THI VÀO LỚP 10 TẠI TPHCM:
Đề Văn hay nhưng không dễ được điểm cao
(Dân trí)- Trong ngày thi đầu, nhiều thí sinh tại TPHCM bất ngờ với đề Văn khi kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình học kỳ 1. Dù vậy đa số thí sinh đều cho biết đề khá vừa sức. Còn các giáo viên chuyên môn thì đánh giá đề khá hay, phân loại được học sinh.
>> Ngày mai, hơn 80.000 HS Hà Nội dự thi vào lớp 10 THPT
>> Hơn 60.000 HS dự thi tuyển sinh vào lớp 10
>> Ngày mai, hơn 80.000 HS Hà Nội dự thi vào lớp 10 THPT
>> Hơn 60.000 HS dự thi tuyển sinh vào lớp 10
Thí sinh Phương Dung, học sinh lớp 912 trường THCS Võ Trường Toản cho biết đề vừa sức và nằm trong nội dung đã học. Bài thi này em làm đươc 80%.
Còn thí sinh Nguyễn Bảo, học sinh lớp 9A4 trường THCS Trần Văn Ơn thì cho rằng đề cũng vừa sức và em làm bài được. Các bạn học chung với em hơi bất ngờ với đề vì toàn nằm trong nội dung học kỳ 1. Với khả năng của em thì chắc là được 6, 7 điểm.
Các thí sinh tại điểm thi THCS Trần Văn Ơn xem lại bài sau buổi thi môn Văn.
Cô Trần Thúy An, phó hiệu trưởng - nguyên tổ trưởng môn Văn trường THCS Trần Văn Ơn cho rằng đề hay với kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình học lớp 9. Kết cấu đề đầy đủ các phần kiểm tra kiến thức văn học, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Tuy nhiên, để đạt được 8, 9 điểm sẽ không dễ.
Nội dung đề Văn của kỳ thi vào lớp 10 tại TPHCM.
Với câu 1, mặc dù câu hỏi kiểm tra kiến thức đã học nhưng khá sáng tạo là không phải câu học thuộc lòng mà buộc học sinh hiểu mới làm bài được. Câu 2 cũng không khó và học sinh học lực trung bình cũng làm được.
Câu 3 là một câu nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh viết về tính tự lập. Theo cô Thúy An, câu nghị luận xã hội này hay. Cách dẫn đề thú vị khi dẫn đoạn trích từ tác phẩm Cổng trường mở ra của nhà văn Lý Lan. Với câu này, ở lứa tuổi của các em lớp 9 thì hoàn toàn đủ khả năng trình bày.
Riêng câu 4 là câu nghị luận văn học, yêu cầu thí sinh cảm nhận về cảnh mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân (tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du). Cô Thúy An cho rằng thơ của Nguyễn Du thường ngụ cảnh tả tình và mục tiêu ra đề để học sinh phát hiện sự thay đổi trong cảnh sắc cũng như thay đổi cảm xúc của con người. Thông thường thì đề ra một đoạn thơ liền mạch, tuy nhiên với đề này lại trích ở 2 đoạn cách nhau nên học sinh sẽ hơi vất vả để chuyển được ý giữa 2 đoạn.
Cô Thúy An đánh giá với câu 4, học sinh giỏi văn và có tư chất về văn học mới có thể đạt điểm cao, còn học sinh khá thì chỉ có khả năng được 3 điểm riêng câu này.
Tuy nhiên cô An cũng nhận định rằng đề Văn vừa sức, nhưng để đạt được 8, 9 điểm sẽ không dễ.
Lê Phương
dung waj~
Trả lờiXóaax day la de hi tuyen ak wai~
Trả lờiXóa