bên cạnh mình là một hành động đáng phê phán và còn là sự suy đồi về đạo đức.
+
Phê phán những bạn trẻ chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình mà quên
đi những trách nhiệm cụ thể đối với những người đang vất vả và lo toan cho
chính họ. Cụ thể như những tấm gương hy sinh đẹp đẽ, tấm lòng của những người
cha, người mẹ dành cho con. Họ sẵn sàng chịu đựng khổ sở đến cùng cực để con được
cắp sách đến trường. (Dẫn chứng cụ thể : câu chuyện về sự hy sinh, tình yêu
thương, sự lo lắng của cha mẹ và những người thân trong gia đình để nuôi dưỡng
và chăm sóc con em đòi hỏi lớp trẻ phải nhìn lại bản thân. Bởi họ đã thờ ơ trước
công ơn ba mẹ nuôi dưỡng và tạo điều kiện để họ được đến trường. Cùng với những
câu chuyện trong sách vở và trên báo chí đã tạo những ấn tượng sâu sắc trong cuộc
đời học sinh, thanh niên như hành trang quý
giá giúp giới trẻ biết trân trọng và yêu thương những điều “bình dị - cao cả”).
-
Phân
tích, chứng minh:
+ Hiện tượng đã
nêu trên là khá phổ biến trong những gia đình Việt Nam. Các bạn trẻ (nói chung)
và học sinh (nói riêng) phải ý thức được trách nhiệm đối với những người đang vì
họ mà vất vả lo toan.
+ Vấn đề trên
còn là một bài học và tiếng chuông cảnh tỉnh cho học sinh, thanh niên để biết
trân trọng những điều gần gũi - thiêng liêng, không chỉ sống với sở thích của
mình mà còn phải biết chia sẻ, thương yêu và cảm thông với những người đã yêu
thương, nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc cho mình.
+ Từ đó, các em
cần phải nỗ lực hơn trong việc học như một hành động thiết thực để đền ơn cho
những gì mình đã nhận theo nhân cách Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”.
+ Ngược lại, phê
phán giới trẻ chỉ biết sống vì mình, vô cảm với chung quanh nhất định sẽ cô độc
trong cuộc sống nhỏ bé của cá nhân.
+ Nên cần nhắc
nhớ bản thân cách sống đúng và đẹp “Mình
vì mọi người, mọi người vì mình” dù chỉ trong phạm vi gia đình – cá thể.
-
Bình luận: sau khi tìm hiểu vấn đề “Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình”
mỗi cá nhân phải nói “không” với cuộc sống vô cảm. Từ đó, hòa mình vào cuộc
sống chung của gia đình – nền tảng đạo đức của con người trong phạm vi gia đình
– cá thể.
·
Kết bài: Nêu ấn tượng cảm xúc về vấn đề trên
giới trẻ cần tìm thấy hạnh phúc và trách nhiệm đối với cuộc sống gia đình. Bởi
vô cảm đối với gia đình mình sẽ lạc lỏng, bơ vơ trong cuộc sống chung của xã
hội. Như vậy, tình yêu gia đình chính là nền tảng của tình yêu đất nước.
Câu 3:
*
Yêu cầu chung: Thí
sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài văn học về dạng bài nghị
luận văn học và tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết
có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; không mắc lỗi chính tả, từ
ngữ, ngữ pháp.
*
Yêu cầu cụ thể :
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận đảm bảo các phần.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị
luận : cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong hai khổ thơ mở đầu của bài “Sang
Thu” (Hữu Thỉnh). Từ đó liên hệ với một khổ thơ, một đoạn thơ của nhà thơ khác
để nêu bật điểm gặp gỡ của các tác giả về vấn đề này.
c) Chia vấn đề thành nhiều luận
điểm khác nhau... Thí sinh có thể trình bày theo định hướng.
-
Giới thiệu tác giả, tác phẩm (Đưa đề vào)
-
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Sang thu :
+
Đoạn 1 :
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả
vào trong gió se
Sương
chùng chình qua ngõ
Hình
như thu đã về”
phản ánh cảnh vật vào mùa thu (hình
ảnh “gió se – sương” tạo cảnh thu vùng Bắc bộ. Hương vị của ổi rất quen thuộc ở
làng quê Việt Nam nhấn mạnh thu của mọi người. Nhất là xúc cảm nhẹ nhàng, tinh
tế của nhân vật trữ tình - tác giả trong “Hình như thu đã về”.
+
Đoạn 2 :
“Sông
được lúc dềnh dàng
Chim
bắt đầu vội vã
Có
đám may mùa hạ
Vắt
nửa mình sang thu”
Tạo khoảng khắc giao mùa cuối hạ
- đầu thu (Sử dụng tu từ liệt kê “sông – chim
- đám mây” tạo cảnh sinh động rất quen thuộc khi thu về trong thơ ca
Việt Nam từ xưa đến nay. Hệ thống từ láy “dềnh dàng – vội vã” vừa tạo hình, vừa
tạo cảm giác về sự tương phản của dưới thấp – trên cao qua dòng nước – cánh
chim trong cảnh thu của Hữu Thỉnh. Nhất là hình ảnh đẹp của đám mây vắt nửa
mình thuộc thời khắc giao mùa.
+ Nghệ thuật thể hiện : Thể thơ 5 chữ như cô đọng lại
cảnh thu Bắc bộ trong tâm hồn tác giả. Từ ngữ giản dị tinh tế trong “bỗng –
chùng chình – hình như” như thổi hồn vào cảnh thu như tạo nên cái thần, cái hồn
cho cảnh.
-
Liên
hệ : thí sinh có thể liên hệ với nhiều ý thơ khác nhau của các tác giả khác về
đề tài thiên nhiên mà các em biết để nhận thức được điểm gặp gỡ của các nhà thơ
khi viết về đề tài này (có thể liên hệ với một khổ thơ, đoạn thơ trong chương
trình Ngữ văn 9 hoặc ngoài chương trình). Nếu thuộc chương trình Ngữ văn 9 các
em liên hệ với một đoạn thơ trong bài “Cảnh ngày xuân” hay “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
thuộc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) hoặc đoạn cuối trong bài “Đồng chí” (Chính Hữu)
hoặc đoạn đầu trong “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) hoặc đoạn đầu của “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải).
Nguyễn Hữu Dương
(Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn –
TP.HCM)
Bài viết rất ý nghĩa, cám ơn bạn đã chia sẻ
Trả lờiXóaclick xem thêm gia sư minh trí
Thông tin bài viết rất hay, bạn có thể xem 1 số tin liên quan dưới đây:
Trả lờiXóadecal dán kính mờ
giấy dán tường hàn quốc phòng ngủ
tranh 3d dán tường