ĐỀ THI TUYỂN
SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012
Môn: NGỮ
VĂN; Khối: C, D
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ
THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Trong đoạn kết truyện
ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân,
nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ
mê muội này xin bái lĩnh” của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (3,0
điểm)
“Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính
con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp.”
Hãy viết một bài văn ngắn
(khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh
chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương
trình Chuẩn (5,0 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)
của Nguyễn Khoa Điềm :
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua
con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến
di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái
trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 121)
Câu 3.b.
Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).
Truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện cái
nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với
con người.
Anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng
chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài
xa (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng
cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009) để làm sáng tỏ nhận định trên.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1. Trong đoạn kết truyện ngắn
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân
vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục : Tìm về nhà quê mà ở; thoát khỏi cái nghề
này đi; rồi hãy nghĩ đến việc chơi chữ (nếu không) khó giữ thiên lương lành vững,
nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Câu
nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” của viên quản ngục có ý nghĩa thể hiện thái độ
và đặc điểm con người của viên quản ngục:
-
Viên quản ngục đồng tình với lời khuyên Huấn Cao : muốn chơi chữ (thưởng thức
giá trị cao quý của cái đẹp) thì phải biết giữ thiên lương trong sạch (lương
tâm, phẩm giá bản thân cao đẹp), cuộc sống xứng đáng (không nhem nhuốc). Muốn vậy,
phải biết từ bỏ nơi sống, việc làm không tốt.
-
Viên quản ngục thể hiện thái độ khiêm tốn tự hạ mình. Ông tự nhận mình là “kẻ
mê muội”.
-
Viên quản ngục tỏ thái độ trân trọng, tôn vinh, ngưỡng mộ đối với Huấn Cao. Ông
xem Huấn Cao là người sáng suốt đã khai sáng cho ông là “kẻ mê muội” được nhìn
thấy chân lý mà ông xin “bái lĩnh” (lạy mà nhận lấy).
Chính
vì vậy, trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã đánh giá viên quản ngục là một “thanh âm
trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Câu 2. Thí sinh cần đáp ứng đúng các yêu cầu cơ
bản của đề bài: Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của
mình về ý kiến: “Nghề nghiệp không làm
nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề
nghiệp”.
Thí
sinh có thể trình bày nội dung theo những cách thức khác nhau. Sau đây là một cách
làm cụ thể :
-
Giới thiệu vấn đề: có ai đó đã nói rằng : “điều quan trọng nhất của con người
là chọn cho mình một nghề để mưu sinh và sống với nó đến cuối đời”. Tuy nhiên,
có nhiều người đã chọn nghề theo xu hướng của dư luận. Việc chọn lầm nghề để lại
những hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng
“Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người
mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”.
Sau đây chúng ta thử phân tích và bàn luận về ý kiến trên.
-
Giải thích :
+
Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội.
+
Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ
vị trí khác nhau trong xã hội.
+
Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những
nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng,
tiền của, địa vị…) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn
tại trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.
-
Bàn luận:
+
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người
vì
* Mỗi nghề đều có đặc điểm,
vị trí riêng trong cuộc sống xã hội.
* Nghề nghiệp nảy sinh từ
nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc sống, vì thế mỗi nghề đều
có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó nghề chân chính
nào cũng đều cao quý cả.
* Tuy nhiên do đặc trưng
riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối với đời sống, một số
ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy thuốc…
+ Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì
* Con người là chủ thể của
hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá trị của hoạt động
nghề nghiệp.
*
Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy
có kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp.
*
Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu nồi
canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những
con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi.
*
Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính
tư cách và đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng
nghề nghiệp của họ.
-
Bài học nhận thức và hành động:
+
Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề
thấp hèn. Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại
trong xã hội phong kiến ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày
nay.
+
Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ
như trộm cướp, gian dối… để kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân
chính như chúng ta đang bàn.
+
Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có
giá trị và đều đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của
họ mang lại cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”.
+
Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt
(sang hèn…) về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực,
với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
+
Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay
nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề
nghiệp, giá trị bản thân.
- Tổng kết : “Không phải nghề nghiệp
mang đến sự cao quý cho con người mà chính con người mang đến sự cao quý cho
nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là một lời khuyên, một lời nhắc nhở đối
với mọi người nhất là đối với thanh niên đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn
nghề nghiệp.
Câu 3.a.
I. GIỚI THIỆU
- Đất Nước trích từ “Mặt đường khát vọng” là trường ca độc đáo
của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến
trường Trị - Thiên - một điểm nóng - trên chiến trường miền Nam vào năm 1971.
Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân.
- Đoạn thơ sau thể
hiện quan niệm lớn của nhà thơ về “Đất nước này là Đất Nước của nhân dân”
(Trích đoạn thơ)
II. NỘI DUNG
(Thí sinh có thể
trình bày nhiều cách nhưng đảm bảo những nội dung cơ bản sau đây)
- Giới thiệu chung
-
Bài “Đất nước” là chương V của trường ca này. Tác giả đã sử dụng một cách sáng
tạo các chất liệu - thi liệu từ tục ngữ, ca dao dân ca, từ truyền thuyết cổ
tích đến phong tục, ngôn ngữ… của nền văn hoá dân tộc để khơi nguồn cảm hứng về
Đất nước, một Đất nước có nguồn gốc lâu đời, một Đất nước của Nhân dân vĩnh
hằng muôn thuở.
- Xác định vị trí và nội dung đoạn
trích
-
Vị
trí : từ câu 66 đến câu 81.
-
Nội
dung: Thể hiện tư tưởng chủ đạo “Đất Nước của Nhân dân”
- Những hy sinh thầm lặng của cha ông
ta trong suốt lịch sử đất nước
-
Tâm
hồn giản dị.
-
Là
những con người bình thường “vô danh” mà tâm hồn cao đẹp
-
Hy
sinh vì Đất Nước một cách bình thản và đầy trách nhiệm.
- Truyền lửa sống và giữ hồn dân tộc
-
Ý thức dân tộc “truyền giọng điệu mình” cho thế hệ sau.
- Mang theo hồn Đất Nước “ tên xã tên làng
trong mỗi chuyến di dân”
-
Lao động với tất cả tấm lòng yêu thương
vì con cháu “người sau trồng cây hái quả”.
- Suốt hàng ngàn năm lịch sử, chính Nhân Dân là những người sáng tạo nên Đất
Nước này: “Không ai nhớ mà đặt tên - Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Hạt lúa do bàn tay dân ta trồng; lấy hòn
than, con cúi để giữ lửa; truyền cho con cháu tiếng nói ông cha; đắp đập
be bờ để làm ra cây trái. Họ “đã làm” và “đã giữ”, “họ truyền”, “họ đắp đập be bờ”... và “bốn nghìn lớp người” đã
làm nên tất cả:
Ngôn ngữ thơ (giữ
và truyền, gánh, đắp đập be bờ) được nhấn đi nhấn lại để tô đậm truyền thống
cần cù lao động của Nhân Dân - chủ nhân của Đất Nước.
“Có ngoại xâm
thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì
vùng lên đánh bại”.
- Tư tưởng “Đất
Nước của Nhân dân” là sự ngợi ca mồ hôi và xương máu của nhân dân. “Không có mồ hôi và máu thì các dân tộc không
thể có lịch sử” (Ăngghen). Chính vì thế mà nhà thơ trẻ này đã viết:
“Để Đất Nước
là Đất Nước Nhân dân,
Một câu thơ
hai lần nhắc lại từ “Đất Nước”, hai lần
láy lại từ “Nhân dân”, biểu lộ biết
bao tình thương mến!.
C.
Nhận định chung
- Ở phần sau, tất cả đều quy chiếu về tư
tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Đó là một chân lí cao cả mà giản dị biết
bao ! Một chân lí đã được nhận thức trong suốt quá trình phát triển dài lâu của
lịch sử đất nước, để rồi nó cất lên thành lời tuyên ngôn đầy nhiệt huyết và
vang động sâu xa.
- Đất Nước” với những câu thơ mở rộng đậm
đặc chất văn xuôi. Yếu tố chính luận và chất trữ tình, chất cảm xúc hòa quyện,
làm cho chất thơ dào dạt, ý tưởng sâu sắc, mới mẻ.
II. KẾT LUẬN
-
Một thể thơ tự do đầy phóng khoáng với việc tiếp thu các chất liệu dân gian hết
sức độc đáo và tài hoa của nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa hình thức trữ tình – chính trị với các chất liệu từ ca dao, cổ
tích, huyền thoại,…
-
Thể hiện tư tưởng cốt lõi và tiến bộ.
Câu
3.b. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác
nhau, nhưng cần làm nổi bật các nội dung cơ bản sau:
I. Mở bài:
-
Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu.
-
Giới thiệu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”.
-
Giới thiệu luận đề: “Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả thể hiện cái
nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương đối với con người”.
II. Thân bài:
1.
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài:
a/ Người đàn bà hàng chài là một người
phụ nữ lao động có bề ngoài lam lũ, xấu xí; cuộc sống vất vả, nghèo đói nhưng lại
là một con người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
-
Ngoại hình: bà ta có một thân hình “cao lớn, thô kệch”, mặt rỗ, khuôn mặt mệt mỏi.
-
Hoàn cảnh: làm nghề chài lưới, thuyền nhỏ, con đông; việc kiếm sống khó khăn,
“có lúc trời làm động biển, cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối” hàng
tháng.
- Tâm hồn, tính cách:
+ Nhẫn nhục, cam chịu:
.
Thầm lặng chịu đựng những trận đòn dữ dội của chồng “ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng” như một cách để chia sẻ sự thay đổi tâm tính của chồng.
.
Khi đến tòa án huyện gặp chánh án Đẩu và được khuyên li hôn, bà ta đã khiến cho
Đẩu và Phùng ngạc nhiên với hành động “chắp tay vái lia lịa” và nói “Quý tòa bắt
tội con cũng được, bỏ tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
+ Thấu hiểu lẽ đời,
sâu sắc:
.
Thể hiện qua sự thay đổi thái độ của bà ta với Đẩu và Phùng: từ chỗ xưng hô
“quý tòa – con” chuyển sang “các chú – chị”
.
Qua câu chuyện cuộc đời của người phụ nữ không có nhan sắc “cả phố không ai lấy”;
được anh con trai hàng chài “cục tính nhưng hiền lành” lấy làm vợ, ta thấy dường
như trong tình cảm của bà giành cho người chồng vũ phu có cả sự biết ơn.
.
Bà ta đã dùng những lý lẽ sâu sắc để giải thích cho thái độ cam chịu: làm nghề
hàng chài trên thuyền cần phải có “một người đàn ông để chèo chống khi phong ba
bão táp”; cần có một người chồng chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn
lên trong sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ.
.
Bà ta hiểu sâu sắc hành động vũ phu của người chồng chẳng qua chỉ vì gia đình
nghèo khổ, con cái nheo nhóc, không gian sống ngột ngạt “thuyền nào cũng trên
dưới chục đứa con”.
b/ Người đàn bà hàng
chài còn là một người phụ nữ giàu đức hy sinh:
-
Trong khổ đau triền miên, bà ta vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi
“trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”.
- Niềm hạnh phúc lớn
nhất của bà là những lúc “ngồi nhìn đàn con tôi, chúng nó được ăn no”.
- Đó là những lý do giải
thích tại sao người đàn bà ấy sống nhẫn nhục, chịu đựng, không muốn ly hôn. Ẩn
đằng sau sự nhẫn nhục ấy là một bản năng sinh tồn mãnh liệt và một tấm lòng hy
sinh rất đáng trân trọng.
2.
Chứng minh Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình
thương đối với con người:
-
Nguyễn Minh Châu được xem là nhà văn đi tiên phong của văn học Việt Nam thời
kì đổi mới. Từ những tác phẩm xuất sắc về đề tài chiến tranh, ông chuyển sang cảm
hứng thế sự đời tư với ngòi bút đậm màu sắc đạo đức và triết lý nhân sinh. “Chiếc
thuyền ngoài xa” thể hiện xuất sắc phong cách tự sự - triết lý của ông.
-
Với “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã chọn được một nhan đề có ý nghĩa sâu sắc,
khái quát được mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống và gởi gắm một thông điệp
quan trọng: “Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống nhưng cuộc sống không phải bao
giờ cũng là nghệ thuật”. Từ đó, nhà văn muốn nói rằng: không được có cái nhìn một
chiều, hời hợt khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật cũng như khám phá những
bí ẩn bên trong thân phận con người.
- Tác giả đã chọn được
một tình huống truyện độc đáo, mang tính phát hiện và vẻ đẹp tâm hồn của người
đàn bà hàng chài là phát hiện mang chất nhân văn nhất.
-
Nghệ thuật đối lập tương phản đã được nhà văn sử dụng như một biện pháp nghệ
thuật cơ bản của tác phẩm. Đó là đối lập giữa nghệ thuật và cuộc sống; giữa bên
ngoài và bên trong; kể cả tính cách nhân vật cũng được phát hiện trên các mặt đối
lập.
-
Từ tất cả những điều đã nói ở trên, có thể khẳng định “Chiếc thuyền ngoài xa”
đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương của Nguyễn Minh Châu đối
với con người. Chính điều đó đã làm nên một tác phẩm vừa có giá trị hiện thực đặc
sắc vừa có giá trị nhân đạo cao cả.
III. Kết luận:
- Khẳng định tác phẩm
đã thể hiện rõ nét tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả dành cho những số
phận bất hạnh, lam lũ.
- Tác phẩm đã để lại một
ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc với những triết lý nhân sinh độc đáo.
TS. Đinh Phan Cẩm Vân
(Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn – TP.HCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét