ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (1 điểm) :
Chép lại nguyên
văn khổ thơ cuối bài thơ: “Đồng chí” (Chính Hửu)
Câu
2 (1 điểm) :
Đọc hai câu thơ:
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước
non”
( Nguyễn Du-
Truyện Kiều)
Từ
xuân trong câu thứ
nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Câu 3 (3 điểm):
Viết một đoạn
văn nghị luận (không quá một trang giấy
thi) nêu suy nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Câu 4 – 1 điểm
: Phân tích nhân
vật Vũ Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận
được điều gì về thân phận và vẻ đẹp của
người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
(5 điểm)
TRẢ LỜI:
Câu 1: Chép lại nguyên văn khổ
thơ cuối bài thơ: “ Đồng chí” (Chính Hửu) – 1 điểm
“…. Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau cời giặc tới
Đầu súng trăng treo” (Đồng
Chí – Chính Hữu)
Câu 2: Đọc hai câu thơ :
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước
non” (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ
xuân trong câu thứ
nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?(1
điểm)
-
Từ “ Xuân”
trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa chuyển.
-
Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
-
Nghĩa của từ “ xuân” -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì tình
chị em mà em thay chị thực hiện lời thề
với Kim Trọng.
Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận (
không quá một trang giấy thi) nêu suy
nghĩ của em về đạo lí: “ Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.(3 điểm)
Trong
kho tàng văn học dân gian Việt Nam ,
có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về triết lí sống của con người. Nhưng có
lẽ câu để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất là câu: Uống nước nhớ nguồn”
Câu
tục ngữ trên quả thật là một danh ngôn,
một lời dạy bảo quý giá. Giá trị của lời khuyên thật to lớn vì nội dung mang
màu sắc triết lí.đạo đức bàn về lòng biết ơn, được diễn tả bằng nghệ thuật so sánh
ngầm độc đáo, lời văn đơn sơ, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Chính vì thế mà câu nói
này được được phổ biến mọi nơi, mọi chốn và được truyền tụng từ ngàn đời xưa
đến nay.
Càng
hiểu ý nghĩa sâu sắc của lời dạy bảo mà ông cha ta muốn truyền lại cho đời sau,
chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước phải cố gắng học tập, lao động, nhất là
rèn luyện những đức tính cao quý trong đó cần phải rèn luyện lòng nhớ ơn cha
mẹ, thầy cô, ông bà tổ tiên ….để trở thành con ngoan trò giỏi.
Câu 4: Phân tích nhân vật Vũ
Nương “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó em có nhận được
điều gì về thân phận và vẻ đẹp của người
phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
a) Mở bài:
‘Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn dù nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy đến
nàng” (Lê
Thánh Tông )
-
Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm ,ông sống ở
thế kỉ 16, làm quan một năm, sau đó chán cảnh triều đình thối nát xin cáo quan
về ở ẩn.
-
“Truyền kì mạc lục” là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt
Nam được viết bằng chữ Hán, trong đó truyện đã đề cập đến thân phận người phụ
nữ sống trong XHPK mà cụ thể là nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người
con gái Nam xương”
b) Thân bài:
Vũ
Nương: Đẹp người, đẹp nết:
-
Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình “ kẻ
khó” tính tình thùy mị nết na,lại có thêm tư dung tốt đẹp
-
Lấy chồng con nhà hào phú không có học lại có tính đa
nghi. Sau khi chồng bị đánh bắt đi lính,
nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạ con thơ, hoàn cảnh đó càng làm
sáng lên những nét đẹp của nàng.
+ Là nàng dâu
hiếu thảo : khi mẹ chồng bị ốm, nàng “hết
sức thuốc thang” “ ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn” “ khi bà mất, nàng “ hết lời
thương sót”, lo ma chay lễ tế, “như đối với cha mẹ đẻ mình”
+ Là người vợ
đảm đang, giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung không màng danh vọng: ngày
chồng ra trận nàng chỉ mong “ Ngày trở về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ
rồi” chứ không mong mang được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về. “ Các biệt ba năm
giữ gìn một tiết” “ chỉ có cái thú vui nghi gia nghi thất” mong ngày “ hạnh
phúc xum vầy”
-
+ Là người mẹ hết mực thương con muốn con vui nên
thường trỏ bóng mình vào vách mà nói rằng đó là hình bóng của cha. “Chỉ vì nghe lời trẻ em
Cho nên mất vợ rõ buồn chàng Trương’
Vũ Nương: Người phụ nữ dám phản kháng để bảo vệ
nhân phẩm, giá trị của mình:
-
Chồng trở về, bị hàm oan , nàng đã kiên trì bảo vệ hạnh
phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm giá trị của mình qua những lời thoại đầy ý
nghĩa
-
Khi chồng không thể minh oan , nàng quyết định dùng cái
chết để khẳng định lòng trinh bạch.
-
Đòi giải oan, kiên quyết không trở lại với cái xã hội
đã vùi dập nàng: “ Đa tạ tình chàng, thiết chẳng trở về nhân gian được nữa”
Vũ
Nương : Bi kịch hạnh phúc gia đình bị tan vỡ và quyền sống bị chà đạp.
-
Bi kịch này sinh ra khi con người không giải quyết đượ
cma6u thuẫn giữa mơ ước khát vọng và hiện thực khắc nghiệt, mặc dù con người
hết sức cố gắng để vượt qua, Vũ Nương đẹp người đẹp nết đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc mà lại
không được .Vũ Nương đã hết sức cố gắng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, hi vọng
vào ngày xum vầy, ngay cả khi nó sắp bị tan vỡ . Nhưng cuối cùng nàng đành phải
chấp nhận số phận, hạnh phúc gia đình tan vỡ không bao giờ có được, bản thân
đau đớn, phải chết một cách oan uổng.
“ Trăm năm bia đá vẫn mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Những
tính cách trên được xây dựng qua nghệ thuật:
-
Tạo tình huống tuyện đầy kích tính
-
Những đoạn đối thoại
và những lời tự bạch của nhân vật.
-
Có yếu tố truyền kì và hiện thực vừa haong đường.
c) Kết bài:
- Nguyễn Dữ
thật xứng đáng với vị trí tiên phong trong nền văn xuôi Việt Nam
- Càng văn
minh, tiến bộ càng quý trọng những bà mẹ, những người chị “Giỏi việc nước, đảm
việc nhà”
Trăm nghìn gửi
lụy tình quân
“Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy
thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ
làng” (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét