Nếu
có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị. Tải
xuống tệp đính kèm gốc
BỘ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN -
THANG ĐIỂM
ĐỀ THI
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
ĐỀ CHÍNH
THỨC
Môn: NGỮ
VĂN; Khối: D
(Đáp án -
Thang điểm có 04 trang)
Câu Ý
Nội dung
1
Hoàn
cảnh diễn ra việc Mị nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ; ý nghĩa của
sự việc
ấy đối với tâm lí của nhân vật Mị
2,0
1. Hoàn
cảnh diễn ra sự việc Mị nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ (1,0 điểm)
- Do sơ ý
để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc cho đói rét
suốt mấy
đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài; còn Mị sau bao
năm bị đày
đọa cùng cực cũng đã trở nên chai lì. Những đêm trước, tuy vẫn trở
dậy thổi
lửa, hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị chỉ dửng dưng, vô cảm.
0,5
- Đêm ấy,
trong nỗi bất lực, bế tắc và hoàn toàn tuyệt vọng, A Phủ đã khóc; đúng
lúc đó, Mị
nhìn sang và bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ.
0,5
2. Ý
nghĩa của sự việc đối với tâm lí của nhân vật Mị (1,0 điểm)
- Việc nhìn
thấy dòng nước mắt của A Phủ là khởi đầu cho sự thay đổi lớn trong
tâm lí của
Mị; Mị nhớ lại lần cũng bị hành hạ như thế, mà xót xa thương mình; từ
đó đồng cảm
với nỗi đơn độc và tuyệt vọng của A Phủ.
0,5
- Từ mối
đồng cảm ấy, Mị càng hiểu sâu sắc hơn sự độc ác của cha con thống lí
Pá Tra,
thấy rõ sự nguy khốn vô lí đang ập xuống A Phủ; lòng trắc ẩn của người
phụ nữ phút
chốc thức dậy đã đem lại sức mạnh cho Mị, khiến Mị dám liều mình
cứu A Phủ.
0,5
2
Trình
bày suy nghĩ về ý kiến: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa,
nhưng
mê muội thần tượng là một thảm họa
3,0
1. Giải
thích ý kiến (0,5 điểm)
- Ngưỡng
mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối
tượng được
xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn
hút mạnh mẽ
đối với cá nhân hay cộng đồng; mê muội thần tượng là sự say mê,
tôn sùng
một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.
- Về nội
dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu
ngưỡng mộ
đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể
còn gây ra
hậu quả khôn lường.
0,5
2. Bàn
luận về ý kiến (2,0 điểm)
- Ngưỡng
mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa (1,0 điểm):
+ Ngưỡng mộ
thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu
được sống
trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới,
vươn tới
những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống.
0,5
+ Ngưỡng mộ
thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện:
thái độ
trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán
dương.
0,5
- Mê
muội thần tượng là một thảm họa (1,0 điểm):
+ Mê muội
thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình
cảm, không
còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội
thần tượng
còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại
cho bản
thân và xã hội.
+ Việc mù
quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức
đều là biểu
hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu
lành mạnh,
thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
0,5
0,5
3. Bài
học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cần có
nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những
hậu quả của
sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn
phong phú
hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những
tầm cao của
đời sống.
- Biết chế
ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo
thần tượng
một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong
cuộc sống
hàng ngày, trước hết là trong học đường.
0,5
3.a
Cảm nhận
về ý nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và
truyện
ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
5,0
1. Vài
nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao
là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc, một bậc
thầy về
nghệ thuật truyện ngắn; sáng tác mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Chí Phèo
là đỉnh cao
trong sự nghiệp của Nam Cao; truyện có kết thúc độc đáo, tô đậm
được chủ đề
tư tưởng của tác phẩm.
- Kim Lân
là nhà văn có sở trường về truyện ngắn; chuyên viết về nông thôn và
đời sống
của người dân nghèo với ngòi bút đôn hậu và hóm hỉnh. Vợ nhặt là
truyện ngắn
tiêu biểu của Kim Lân; kết thúc truyện đặc sắc, khắc sâu được chủ đề
tư tưởng
của tác phẩm.
0,5
2. Về ý
nghĩa của kết thúc truyện ngắn Chí Phèo (2,0 điểm)
- Ý
nghĩa nội dung (1,0 điểm):
+ “Cái lò
gạch cũ” vốn là nơi Chí Phèo bị bỏ rơi lúc lọt lòng, giờ đây khi Chí
Phèo vừa
chết lại xuất hiện trong ý nghĩ của thị Nở ở kết thúc truyện, đã gợi ra
được sự
quẩn quanh, bế tắc trong tấn bi kịch tha hóa và bị cự tuyệt quyền sống
lương thiện
của người nông dân.
0,5
+ Kết thúc
truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: đồng cảm với
nỗi thống
khổ của người nông dân dưới ách thống trị tàn bạo của bọn địa chủ
phong kiến,
trân trọng khát vọng được sống lương thiện của họ.
0,5
- Ý
nghĩa nghệ thuật (1,0 điểm):
+ Truyện
kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh ở phần mở đầu tạo nên kết cấu đầu
cuối tương
ứng gợi ra vòng tròn luẩn quẩn của thân phận Chí Phèo, giúp tô đậm
chủ đề tư
tưởng: cuộc đời Chí Phèo tuy kết thúc nhưng tấn bi kịch Chí Phèo sẽ
vẫn còn
tiếp diễn.
0,5
+ Kết thúc
truyện vừa khép vừa mở dành nhiều khoảng trống cho người đọc tưởng
tượng và
suy ngẫm, tạo ra được dư âm sâu bền đối với sự tiếp nhận.
0,5
3. Về ý
nghĩa của kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt (2,0 điểm)
- Ý nghĩa nội dung (1,0 điểm):
+ Hình ảnh
“đám người đói và lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí Tràng vừa gợi ra
cảnh ngộ
đói khát thê thảm vừa gợi ra những tín hiệu của cuộc cách mạng, cả hai
đều là
những nét chân thực trong bức tranh đời sống lúc bấy giờ.
0,5
+ Kết thúc
truyện góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: trân trọng
niềm khát
vọng sống ngay bên bờ vực cái chết của người lao động nghèo; niềm
tin bất
diệt vào tương lai tươi sáng.
0,5
- Ý nghĩa nghệ thuật (1,0 điểm):
+ Hình ảnh
dùng để kết thúc truyện là triển vọng sáng sủa của hiện thực tăm tối,
đó là tương
lai đang nảy sinh trong hiện tại, vì thế nó quyết định đến âm hưởng
lạc quan
chung của câu chuyện.
0,5
+ Đây là kiểu
kết thúc mở giúp thể hiện xu hướng vận động tích cực của cuộc
sống được
mô tả trong toàn bộ câu chuyện; dành khoảng trống cho người đọc suy
tưởng, phán
đoán.
0,5
4. Về sự
tương đồng và khác biệt của hai kết thúc truyện (0,5 điểm)
- Tương
đồng: Hai kết thúc truyện cùng phản ánh hiện thực tăm tối của con người
trước Cách
mạng tháng Tám; cùng góp phần thể hiện tư tưởng nhân đạo của mỗi
nhà văn;
cùng là những kết thúc có tính mở, giàu sức gợi.
- Khác
biệt: Kết thúc truyện Chí Phèo phản ánh hiện thực luẩn quẩn, bế tắc
của
người nông
dân lao động, được thể hiện qua kết cấu đầu cuối tương ứng hàm ý
tương lai
sẽ chỉ là sự lặp lại của hiện tại; kết thúc truyện Vợ nhặt phản ánh xu
hướng vận
động tất yếu của số phận con người, được thể hiện qua kết cấu đối lập
hàm ý tương
lai sẽ mở lối cho hiện tại.
0,5
3.b
Cảm nhận
về hình ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong
đoạn thơ của bài Tràng giang
5,0
1. Vài
nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Huy Cận
là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới; hồn thơ luôn khao khát, lắng
nghe sự hòa
điệu giữa lòng người với tạo vật; một phong cách thơ hiện đại mà
thấm đượm
nhiều yếu tố cổ điển; giàu chất suy tưởng, triết lí.
- Tràng
giang là bài thơ xuất sắc, được in trong tập Lửa thiêng, rất tiêu biểu
cho
“nỗi buồn
sông núi” của Huy Cận; trong đó hình ảnh tạo vật thiên nhiên thấm đẫm
tâm trạng
của cái tôi trữ tình, vừa tiêu biểu cho thời đại Thơ mới vừa phảng phất
phong vị cổ
điển.
0,5
2. Hình
ảnh tạo vật thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình (4,5 điểm)
- Hình
ảnh tạo vật thiên nhiên (1,5 điểm):
+ Hình ảnh
trung tâm là dòng tràng giang - một tạo vật thiên nhiên trường cửu, vô
biên, rợn
ngợp với nỗi buồn mênh mang, bất tận.
0,5
+ Không
gian thơ mở ra với tất cả các chiều hướng bao la, bát ngát của vũ trụ.
+ Thiên
nhiên quạnh vắng, vạn vật cách rời, chia lìa: sự vật nhỏ bé thì mong manh
trôi dạt
giữa mênh mông sóng nước; tạo vật to lớn thì trơ trọi, lạc lõng; không
gian chiều
hôm thiếu vắng mọi âm thanh sự sống.
0,5
0,5
- Tâm
trạng của nhân vật trữ tình (1,5 điểm):
+ Cái tôi
cô đơn thấu cảm được sự nhỏ bé, bơ vơ trong vũ trụ rộng lớn.
+ Cái tôi
lạc lõng cảm thấy mình trôi dạt trong thời gian, lưu lạc trong dòng đời.
+ Tâm trạng
ẩn chứa nỗi sầu nhân thế, thời thế, vừa tiêu biểu cho cái tôi thời đại
Thơ mới vừa
mang khí vị Đường thi.
0,5
0,5
0,5
- Nghệ
thuật (1,5 điểm):
+ Thể thơ
thất ngôn trang nghiêm, cổ kính; thi liệu vừa mới mẻ vừa cổ điển.
+ Phép đối
ngẫu trong kết cấu, phép tương phản trong mô tả sự vật được sử dụng
nhuần
nhuyễn, linh hoạt.
+ Ngôn từ
có sự phối thanh nhịp nhàng; hệ thống từ láy hòa hợp với nhịp thơ đăng
đối tạo nên
âm điệu trầm buồn, trôi chảy triền miên.
0,5
0,5
0,5
Lưu ý
chung: Thí
sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những
yêu cầu
về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho
điểm cụ thể
từng câu
cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
- Hết -
Đề ngữ văn khối C và khối D: Mới lạ và hấp dẫn
Trả lờiXóaThứ Sáu, 13 Tháng bảy 2012, 15:07 GMT+7
Tôi cho rằng đề thi năm nay đúng tầm của kì thi tuyển sinh ĐH. Không chỉ khái quát chương trình mà còn phân loại được thí sinh (TS). Cả khối C và khối D, câu 1 (2 điểm) không chỉ vừa sức với TS mà còn chống lối học thuộc lòng, học vẹt; muốn được điểm cao TS phải nắm được tác phẩm và tự rút ra ý nghĩa. Ở phần nghị luận văn học chiếm 5 điểm, các tác phẩm đề cho đều quen thuộc, nằm trong trọng tâm chương trình, rải đều ở lớp 11 và 12. Cả hai câu khối C và câu 3.b của khối D theo lối mòn truyền thống lâu nay vẫn yêu cầu (trình bày cảm nhận) nên TS nào học bài kĩ có thể dễ dàng làm bài. Riêng câu 3.a của khối D khá hay, vừa cụ thể lại vừa khái quát, nếu TS nào nắm chắc tác phẩm, có khả năng tổng hợp sẽ rất thích thú với câu này. Trong mối tương quan của cùng một phần riêng đề thi khối D thì yêu cầu của câu 3.b có một chút gì đó dễ hơn câu 3.a nhưng đối với TS khá giỏi sẽ thích chọn câu 3.a vì dễ sáng tạo và nếu trình bày thuyết phục điểm số sẽ cao; trong khi câu 3.b cảm nhận về đoạn thơ không có gì mới mẻ.
Thú vị nhất của đề thi năm nay là ở câu nghị luận xã hội chiếm 3 điểm. Chắc chắn đa số TS sẽ nhận diện được yêu cầu và xác định đúng trọng tâm vấn đề để trải cảm xúc suy nghĩ của mình ra trang giấy thi, vì cả hai khối đều cho những vấn đề rất nóng, rất thời sự không chỉ của giới trẻ mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhận ra vấn đề không khó nhưng trình bày ý kiến sao cho hay, thuyết phục, sâu sắc thì quả không đơn giản. Từ mấu chốt kẻ cơ hội và người chân chính, TS khai thác để lần đến biểu hiện nôn nóng và kiên nhẫn để cho ra thành tích và thành tựu. Một số đồng nghiệp của tôi cùng cho rằng đề khối C có vẻ khó hơn khối D. Số đông TS sẽ nêu được suy nghĩ của bản thân về văn hóa thần tượng khi bàn luận ở khía cạnh ngưỡng mộ hay mê muội và không khó tìm dẫn chứng minh họa cho lập luận của mình, bởi đây là vấn đề rất thời sự, rất nóng trên các diễn đàn, các báo mạng và trong câu chuyện thường ngày gần đây. Việc rút ra bài học cho bản thân đòi hỏi phải vừa sâu sắc vừa thiết thực, nhẹ nhàng mà khả thi mới mong có điểm cao. Chắc chắn, với đề thi năm nay, ít nhiều có tác động tích cực, chí ít cũng “đánh” vào suy nghĩ của TS và toàn xã hội. Một khi đề thi đã bàn đến vấn đề thời sự của cuộc sống, được dư luận đón nhận, quan tâm thì đó là một đề thi hay!
Là một giáo viên dạy văn, tôi cho rằng đề thi ngữ văn lần này dù vẫn còn có những câu theo lối mòn cũ nhưng cũng đã dần dần đổi mới theo hướng tích cực, chống học vẹt, chống văn mẫu, tiệm cận và bắt nhịp với hơi thở cuộc sống! Việc còn lại là trông chờ vào đáp án, thang điểm, hướng dẫn chấm của Bộ GD-ĐT xem có thoáng theo hướng đề ra hay không! Đó cũng sẽ là cơ sở cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học ngữ văn trong nhà trường, bởi không thể đổi mới dạy và học khi chưa đổi mới thi cử, đánh giá giáo viên và học sinh.
Nguyễn Văn Cải
(Phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung, TP.HCM)