Đáp án chính thức Văn Khối C Thi ĐH 2012

Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị.  Tải xuống tệp đính kèm gốc
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
(Đáp án - Thang điểm có 04 trang)
Câu Ý
Nội dung
Điểm
1
Ở phần nói về thượng nguồn, sông Hương được ví với hình ảnh hai người phụ
nữ nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?
2,0
1. Hình ảnh hai người phụ nữ (0,5 điểm)
- Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
- Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
0,5
2. Ý nghĩa của những hình ảnh ấy (1,5 điểm)
- Về nội dung:
+ Hình ảnh cô gái Di-gan thể hiện vẻ đẹp vừa huyền bí, dữ dội vừa tự do, trong
sáng của sông Hương giữa lòng Trường Sơn - một vẻ đẹp còn đầy tính bản năng.
+ Hình ảnh người mẹ phù sa tô đậm vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ của sông Hương khi
ra khỏi rừng - một vẻ đẹp của sự trưởng thành mang cốt cách văn hoá.
- Về nghệ thuật:
Hình ảnh ví von đặc sắc khiến sông Hương hiện ra như một sinh thể có hồn cốt và
làm nổi bật được những nét đối cực trong tính cách của sông Hương; gia tăng chất
trữ tình, chất thơ cho lời văn tùy bút.
0,5
0,5
0,5
2
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người
chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu
3,0
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm
đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất và phù
hợp với những giá trị xã hội; thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành
tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình bền bỉ phấn đấu.
- Về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống và cách hành xử trong công
việc giữa loại người cơ hội và người chân chính.
0,5
2.
Bàn luận về ý kiến (2,0 điểm)
- Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích (1,0 điểm)
+ Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu “kết
quả tốt” mà chỉ cầu “được đánh giá tốt”. Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng có được
thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra thành tích giả.
+ Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối, là thói ăn gian làm dối khiến cho
thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị trong xã hội; đó chính là sự suy đồi về
đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay.
0,5
0,5

- Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu (1,0 điểm)
+ Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế
họ thường kiên nhẫn trong mọi công việc để làm nên những kết quả thực sự, những
thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ, chỉ có những thành quả thực mới tạo nên giá
trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt.
+ Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, trung thực, biểu hiện
của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích
thực cho mình và cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên.
0,5
0,5
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người
tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng.
- Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả
thật và kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời lên án lối sống cơ
hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả.
0,5
3.a
Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng
xà nu của Nguyễn Trung Thành
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Trung Thành là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại,
trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
- Rừng xà nu được viết năm 1965, là một thiên truyện kết tinh những vẻ đẹp cơ bản
của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn xuôi kháng chiến.
0,5
2. Vẻ đẹp sử thi của nhân vật văn học (0,5 điểm)
- Nhân vật sử thi là mẫu nhân vật anh hùng mang lí tưởng của thời đại, số phận gắn
với những sự kiện lớn của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất tiêu biểu nhất của
cộng đồng và lập nên những chiến công hiển hách.
- Nhân vật sử thi thường được khắc họa trong những bối cảnh không gian kì vĩ, cách
trần thuật trang trọng, giọng điệu thiết tha hùng tráng.
0,5
3.
Vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú (4,0 điểm)
a. Nội dung hình tượng (3,0 điểm)
- Nhân vật có số phận gắn bó với những biến cố lớn của làng Xô Man (1,5 điểm)
+ Khi còn nhỏ, Tnú là đứa trẻ mồ côi được buôn làng cưu mang đùm bọc và trở
thành người con ưu tú của làng Man.
+ Khi kẻ thù giày xéo quê hương, Tnú phải chịu nhiều đau thương mất mát, tiêu biểu
cho nỗi đau thương mất mát lớn của dân tộc.
+ Khi được giác ngộ cách mạng và vùng lên quật khởi, quá trình trưởng thành của Tnú
cũng rất điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên.
0,5
0,5
0,5
- Nhân vật mang tầm vóc của người anh hùng (1,5 điểm)
+ Tnú có niềm tin trong sáng và sắt đá vào chân lí của cách mạng.
+ Tnú có một tình yêu lớn lao, sâu sắc với gia đình, quê hương xứ sở và một lòng
căm thù giặc mãnh liệt.
+ Tnú có một khí phách phi thường, một tinh thần chiến đấu quả cảm vô song.
0,5
0,5
0,5
2

b. Nghệ thuật khắc họa hình tượng (1,0 điểm)
- Không khí truyện được dựng như các cuộc kể khan truyền thống của các già làng
thuở trước; lối viết truyện ngắn hiện đại pha trộn nhiều yếu tố sử thi dân gian khiến
một nhân vật của thời đại chống Mĩ, lại phảng phất hình bóng những anh hùng sử thi
cổ đại.
- Bút pháp nghệ thuật có sự kết hợp giữa tả thực và biểu tượng: nhân vật Tnú gắn
liền với một biểu tượng về sức sống bất diệt của người Tây Nguyên đó là cây xà nu;
hình ảnh đôi bàn tay Tnú được miêu tả như một biểu tượng độc đáo cho cuộc đời và
số phận của nhân vật; giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ đầy chất tạo hình
và chất thơ.
0,5
0,5
3.b
Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ Tương tư
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng lạ nhất của phong trào Thơ mới với sức sáng
tạo mãnh liệt và đa dạng; Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Đau thương, là thi phẩm xuất
sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
- Nguyễn Bính là nhà thơ “chân quê” của phong trào Thơ mới với phong vị dân gian
đậm đà; Tương tư in trong tập Lỡ bước sang ngang, là một bài thơ tiêu biểu cho
phong cách thơ độc đáo của ông.
0,5
2. Về đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ (2,0 điểm)
a. Về nội dung (1,0 điểm)
- Cảnh vườn thôn Vĩ buổi ban mai toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh tân với hình ảnh
nắng hàng cau nắng mới lên, với sắc xanh mướt như ngọc của cây lá, với đường nét
duyên dáng thanh nhã của lá trúc che ngang. Con người mang vẻ đẹp chân thực,
phúc hậu với khuôn mặt chữ điền thấp thoáng sau hàng lá trúc; cảnh và người hoà
hợp làm nên một bức tranh bình dị mà cao sang, thơ mộng.
- Nhân vật trữ tình hiện lên qua nỗi hoài niệm chốn cũ cảnh xưa; tình yêu dành cho
thôn Vĩ có sự chan hòa giữa tình lứa đôi và tình yêu sự sống, vừa thiết tha vừa phảng
phất u hoài.
b. Về nghệ thuật (1,0 điểm)
- Câu hỏi tu từ đa sắc thái: vừa hỏi han, mời mọc vừa nhắc nhớ, hờn trách; giọng thơ
giàu sắc điệu: vừa xốn xang vừa băn khoăn.
- Hình ảnh giàu tính tạo hình, chất họa quyện với chất nhạc, tả thực kết hợp với cách
điệu; từ ngữ tinh tế độc đáo gây ấn tượng mạnh.
0,5
0,5
0,5
0,5
3. Về đoạn thơ trong bài Tương tư (2,0 điểm)
a. Về nội dung (1,0 điểm)
- Tâm trạng tương tư của cái tôi trữ tình mang những sắc thái cụ thể: vừa nhớ mong
vừa khao khát, vừa ướm hỏi vừa “vơ vào”. Không gian thơ là làng cảnh quen thuộc
của xứ Bắc với những hàng cau, giàn giầu, thôn Đoài, thôn Đông. Cả tình lẫn cảnh
đều thể hiện niềm khao khát hôn nhân nồng nàn mà ý vị.
- Sắc điệu tình cảm của cái tôi Thơ mới thấm đượm nỗi lòng của một chàng trai quê
khiến mối tương tư mang đậm vẻ đẹp chân quê.
0,5
0,5

b. Về nghệ thuật (1,0 điểm)
- Thể thơ lục bát kiểu ca dao; giọng điệu “quê”, lối nói “quê” đậm đà; lời thơ đăng
đối trùng điệp uyển chuyển.
- Tâm trạng bộc bạch theo lối mượn cảnh tỏ tình; hình ảnh thơ có nhiều cặp đôi hữu
tình ẩn chứa niềm khao khát nhân duyên: Nhà em - nhà anh, giàn giầu - hàng cau,
thôn Đoài - thôn Đông, khiến cho duyên quê quyện chặt với cảnh quê.
0,5
0,5
4. Về sự tương đồng và khác biệt (0,5 điểm)
- Tương đồng: Tâm trạng thơ đều là những nỗi niềm của tình yêu đơn phương, chất
chứa nhiều khao khát và phấp phỏng, khá tiêu biểu cho cái tôi Thơ mới. Bút pháp
lãng mạn trữ tình có sự hòa điệu giữa tả thực với tượng trưng, cách điệu; không
gian thơ đều là khung cảnh quen thuộc của làng quê đất Việt.
- Khác biệt: Ở Đây thôn Vĩ Dạ, tình lứa đôi ẩn sau tình xứ sở; hình ảnh nghiêng về tả
thực kiểu lãng mạn; ngôn ngữ trực tả đậm cảm xúc cá thể...Ở Tương tư, tình cảm lứa
đôi tựa vào tình cảm thôn làng; hình ảnh thơ nghiêng về tính cách điệu dân gian;
ngôn ngữ chân quê thân thuộc...
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về
kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa
vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
- Hết - 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét