Ôn thi tốt nghiệp THPT theo tài liệu nào?

Ôn thi theo tài liệu nào?
TT - Học sinh lớp 12 đang vào mùa ôn thi. Ôn tập theo sách giáo khoa, theo tài liệu của Bộ GD-ĐT hay các sách hướng dẫn ôn tập khác đang là điều nhiều nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh băn khoăn.
Theo Bộ GD-ĐT, đề thi tốt nghiệp năm 2011 sẽ có 50% điểm số cho các yêu cầu vận dụng kiến thức. Trong ảnh: học sinh làm thử bài thi trên máy vi tính trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2011 tại Cần Thơ ngày 27-2 - Ảnh: Như Hùng
Năm học trước, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường sử dụng tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn học sinh ôn tập. Nhưng năm nay Bộ GD-ĐT chỉ chỉ đạo chung các trường tổ chức cho học sinh ôn tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Tránh nhầm lẫn
Theo giải thích của lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định cho mỗi lớp học, môn học cụ thể giống như các “đầu việc” mà các trường, giáo viên phải căn cứ vào đó để tổ chức dạy học, tổ chức ôn tập, kiểm tra đánh giá học sinh chứ không phải tài liệu ôn thi dành cho học sinh. Ôn thi “bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng” là xem chuẩn kiến thức, kỹ năng như yêu cầu cụ thể để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải.
Tuy nhiên “chất liệu” để giúp học sinh ôn tập đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng sẽ là sách giáo khoa, bài giảng của thầy cô, tích lũy của học sinh trong quá trình học tập, kể cả các loại tài liệu ôn tập khác nhau.
Chú ý phần chung - phần riêng
Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ vẫn có phần chung, gồm kiến thức giao thoa giữa chương trình chuẩn và nâng cao, và phần riêng thuộc chương trình chuẩn hoặc nâng cao.
Theo các chuyên gia Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, để học sinh không bỡ ngỡ, tránh sai sót khi làm bài thi, trong thời gian ôn thi các thầy cô giáo cần có hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh. Trên cơ sở cấu trúc đề thi từng môn thi do cục đã ban hành (năm 2010), học sinh có thể dễ dàng nhận biết phần kiến thức giao thoa giữa hai chương trình chuẩn và nâng cao.
Phần chung chiếm tỉ lệ điểm số nhiều hơn nên để đạt ít nhất điểm trung bình, học sinh cần chú trọng nhiều hơn đến phần kiến thức giao thoa. Còn phần riêng theo từng chương trình, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc để độ khó tương đương nhau.
Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất đối với thí sinh là chọn phần riêng thuộc chương trình mà mình học và ôn tập kỹ. Tuy nhiên, các em vẫn có thể chọn phần riêng không thuộc chương trình mình được học mà không phạm quy. Bộ GD-ĐT chỉ lưu ý những thí sinh làm cả hai phần riêng sẽ phạm quy, không được tính điểmphần riêng.
Mùa ôn thi năm 2010, nhiều trường, thầy cô giáo đã hiểu nhầm “tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng” và “chuẩn kiến thức, kỹ năng” là một và xem tài liệu trên là tài liệu duy nhất sử dụng cho học sinh ôn tập, dẫn đến việc có những học sinh không đạt được điểm giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vì bỏ sót kiến thức.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã giải thích về việc này, trong đó nhấn mạnh tài liệu trên chỉ giúp học sinh ôn tập có trọng tâm, không phải tài liệu ôn tập duy nhất do Bộ GD-ĐT quy định. Những học sinh có học lực trung bình, dưới trung bình sử dụng tài liệu trên để tránh quá tải có thể đạt điểm trung bình, khá trong kỳ thi. Những học sinh có lực học tốt hơn, có thể ôn tập đầy đủ hơn theo sách giáo khoa để đạt điểm giỏi.
Đề cập kỳ thi tốt nghiệp năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi, Bộ GD-ĐT từ đầu năm học đã yêu cầu các trường có định hướng dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng bám sát kiến thức cơ bản, tăng cường các kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
Đề thi tốt nghiệp năm 2011 sẽ có 50% điểm số cho các yêu cầu vận dụng kiến thức. Vì thế, học sinh không nên chạy theo các lò luyện nâng cao, không cần thiết tham khảo nhiều tài liệu, chỉ cần bám sát chương trình - sách giáo khoa. Các trường tăng cường việc kiểm tra, có thể tổ chức các kỳ thi thử để giúp học sinh làm quen với các đề thi có yêu cầu “vận dụng kiến thức”, làm quen với kỹ thuật thi trắc nghiệm...
Không cắt xén chương trình
Theo ông Vũ Đình Chuẩn - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, sau khi công bố môn thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 3-2011, Vụ Giáo dục trung học mới có hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT gửi các sở GD-ĐT để triển khai cho các nhà trường. Nhưng tinh thần chung sẽ không hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng môn thi, không giới hạn kiến thức mà chỉ hướng dẫn chung các trường trong việc tổ chức ôn tập cho học sinh, hướng dẫn phương pháp ôn tập có hiệu quả.
Về việc này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các trường vào thời điểm này gấp rút phân loại học sinh theo học lực để có biện pháp kịp thời phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh yếu, kém nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở mức trên trung bình.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: với việc chỉ đạo phân loại, bám sát từng đối tượng học sinh nên từ kỳ thi trước tuy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi không tăng nhưng tỉ lệ học sinh đỗ loại trung bình tăng rõ rệt. Vì vậy, việc này cũng cần được triển khai thật tốt trong từng trường, từng địa phương, nhất là những nơi có tỉ lệ tốt nghiệp THPT chưa cao trong các năm trước.
Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, để chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011, các trường xây dựng kế hoạch tổ chức ôn tập cho học sinh, nhưng tuyệt đối không được cắt xén chương trình, dạy dồn để dành thời gian cho môn thi. Việc dạy học vẫn phải đảm bảo đúng chương trình, thời gian năm học, đảm bảo chất lượng dạy học cả những môn thi và môn không thi.
TRỊNH VĨNH HÀ

Đề thi HSG lớp 9 TP.HCM 2010-2011

Câu 1: 8 điểm
Đen và trắng

Hồi còn học cấp I, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn. Thực tế, tôi ko nhớ chúng rồi đã cãi nhau vì cái gì, nhưng bài học ngày hôm ấy thì tôi vẫn nhớ mãi. Khi cãi nhau, tôi khăng khăng cho rằng tôi đúng, bạn tôi sai, và bạn tôi cũng nhất quyết tôi sai nó đúng ! Cô giáo tôi bắt gặp, bảo cả hai chúng tôi lên phòng giáo viên.
Cô yêu cầu mỗi đứa ngồi một bên cạnh bàn, ở giữa là 1 quả bóng nhựa khá lớn. Tôi nhìn vào quả bóng, màu nó đen sì. Thế mà khi cô giáo hỏi : " Các em thấy quả bóng màu gì ?" thì cậu bạn tôi đáp: " Thưa cô, màu trắng". Tôi ko thể hiểu nổi nó đang nói gì. Mắt nó mờ hay đầu óc nó bị điên ? Hay nó muốn trêu tức tôi? Thế là tôi bật lên cãi "Màu đen chứ, đồ ngốc! ". Chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau về màu sắc của quả bóng.

Đến lúc này thì cô giáo bảo chúng tôi đổi chỗ cho nhau. Lần này thì cô hỏi tôi: " Quả bóng màu gì?",tôi đành trả lời là màu trắng. Bởi quả bóng được sơn hai màu khác nhau ở hai phía. Từ chỗ tôi ngoài ban đầu thì thấy nó màu đen, còn chỗ bạn tôi thì nó màu trắng. Vậy mà chúng tôi đã gân cổ cãi nhau vì hai điều mà cả hai chắc chắn cho là mình đúng, mà ko hiểu sao người kia nói ngược lại ý kiến của mình.

Vì vậy, đừng bao giờ tự cho là mình hoàn toàn đúng. Bạn phải đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của ngưòi khác để đánh giá sự việc, tình huống trong cuộc sống theo quan điểm của chính họ thì mới có thể thực sự hiểu họ được.

Từ câu chuyện tre6nm hảy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống.

Câu 2: 12 điểm

"Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người."
                               (Lê Đình Kỵ - Cảm nhận văn học)
Hãy làm sáng tỏ nhận đĩnh trên qua một số tác phẩm văn học

Giấc ngủ sâu sẽ giúp nhớ lâu

Đề - Đáp án kì thi chọn HSG 12 Quốc gia 2011 môn Văn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2011
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11/1/2011
(Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 1. (8,0 điểm)
Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế
ngự mình thì dễ vấp ngã.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả
của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.
Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã
học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---------------------------- HẾT---------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.


-----------------------------

Câu 1. (8,0 điểm)

Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác

nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản,

cần đạt được một số yêu cầu sau:

1. Về hình thức và kĩ năng (2,0 điểm)

- Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng

phải phù hợp và nhuần nhuyễn.

- Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời

sống và những trải nghiệm của riêng mình...Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề

thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.

- Thí sinh cần phải xác định tâm thế của người trong cuộc: không phải chỉ nói

về người khác, cho người khác; mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của mình,

phải nói từ mình, nói cho mình. Ở đây, cùng với nhận thức đời sống còn là quá trình

tự nhận thức để vươn tới hoàn thiện nhân cách của chính mình.

2. Về nội dung (6,0 điểm)

a) Làm rõ nội dung ý kiến (2,0 điểm):

- Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một

vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí.

- Chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân để

tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn

thiện nhân cách.

- Hiểu được: cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn

mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội.

b) Bàn luận, mở rộng vấn đề (3,0 điểm):

- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật

trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh

mẽ cùng một lý trí tỉnh táo.

- Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng phấn đấu của

con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng.



c) Liên hệ bản thân (1,0 điểm):

- Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn rũa để có được sự mạnh mẽ của ý

chí và sự tỉnh táo của lý trí.

- Có những phương hướng cụ thể để trau dồi những phẩm chất trên ngay khi

ngồi trên ghế nhà trường.

Câu 2. (12,0 điểm)

Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo các cách thức khác nhau và

lựa chọn những dẫn liệu khác nhau, có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm

riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về

cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:

1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm)

Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu

văn bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một vấn đề lí

luận văn học, cụ thể là lí luận về hình tượng và lao động nghệ thuật của nhà văn; cảm

nhận và phân tích được những biểu hiện của nữ tính trong hình tượng nhân vật phụ

nữ của tác phẩm văn học.

2. Về nội dung (9,0 điểm)

a) Làm rõ nội dung, ý nghĩa của nhận định (3,0 điểm):

- Từ một số tác phẩm văn học đã được học có hình tượng nhân vật phụ nữ, thí

sinh cần trình bày cách hiểu của mình về khái niệm “nữ tính” và những biểu hiện sinh

động của nó trong đời sống và trong văn học. Lưu ý: đề thi không yêu cầu thí sinh

phải lý luận đầy đủ về “nữ tính” mà chỉ cần nêu được những nét đặc trưng của nữ tính

trên một số phương diện chính như ngoại hình, thể chất, đạo đức, tâm lý, xã

hội…Điều quan trọng là thí sinh thấy được rằng hình tượng nhân vật phụ nữ trong

văn học đã trải qua quá trình vận động, biến đổi phản ánh được sự vận động, biến đổi

về địa vị xã hội của người phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử.

- Thí sinh cần hiểu được: nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh việc phát hiện

phương diện nữ tính của người phụ nữ trong quá trình sáng tạo là nhân tố có ý nghĩa

quyết định sự thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm. Đồng thời

thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầu không thể thiếu đối với

người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩ lưỡng về cuộc sống, về

con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc về giới.

- Điểm nhìn của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ cũng cần

được lưu ý. Việc tác giả nhìn nhân vật nữ từ quan điểm của người khác giới hay từ

chính quan điểm của người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ thành công

của hình tượng nhân vật phụ nữ.

- Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trong

những yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật và càng có ý nghĩa đối

với những nền văn học còn chưa có nhiều truyền thống về nữ quyền.

b) Phân tích một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu (6,0 điểm):

- Cần lựa chọn được một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác

phẩm từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại đã học, không hạn định về thể

loại, về tác phẩm trong nước hay nước ngoài.

- Cần làm nổi bật được những biểu hiện phong phú và tinh tế của nữ tính trong

khi phân tích vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật phụ nữ đó.

- Cần nêu bật những đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện nữ tính ở mỗi hình

tượng nhân vật mà mình lựa chọn phân tích./.

----------------Hết------------------

11 “tuyệt chiêu”… vượt bẫy trắc nghiệm

Mực Tím - Thứ Sáu, 4/3/2011

Với 11 tuyệt chiêu này, bạn sẽ an tâm khi “đối đầu” với các môn thi trắc nghiệm.

1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”.

2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.

3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.

4. Trước giờ thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy “marathon”.

5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bút chì mềm (như 2B...). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.

6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu TLTN. Bằng cách đó, thí sinh có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm.

7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; thí sinh phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng.

8. Nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).

9. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian.

10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng.

11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất; không nên để trống một câu nào (không trả lời).

C.R.M (tổng hợp)