GỢI Ý LỜI GIẢI MÔN NGỮ VĂN
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2013-2014
PHẦN I ( 6 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm
một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
Một mùa
xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng
cho đời
Dù là tuổi
hai mươi
Dù là khi tóc
bạc
(Trích Ngữ văn 9, tập hai- NXB Giáo dục, 2012)
1. Nhan đề “Mùa xuân
nho nhỏ” được cấu tạo bởi những từ
loại nào? Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng gì?
Gợi ý:
1. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi từ loại: danh
từ “ mùa xuân”
và tính từ “nho nhỏ”.
Việc kết hợp giữa các
từ loại trên có tác dụng tạo nên nhan đề
có cấu tạo là một cụm danh từ. Nhan đề
này mới lạ, độc đáo, gây được sự hấp dẫn, chú ý của bạn đọc và thể hiện được
tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, khát vọng hòa nhập, cống hiến những phần đẹp
đẽ nhất, tinh túy nhất của cuộc đời mình
để góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.
2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp
phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả?
Gợi ý:
Nốt nhạc trầm
trong bài thơ có nét riêng là: Không véo von, cao giọng mà trầm lắng, thiếu nó
bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng. Nốt
nhạc trầm biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường nhỏ bé, khát vọng sống
hòa nhập làm nên mùa xuân chung đất nước
của nhà thơ Thanh Hải nói riêng và những con người lao động nói chung.
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận
khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ tâm niệm
của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế ( gạch dưới câu bị
động và những từ ngữ dùng làm phép thế)
Gợi ý:
a. Về hình thức:
- Học sinh trình bày đúng đoạn nghị luận, có đủ ba phần mở-
thân- kết, chữ đầu dòng thụt lùi vào 1 ô
và viết hoa, các dòng sau viết sát mép lề, nét chữ rõ ràng, dễ đọc, không bị
lỗi chính tả.
b. Nội dung:
* Câu mở:
- Giới thiệu khổ thơ “Một
mùa xuân nho nhỏ…..Dù là khi tóc bạc” trích từ bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
- Ý chính: Bạn đọc thấy được tâm niệm sống, khát vọng được
hòa nhập và cống hiến làm nên mùa xuân chung cho đất nước của nhà thơ.
*Thân đoạn:
- Nếu như ở khổ trước, tâm niệm của nhà thơ được thể hiện
một cách chân thành, khiêm nhường, nhỏ bé qua điệp từ “ ta làm” và qua những hình ảnh thiên nhiên đẹp tự nhiên, giản dị: con chim hót, một cành hoa…thì khổ thơ
tiếp theo, nhà thơ tự nhận mình là “Một
mùa xuân nho nhỏ”
+ Từ láy “nho nhỏ” làm định ngữ cho danh từ “mùa xuân” đã diễn tả mùa xuân là mùa đẹp
nhất, mùa của sức sống, sức phát triển của vạn vật và con người.
+ Đây còn là
hình ảnh ẩn dụ thể hiện sự hòa nhập, dầng hiến những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy
nhất của con người, góp phần làm nên mùa xuân chung cho đất nước.
+ Qua cụm từ
“Một mùa xuân nho nhỏ”, bạn đọc thấy
được mối quan hệ giữa cá nhân và tập
thể, thấy được cái hữu hạn của con người và cái vô hạn của đất trời: Một con
người- Một mùa xuân nho nhỏ, chưa thể tạo
nên mùa xuân chung cho đất nước nhưng có nhiều “ Mùa xuân nho nhỏ” góp lại sẽ tạo nên được
mùa xuân cho đất nước, dân tộc.
- Sự cống hiến này
giống như “nốt nhạc trầm” nhỏ bé, khiêm nhường “
Lặng lẽ dâng cho đời”, không khoa trương, ầm ĩ.
- Điệp ngữ “ Dù là”
với sắc thái ý nghĩa khẳng định như một lời hứa của nhà thơ với đất nước, với
chính lòng mình sẽ cống hiến bền bỉ suốt cả cuộc đời, bất chấp thời gian, tuổi
tác:
“Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi
tóc bạc”
- Liên hệ hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Nhà thơ đang nằm trên
giường bệnh và chỉ ít lâu sau đã qua đời mà vẫn dâng hiến cho đời bài thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”. Nhà thơ đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng bài thơ đó bất tử
với thời gian, được phổ nhạc thành bài hát vẫn được cất lên mỗi độ xuân về làm
xao xuyến biết bao lòng người.
* Kết đoạn:
- Thể thơ 5 chữ, gần với điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng
nhẹ nhàng, tha thiết, hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên, giản dị.
- Bạn đọc thấy được lý tưởng sống cao đẹp, khao khát cống
hiến hết sức mình cho đất nước, dân tộc của nhà thơ.
- Khát vọng cống hiến của nhà thơ Thanh Hải cũng từng được
nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong bài “Một
khúc ca xuân”:
“Nếu là con chim, chiếc
lá
Thì con chim phải hót,
chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có
trả
Sống là cho đâu chỉ
nhận riêng mình”…
c. Về ngữ pháp:
Học sinh gạch chân,
chú thích rõ ràng những câu bị động và từ ngữ dùng làm phép thế được sử dụng
thích hợp trong đoạn văn viết của mình.
PHẦN II ( 4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung
với quân lính:
“- Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở
Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã
phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (…) Các ngươi
đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để
dựng nên côn lớn”
(Trích Ngữ
văn 9, tập một- NXB Giáo dục 2012)
1. Đoạn văn trên
trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Gợi ý:
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.
- Tác giả Ngô gia văn phái: Nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì,
trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí, và Ngô Thì Du.
2. Nhà vua nói “ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng,
phương Nam ,
phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong
bài thơ “Sông núi nước Nam ” có nội dung tương tự.
Gợi ý:
- Nhà vua nói “ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng,
phương Nam ,
phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định: Chủ quyền độc lập lãnh
thổ dân tộc đã được phân định rõ từ xưa đến nay. Qua câu nói này, Quang Trung
muốn khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các tướng sĩ.
- Hai câu thơ trong bài thơ “Sông núi nước Nam ”
có nội dung tương tự là:
Phiên âm:
“Nam
quốc sơn hà Nam
đế cư
Tiệt nhiên định phận tại
thiên thư”
Dịch thơ:
“ Sông
núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở”
Hoặc “ Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành
rành định phận tại sách trời”
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy
trình bày suy nghĩ ( khoảng nửa trang
giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngay đêm bảo vệ biển đảo thiêng
liêng của dân tộc.
Gợi ý:
- Đây là phần học sinh bày tỏ
suy nghĩ về những vấn đề xã hội đang xảy ra trên đất nước. Bài làm có tính chất
mở song học sinh vẫn cần đảm bảo các mạch ý sau:
- Bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền độc lập dân tộc là trách nhiệm
và bổn phận của mỗi người dân Việt Nam . Nó là biểu hiện hùng hồn cho
truyền thống yêu nước của dân tộc khi đất nước có giặc ngoại xâm.
- Những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng
của dân tộc là nối tiếp, phát huy truyền thống yêu nước, bảo vệ non sông gấm
vóc của Tổ quốc.
- Những người lính đang canh giữ biển đảo của đất nước mang
trong mình những vẻ đẹp của người lính
trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đó là:
+ Họ mang phẩm
chất tốt đẹp của người lính cách mạng: Sống có lý tưởng, có “ lương tri, lương năng”, vượt mọi khó
khăn ( xa gia đình, quê hương, sống ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, đời sống vật
chất thiếu thốn…) nhưng vẫn cầm chắc tay súng bảo vệ biển đảo của đất nước. Họ
không chỉ có tinh thần trách nhiệm cao mà còn có lòng dũng cảm, gan dạ. Đặc
biệt là sự dũng cảm vượt lên chính mình để ngày đêm ở lại đảo xa thực hiện
nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Họ là những người lính có tình đồng
đội, biết gắn bó chia sẻ “ đồng tâm hiệp
lực, để dựng nên công lớn”.
+ Họ còn có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, trẻ
trung, lạc quan yêu đời; có phong cách sống hiện đại; có tri thức khoa học và
đặc biệt biết vận dụng sáng tạo những tri thức đó từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường vào việc bảo vệ biển đảo của đất nước.
- Đảng, Nhà nước, mọi
người dân đều hướng về họ với tấm lòng mến yêu, biết ơn, chia sẻ động viên. Nhà
nước đã có chính sách đãi ngộ đối với những người lính ở đảo xa và người thân của họ
ở hậu phương. Các ban ngành, đoàn thể trên cả nước đã tổ chức thăm hỏi, động
viên họ, đặc biệt là những ngày lễ, tết…
- Học sinh liên hệ tình
cảm và việc làm của em và trường em với các chiến sĩ đang canh giữ biển đảo cho
đất nước.
Gợi ý lời giải của cô
giáo Phạm Thị Tú Anh, giáo viên trường THCS Đống Đa- Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét