Hãy lắng nghe một cách chủ động — Nếu có thể hãy suy nghĩ trước khi bạn viết — nhưng đừng để bị rớt lại chậm hơn so với bài học.
Hãy thật cởi mở với những điểm mà bạn chưa tán thành. Đừng để việc tranh luận ảnh hưởng đến việc ghi chép của bạn
Phát triển và sử dụng một phương pháp ghi chép chuẩn gồm có các dấu câu, viết tắt, lề v.v...
Hãy ghi chép và lưu giữ những ghi chép vào một quyển sổ lớn. Lợi ích duy nhất của một cuốn sổ nhỏ là dễ mang theo nhưng đó không phải là mục đích của bạn. Một quyển sổ lớn cho phép bạn có đủ chỗ trống để lùi hàng hợp lí và có thể viết bài dưới dạng dàn ?ý.
Biết bỏ cách!
Bỏ cách vài dòng khi bạn chuyển từ ý này sang ý khác để bạn có thể chèn thêm vào những điểm mà bạn thấy cần thiết. Mục đích của bạn là có được những ghi chép hữu ích chứ không phải là tiết kiệm giấy.
Đừng ghi chép lại tất cả mọi thứ giáo viên nói. Trước hết điều đó là không thể và không cần thiết. Thứ hai là không phải mọi thứ đều quan trọng như nhau. Hãy cố gắng lắng nghe và chỉ ghi lại những điểm chính. Nếu bạn chỉ chăm chú vào việc viết thật nhanh, thì bạn không thể nghe giảng một cách sáng suốt, tỉnh táo. Tuy nhiên, đôi khi có những lúc mà viết quan trọng hơn nghĩ.
Lắng nghe các dấu hiệu của các điểm quan trọng, cách chuyển từ điểm này sang điểm khác, nhắc đi nhắc lại một điểm để nhấn mạnh, các thay đổi trong âm sắc giọng nói, liệt kê một loạt các luận điểm v.v…
Nhiều giáo viên cố gắng trình bày một vài điểm chính và một vài điểm phụ trong bài giảng. Phần còn lại là giảng giải tài liệu và phân tích. Hãy cố gắng nhận ra những điểm cốt yếu và không để bị rối trong một ma trận các điểm nhỏ nhặt không liên quan gì đến nhau. Nếu tập trung lắng nghe bạn sẽ nhận ra mối quan hệ giữa các ?ý. Hãy chú ? ý những điểm mà giáo viên cho là quan trọng.
Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" bạn 1 cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau
đây:
1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.
2. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.
3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.
4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.
5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.
6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút.
7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.
8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.
9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó
10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.
11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn
12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.
13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng.
14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5 — 10 phút cuối.
15. Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.
16.Ghi nhanh từ mới (khi học ngoại ngữ), những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.
17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.
18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.
Có thể đánh máy
19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.
20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó
Theo GE. (Nguồn: hocmai.vn )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét