HSG: Quảng Trị 2009

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                            ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
       QUẢNG TRỊ  
                                                Năm học 2008 - 2009
    ĐỀ CHÍNH THỨC                                               Môn thi: Ngữ Văn
        VÒNG I                                           Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)   

--------------------------------------------------------------------------------------
Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ sau:

LỜI MẸ DẶN   

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi                                           
Mẹ tôi thương con không lấy chồng                                 
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải                                           
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn                                             
                                                                               
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ                                 
Ngày ấy tôi mới lên năm                                                 
Có lần tôi nói dối mẹ                                                       
Hôm sau tưởng phải ăn đòn
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc:
-"Con ơi! Trước khi nhắm mắt
Cha con dạy con suốt đời
Phải làm một người chân thật"

-"Mẹ ơi, chân thật là gì?"
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
"Thấy buồn muốn khóc là khóc
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu"
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
-"Bé ơi, bé yêu ai nhất?"
Nhớ lời mẹ, tôi trả lời:
-"Bé yêu những người chân thật"

Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không! Những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giất trắng tuyệt vời
In lên vết son đỏ chói.

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Những lời mẹ dặn thởu lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son đỏ chói
Người làm xiếc đi dây rất khó
Nhưng không khó bằng nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật

"Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu"

Tôi muốn làm nhà văn chân thật
Chân thật trọn đời.
Đường mật công danh
Không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá!
 
                                                                   ( In trong tập "100 bài thơ hay thế kỉ XX)

          VÒNG II

Câu 1: Anh (chị) hiểu thế nào về khuynh hướng sử thi trong văn học hiện đại Việt Nam từ 1945 đến 1975?                 
Câu 2: Nhà văn Nga M.Gorky có nói: " nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng - chủ quan - của mình, tìm thất trong những ấn tượng đó cái có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng."
  Bình luận ý kiến trên.

HSG: Hà Nội 2008

Đề thi HSG Văn thành phố Hà Nội năm học 2008-2009:

Vòng 1:

Câu 1: Anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận về chủ đề: "Người chiến thắng".

Câu 2: Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH từng nhận xét:"Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ"Anh(chị) suy nghĩ gì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thông qua những tác phẩm thơ đã học.

Vòng2:

Câu 1: Anh(chị) hãy viết 1 bài văn nghị luận chủ đề "Con đường phía trước".

Câu 2:"Trong đời sống văn học,những nhà văn có tài năng,người thì đóng góp vào 1 cách viết,người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé,đặc sắc mà giàu giá trị.Nhưng trên tất cả,anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng cùa anh ta trong 1 vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến."
(Nguyễn Minh Châu)

Anh chị hãy bình luận về câu nói trên và làm sáng tỏ thông qua các tác phẩm truyện,ký đã học trong chương trình Ngữ văn.

HSG: Quảng Trị 2008


SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN THI: VĂN HỌC


Câu 1: (1 điểm)
Phong cách văn học và những biểu hiện cụ thể của phong cách văn học.

Câu 2: (2 điểm)
Ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Du:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc tiểu thanh kí)

Câu 3: (7 điểm)
Một đoạn trong nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đề ngày 20 tháng 11 năm 1971 có ghi:
...." Cuộc sống tuyệt vời biết bao, trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời."
Trích trong" Mãi mãi tuổi 20"

HSG: Quảng Bình 2008

Đề thi học sinh giỏi 11 & 12(2008-2009)
****Sở giáo dục đào tạo Quảng Bình****
Môn thi: Ngữ Văn.



*Vòng1:

Câu 1: (2 điểm)

Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta-mình trong Việt Bắc.
Câu 2: (2 điểm) Tìm hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ sau:

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

( tiếng hát còn tàu - Chế Lan Viên )

Câu 3: (6 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:

“điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy”
(mấy ý nghĩ về thơ-Ngữ văn 12 nâng cao tập 1, trang 52 , NXB GD 2008)

Dựa vào một số bài thơ đã học, anh chị hãy nêu nhận xét về ý kiến trên.


*Vòng 2:
Câu 1: (4 điểm) Từ ý thơ của Tố Hữu:

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn bàn về lý tưởng sống của thanh niên trong thời đại hiện nay.

Câu 2: (6 điểm)

Tương đồng và khác biệt trong đoạn trích Đất nước(Trường ca mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Thi HSG12 V2 : TPHCM 2010 ( đáp án)


SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
             
KÌ THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ hai: 20–10–2010
      HƯỚNG DẪN CHẤM  
      I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
        • Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
        • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
        • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

      II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
      1. Yêu cầu chung về kĩ năng
        • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác.
        • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
        • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.

      1. Yêu cầu chung về nội dung 
Câu Nội dung Điểm
Câu 1    Bàn về ý kiến của Nguyễn Khải     8,0
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
   
    • Giá  trị tức thời : là những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần chưa trải qua thử thách, sự sàng lọc của thời gian; chỉ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định.
    • Giá trị bền vững : chủ yếu là những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sự sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa lâu bền.
    • Con người cần có giá trị vật chất và tinh thần tức thời để tồn tại. Nhưng để sống có nhân cách phải rèn luyện, gắn bó, tiếp thu những giá trị tinh thần bền vững.
1,5





 
   
    • Những giá trị tức thời về vật chất (cơm, áo, gạo, tiền …) và tinh thần (vui chơi, giải trí …) là điều kiện tất yếu để đảm bảo cuộc sống.
    • Nhưng để sống có ý nghĩa, cần vươn tới những giá trị tinh thần tốt đẹp (tâm hồn, trí tuệ, hành động, nhân cách ... ) trên nền tảng những giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí … của dân tộc và nhân loại.
    • Phê phán lối sống thực dụng, quá đề cao những giá trị vật chất tức thời
4,0
   
    • Cần biết tiếp nhận và ứng xử hợp lí trước những giá  trị cuộc sống.
    • Phải có bản lĩnh để sống có phẩm hạnh, cốt cách, nhân cách.
1,5
Câu  2       Bình luận và làm sáng tỏ  một nhận định văn học. 12,0
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
   
    • Cách nói hình ảnh đã khẳng định vị trí không thể thay thế của một nhà văn có đóng góp quan trọng trong lịch sử văn học của một dân tộc.
2,0
   
    • Nhà văn có  vị trí thực sự trong lịch sử văn học dân tộc phải là nhà văn có phong cách độc đáo; tác phẩm có những đóng góp đặc sắc về  nội dung và nghệ thuật.
    • Những đóng góp độc đáo, đặc sắc làm cho diện mạo văn học thêm đa dạng, phong phú, mới mẻ, sâu sắc; khẳng định vị trí không thể thay thế được của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc.
2,0
   
    • Chứng minh vấn đề qua tác phẩm văn xuôi của một nhà văn.
6,0
   
    • Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận.
    Lưu ý: học sinh có thể sử dụng một hoặc nhiều tác phẩm của một tác giả để chứng minh.
1,0

Thi HSG12 V2 : TPHCM 2010 ( đề thi)



SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
              ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ hai: 20–10–2010
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
    (Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (8 điểm) 
      Nói cho cùng, để sống được hằng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền vững”.      (Nguyễn Khải)
      Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. 
  
Câu 2 (12 điểm) 
  Văn học sử một dân tộc, nếu ví như một phòng triển lãm hội họa (…) thì một nhà văn có vị trí thật sự trong lịch sử văn học phải là tác giả của những bức tranh mà, nếu vì lí do nào đấy, phải tháo cất đi, thì phòng triển lãm cứ đành bỏ trống một mảng tường lớn, không lấy gì điền vào, thay vào cho tương xứng được.
        (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – Nâng cao, tập một, tr 58, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010) 
   Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ điều anh chị hiểu qua sáng tác của một tác giả văn xuôi.





…………….. Hết ………………






                       Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh…………………………………………    Số báo danh:……………………


SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
             
KÌ THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ hai: 20–10–2010
      HƯỚNG DẪN CHẤM  
      I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
      • Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
      • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
      • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

      II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
      1. Yêu cầu chung về kĩ năng
      • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác.
      • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
      • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.

      1. Yêu cầu chung về nội dung 
CâuNội dungĐiểm
Câu 1   Bàn về ý kiến của Nguyễn Khải    8,0
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
   
    • Giá  trị tức thời : là những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần chưa trải qua thử thách, sự sàng lọc của thời gian; chỉ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định.
    • Giá trị bền vững : chủ yếu là những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sự sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa lâu bền.
    • Con người cần có giá trị vật chất và tinh thần tức thời để tồn tại. Nhưng để sống có nhân cách phải rèn luyện, gắn bó, tiếp thu những giá trị tinh thần bền vững.
1,5





 
   
    • Những giá trị tức thời về vật chất (cơm, áo, gạo, tiền …) và tinh thần (vui chơi, giải trí …) là điều kiện tất yếu để đảm bảo cuộc sống.
    • Nhưng để sống có ý nghĩa, cần vươn tới những giá trị tinh thần tốt đẹp (tâm hồn, trí tuệ, hành động, nhân cách ... )trên nền tảng những giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí … của dân tộc và nhân loại.
    • Phê phán lối sống thực dụng, quá đề cao những giá trị vật chất tức thời
4,0
   
    • Cần biết tiếp nhận và ứng xử hợp lí trước những giá  trị cuộc sống.
    • Phải có bản lĩnh để sống có phẩm hạnh, cốt cách, nhân cách.
1,5
Câu  2      Bình luận và làm sáng tỏ  một nhận định văn học.12,0
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
   
    • Cách nói hình ảnh đã khẳng định vị trí không thể thay thế của một nhà văn có đóng góp quan trọng trong lịch sử văn học của một dân tộc.
2,0
   
    • Nhà văn có  vị trí thực sự trong lịch sử văn học dân tộc phải là nhà văn có phong cách độc đáo; tác phẩm có những đóng góp đặc sắc về  nội dung và nghệ thuật.
    • Những đóng góp độc đáo, đặc sắc làm cho diện mạo văn học thêm đa dạng, phong phú, mới mẻ, sâu sắc; khẳng định vị trí không thể thay thế được của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc.
2,0
   
    • Chứng minh vấn đề qua tác phẩm văn xuôi của một nhà văn.
6,0
   
    • Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận.
    Lưu ý: học sinh có thể sử dụng một hoặc nhiều tác phẩm của một tác giả để chứng minh.

Thi HSG V1: TP HCM 2010

Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị.  Tải xuống tệp đính kèm gốc
SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
              ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ nhất: 19–10–2010
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể  thời gian phát đề)
    (Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (8 điểm)
      Suy nghĩ của anh/ chị về lời khuyên: Lối đi ngay dưới chân mình.
Câu  2 (6 điểm)
      Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn văn sau:
      Ở đời, thỉnh thoảng ta lại có cảm giác như thế mỗi khi sung sướng quá, mỗi khi yêu nhiều quá. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi ! Người mắc bệnh lưu li đã xa cách phần tử mấy chục năm rồi mà lạ thay sao cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu mình vẫn cảm như thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc ! Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu đi hái để đem về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí và đẹp như những bức tranh lập thể, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên . . . bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu …
            (Vũ  Bằng - Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993) 
       (Cây sầu đâu: cây xoan ta; phần tử: phần (cây bưởi), tử (cây thị) vốn là hai thứ cây thường trồng ở thôn quê, được dùng như biểu tượng chỉ nơi quê nhà) 
  Câu 3 (6 điểm)
            Một câu thơ  hay là một câu thơ có sức gợi.
                      (Lưu Trọng Lư)
  Hãy bàn luận về ý kiến trên.
… ………….. Hết ………………







 
                       Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh…………………………………………    Số báo danh:………………...


SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
             
KỲ  THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ nhất: 19–10–2010
      HƯỚNG DẪN CHẤM  
      I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
        • Đề bài gồm 3 câu: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 và 3 (mỗi câu 6 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kĩ năng cảm thụ, và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
        • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
        • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

      II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
      1. Yêu cầu chung về kĩ năng
    • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác.
    • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
    • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.

      1. Yêu cầu chung về nội dung 
  Nội dung Điểm
Câu 1    Suy nghĩ  về lời khuyên: Lối đi ngay dưới chân mình.  
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
   
    • Phương hướng, định hướng, cách thức, giải pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống có  ngay trong hoàn cảnh thực tại và chính bản thân mỗi người.
    • Cần có trí tuệ, bản lĩnh, hành động để khám phá.
1,5
   
    • Cuộc sống có nhiều khó khăn, bất trắc, bế tắc. Nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những cơ sở để tìm ra những giải pháp.
    • Có suy nghĩ sáng suốt, bản lĩnh vững vàng và hành động cụ thể sẽ có khả năng khám phá, giải quyết.
4,0
   
    • Bài học về  lối sống chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm.
    • Phê phán lối sống thụ động, thiếu bản lĩnh.
1,5
 
Câu 2    Cảm nhận về đoạn văn của Vũ  Bằng  
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
 
  • Vẻ đẹp nội dung:
   + Nỗi nhớ  tha thiết, cụ thể, sống động về hương sắc hoa sầu đâu.
   + Tình cảm gắn bó và nỗi niềm thương nhớ  quê hương.
  • Vẻ đẹp nghệ thuật:
   + Từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ; câu văn giàu nhạc điệu …
   + Hình ảnh gần gũi, bình dị, đậm đà hồn quê.
   + Liên tưởng và cảm nhận tinh tế…
4,0
    - Cái tôi tác giả chân thật, tinh tế, tài hoa.
    - Gợi tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở.
1,0
Câu 3    Bàn luận về ý kiến: Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.  
     Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0
   Câu thơ có sức gợi tả, gợi liên tưởng, tưởng tượng; gợi tình cảm, cảm xúc là câu thơ độc đáo, ấn tượng, có sức lay động … 1,0
   - Thơ là thể loại trữ tình, là tiếng nói của tình cảm và trí tưởng tượng phong phú; ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa, giàu nhạc điệu … tạo sức gợi của thơ.
   - Câu thơ có sức gợi thì lời thơ dư ba, ý thơ đa nghĩa, nhạc thơ vang vọng, tạo nên những rung động thẩm mĩ sâu sắc.
   - Thiếu sức gợi, câu thơ kể lể, khó lay động.
3,0
   - Là một nhận xét chính xác, sâu sắc, rất tinh của một người sành thơ, sành nghề.
   - Giúp người làm thơ có định hướng để sáng tác; người đọc thơ có cơ sở để phân biệt thơ hay, dở.
   Lưu  ý: Thí sinh cần kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.
1,0

 

Đáp án kì thi HSG 12 : TPHCM năm 2010-2011



SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ  HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
             
KÌ  THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ 
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể  thời gian phát đề)

      HƯỚNG DẪN CHẤM  
      I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
  • Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
  • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
  • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

      II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
  1. Yêu cầu chung về kĩ  năng
  • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác.
  • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
  • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.
  2. Yêu cầu chung về nội dung 

Câu Nội dung Điểm
Câu 1     Suy nghĩ về vấn đề  đặt ra trong hai trích dẫn về  ước mơ. 8,0
  • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
      
  • Ý kiến 1: Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên mơ ước quá nhiều, quá xa rời thực tại.
  • Ý kiến 2: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn để đủ sức mạnh biến những điều mơ ước thành hiện thực. 
2,0


      
  • Tuy nhiên, các  ý kiến trên vẫn có những hạn chế:
        + Trong cuộc sống, nếu không có nhiều mơ ước, không có những ước mơ cao, xa, con người sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu.
        + Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực.
  • Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ ước hão huyền.
  • Lưu ý: học sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.
4,0
      
  • Phê phán những người không dám mơ ước và những kẻ mơ tưởng viển vông.
  • Phương hướng rèn luyện của bản thân.
1,0
Câu 2         Làm sáng tỏ một ý  kiến bàn về văn học. 12,0
  • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,5
      
  • Cuộc sống được  đề cập trong văn học luôn có hai mặt: vừa có  những hạnh phúc tuyệt vời vừa có những đau khổ  bất tận, vừa có nụ cười trong sáng vừa có giọt nước mắt cay đắng.
  • Sở dĩ như vậy vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống với tất cả mọi chiều kích của nó.
3,0
      
  • Học sinh phân tích tác phẩm để chứng minh:
  • Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đức hy sinh, sự rung động trước cái đẹp,…
  • Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, cái khốc liệt của chiến tranh, …
àTất cả những điều này đều được phản ánh trong văn học.
  • Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế. 
  • Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.
6,0
      
  • Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận.
1,5

Đề thi -HDC HSG 12: TPHCM năm 2010-2011



SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ  HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
              ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể  thời gian phát đề)
      (Đề thi có 01 trang)

    Câu 1 (8 điểm)
    Ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.
    Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai trích dẫn trên.
  
    Câu 2 (12 điểm)
    Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.
                                  (Theo Nguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi 20)
    Anh/chị  hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học.
         
…………….. Hết ………………







                       Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị  không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………… Số báo danh:……………………


---------------------

SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ  HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
             
KÌ  THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ 
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể  thời gian phát đề)

      HƯỚNG DẪN CHẤM  
      I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
  • Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
  • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
  • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

      II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
  1. Yêu cầu chung về kĩ  năng
  • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác.
  • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
  • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.
  2. Yêu cầu chung về nội dung 

CâuNội dungĐiểm
Câu 1    Suy nghĩ về vấn đề  đặt ra trong hai trích dẫn về  ước mơ.8,0
  • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
      
  • Ý kiến 1: Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên mơ ước quá nhiều, quá xa rời thực tại.
  • Ý kiến 2: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn để đủ sức mạnh biến những điều mơ ước thành hiện thực. 
2,0

      
  • Tuy nhiên, các  ý kiến trên vẫn có những hạn chế:
        + Trong cuộc sống, nếu không có nhiều mơ ước, không có những ước mơ cao, xa, con người sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu.
        + Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực.
  • Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ ước hão huyền.
  • Lưu ýhọc sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.
4,0
      
  • Phê phán những người không dám mơ ước và những kẻ mơ tưởng viển vông.
  • Phương hướng rèn luyện của bản thân.
1,0
Câu 2        Làm sáng tỏ một ý  kiến bàn về văn học.12,0
  • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,5
      
  • Cuộc sống được  đề cập trong văn học luôn có hai mặt: vừa có  những hạnh phúc tuyệt vời vừa có những đau khổ  bất tận, vừa có nụ cười trong sáng vừa có giọt nước mắt cay đắng.
  • Sở dĩ như vậy vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống với tất cả mọi chiều kích của nó.
3,0
      
  • Học sinh phân tích tác phẩm để chứng minh:
  • Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đức hy sinh, sự rung động trước cái đẹp,…
  • Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, cái khốc liệt của chiến tranh, …
àTất cả những điều này đều được phản ánh trong văn học.
  • Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế. 
  • Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.
6,0
      
  • Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận.
1,5

TS ĐH 2011: Đề thi - Gợi ý Môn Văn Khối C


ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?
Câu II. (3,0 điểm)
Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
Câu III.b. Theo Chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
            Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
            Cặp vợ chồng yêu thương nhau góp nên hòn Trống Mái
            Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
            Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
            Những con rồng năm im góp dòng sông xanh thẳm
            Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
            Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
            Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
            Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
            Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
            Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
            Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
                        (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
                        Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 – 118)
            Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
------------------------------
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau :
            a. Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn :
            - Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776.
            - Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.
            b. Ý nghĩa của việc trích dẫn:
            - Tác giả tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam là “một lẽ phải không ai chối cãi được”, đồng thời tạo tiền đề cho lập luận nêu ở phần sau.
            - Tác giả thể hiện thái độ trân trọng tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của hai nước Pháp và Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
            - Tác giả muốn từ vấn đề nhân quyền để “suy rộng ra” và phát triển thành quyền dân tộc. Đây là đóng góp lớn về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
            - Tác giả cũng chỉ ra cho thực dân Pháp thấy rõ: nếu chúng âm mưu tái chiếm nước ta là xúc phạm đến nguyên lý về quyền độc lập tự do mà chính tổ tiên của chúng đã nêu ra trước kia. Đây là lối tranh luận “lấy gậy ông đập lưng ông” thể hiện thái độ vừa kiên quyết vừa khôn khéo của tác giả. Mặt khác, khi đặt ba bản tuyên ngôn ngang nhau, tác giả còn bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
Câu II: Thí sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản của câu hỏi: Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổ còn quan trọng hơn.
            Thí sinh có thể trình bày bài viết theo những nội dung cụ thể khác nhau. Sau đây là một số gợi ý :
            - Giới thiệu ý kiến của đề bài: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổ còn quan trọng hơn.
            - Giải thích :
            + Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
            + Xấu hổ : cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác.
            + Ý kiến : thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan hệ của tự hào với xấu hổ : tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng hơn.
            - Phân tích, chứng minh :
            + Tự hào là cần thiết :
            × Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó cũng dễ là người có thái độ tự tin.
            × Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công.
            + Biết xấu hổ còn quan trọng hơn :
            × Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái.
            × Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân.
            × Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm.
            × Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người.
            × Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống.
            - Phê phán : Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống.
            - Bình luận : Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó) là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn.
            - Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng :
            + Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống.
            + Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân.
            + Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tốt.
Câu III.a:
1.      Yêu cầu về kĩ năng:
_ Biết cách làm một bài nghị luận văn học để cảm nhận tác phẩm về nội dung, nghệ thuật
_ Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ
2.      Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết, thí sinh trình bày theo nhiều cách nhưng cần nêu được những ý chính sau:
1.      Tác giả, tác phẩm:
-         Tác giả: Nguyễn Tuân là nhà văn mang phong cách tài hoa, uyên bác
-         Tác phẩm: “Chữ người tử tù” rút ra từ tập “Vang bóng một thời” (1940), không chỉ thành công về nội dung mà còn có những nghệ thuật đặc sắc, nhất là tạo tình huống truyện độc đáo.
2.      Phân tích cụ thể:
-         Tìm hiểu về tình huống truyện trong tác phẩm tự sự, trong “Chữ người tử tù”
+ Sự gặp gỡ giữa những tâm hồn yêu cái đẹp trong hoàn cảnh éo le, đầy kịch tính.
+ Quản ngục, thơ lại là người có quyền trong nhà tù – Huấn Cao, phạm nhân đều hướng về cái đẹp của nghệ thuật thư pháp
-         Khai thác tình huống truyện xoay quanh hai tuyến nhân vật:
+ Huấn Cao:
·        Tài viết chữ đẹp hấp dẫn quản ngục, ông xem việc có được chữ của ông Huấn là có báu vật trên đời
·        Tâm: yêu nước, hiên ngang, bất khuất của người có tài, “biệt nhỡn liên tài” để tìm người giữ chữ cho đời (chọn dẫn chứng và phân tích để làm bật lên những ý trên)
+ Quản ngục, thơ lại:
·        Hai nhân vật này hợp lại để xin và giữ chữ bằng cái tâm hướng về cái đẹp
·        Yêu cái đẹp đến độ dám chơi chữ với tử tù (chọn dẫn chứng và phân tích)
+ Và kết thúc của tình huống truyện là “cảnh cho chữ lạ lùng chưa từng có”:
·        Cho chữ ở nhà ngục tử tù bật lên sự tồn tại vĩnh hằng của thư pháp ngay chốn tử tù
·        Sự thay bậc đổi ngôi: người tù thì đứng, dù cổ mang gông, chân vướng xiềng vẫn ung dung cho chữ, còn thơ lại, quản ngục run run, khúm núm.
·        Nhà tù tối tăm, hôi hám, dơ bẩn nhưng sáng rực với bó đuốc soi rọi trên ba cái đầu chụm vào nhau cùng hướng về tấm lụa bạch và mùi thơm của thoi mực.
·        Sức mạnh của thư pháp cảm hứng kẻ lầm đường lạc lối về với nẻo chính đường ngay (minh họa và phân tích)
-         Cảm nhận chung: Nghệ thuật tạo tình huống truyện trong “Chữ người tử tù” làm bật lên tư tưởng, nội dung của tác phẩm “Chữ người tử tù”.
3.      Đánh giá tác giả, nghệ thuật tạo tình huống truyện của tác phẩm.
Câu III.b.
1) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích :
     - Trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm ở miền Nam: nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đoạn thơ trích thuộc phần đầu của chương V.
            - Tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” được thể hiện tập trung qua đoạn thơ :
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.”
 chi phối cách cảm nhận của nhà thơ về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá … của đất nước.
2) Phân tích đoạn thơ :
a. Tám câu đầu: Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những địa danh, thắng cảnh. Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân, được cảm thụ qua tâm hồn nhân dân. Chú ý khả năng gợi cảm nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng của các hình ảnh, cảnh vật: tình nghĩa thuỷ chung, thắm thiết (hình ảnh núi Vọng Phu, hòn Trống Mái); sức mạnh bất khuất (chuyện Thánh Gióng); cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương); truyền thống hiếu học (cách cảm nhận về núi Bút non Nghiên); Đất Nước tươi đẹp (cách nhìn dân dã về núi Con Cóc, Con Gà, về dòng sông Cửu Long gợi dáng những con rồng)vv… Đất Nước hiện lên vừa gần gũi, vừa thiêng liêng.
            b. Bốn câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hoá thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước. Nhân Dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất này.
    c. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều địa danh quen thuộc, những chất liệu văn hoá dân gian để nói về Đất Nước. Theo Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước được  hình thành từ công sức của nhân dân, của những con người lao động bình dị. Đây cũng là biểu hiện chiều sâu tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” trong cảm hứng sáng tạo của nhà thơ.
3) Đánh giá chung :
     - Đoạn thơ đã làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: không thiêng liêng hóa Đất Nước như trong thơ xưa, mà bằng những hình ảnh thơ rất cụ thể, đời thường, thấm đẫm chất liệu văn hóa dân gian nên Đất Nước gần gũi, gắn liền với mọi con người Việt Nam hôm nay.
     - Ra đời trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả nước đang ác liệt, bài thơ có tác dụng như một sự thức tỉnh đối với tuổi trẻ các thành thị miền Nam về tình yêu quê hương đất nước, ý chí đấu tranh bảo vệ độc lập tự do.
Nguyễn Hữu Dương, Hà Phương Minh
(TT Luyện thi Đại học Vĩnh Viễn – TP.HCM)
           -------------------------