Thi HSG12 V2 : TPHCM 2010 ( đề thi)



SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
              ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ hai: 20–10–2010
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
    (Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (8 điểm) 
      Nói cho cùng, để sống được hằng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị tức thời”. Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền vững”.      (Nguyễn Khải)
      Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. 
  
Câu 2 (12 điểm) 
  Văn học sử một dân tộc, nếu ví như một phòng triển lãm hội họa (…) thì một nhà văn có vị trí thật sự trong lịch sử văn học phải là tác giả của những bức tranh mà, nếu vì lí do nào đấy, phải tháo cất đi, thì phòng triển lãm cứ đành bỏ trống một mảng tường lớn, không lấy gì điền vào, thay vào cho tương xứng được.
        (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 – Nâng cao, tập một, tr 58, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010) 
   Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy làm sáng tỏ điều anh chị hiểu qua sáng tác của một tác giả văn xuôi.





…………….. Hết ………………






                       Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh…………………………………………    Số báo danh:……………………


SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
             
KÌ THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ hai: 20–10–2010
      HƯỚNG DẪN CHẤM  
      I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
      • Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
      • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
      • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

      II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
      1. Yêu cầu chung về kĩ năng
      • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác.
      • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
      • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.

      1. Yêu cầu chung về nội dung 
CâuNội dungĐiểm
Câu 1   Bàn về ý kiến của Nguyễn Khải    8,0
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
   
    • Giá  trị tức thời : là những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần chưa trải qua thử thách, sự sàng lọc của thời gian; chỉ có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định.
    • Giá trị bền vững : chủ yếu là những giá trị tinh thần đã trải qua thử thách, sự sàng lọc của thời gian, có ý nghĩa lâu bền.
    • Con người cần có giá trị vật chất và tinh thần tức thời để tồn tại. Nhưng để sống có nhân cách phải rèn luyện, gắn bó, tiếp thu những giá trị tinh thần bền vững.
1,5





 
   
    • Những giá trị tức thời về vật chất (cơm, áo, gạo, tiền …) và tinh thần (vui chơi, giải trí …) là điều kiện tất yếu để đảm bảo cuộc sống.
    • Nhưng để sống có ý nghĩa, cần vươn tới những giá trị tinh thần tốt đẹp (tâm hồn, trí tuệ, hành động, nhân cách ... )trên nền tảng những giá trị bền vững về văn hóa, đạo lí … của dân tộc và nhân loại.
    • Phê phán lối sống thực dụng, quá đề cao những giá trị vật chất tức thời
4,0
   
    • Cần biết tiếp nhận và ứng xử hợp lí trước những giá  trị cuộc sống.
    • Phải có bản lĩnh để sống có phẩm hạnh, cốt cách, nhân cách.
1,5
Câu  2      Bình luận và làm sáng tỏ  một nhận định văn học.12,0
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
   
    • Cách nói hình ảnh đã khẳng định vị trí không thể thay thế của một nhà văn có đóng góp quan trọng trong lịch sử văn học của một dân tộc.
2,0
   
    • Nhà văn có  vị trí thực sự trong lịch sử văn học dân tộc phải là nhà văn có phong cách độc đáo; tác phẩm có những đóng góp đặc sắc về  nội dung và nghệ thuật.
    • Những đóng góp độc đáo, đặc sắc làm cho diện mạo văn học thêm đa dạng, phong phú, mới mẻ, sâu sắc; khẳng định vị trí không thể thay thế được của nhà văn trong lịch sử văn học dân tộc.
2,0
   
    • Chứng minh vấn đề qua tác phẩm văn xuôi của một nhà văn.
6,0
   
    • Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận.
    Lưu ý: học sinh có thể sử dụng một hoặc nhiều tác phẩm của một tác giả để chứng minh.

4 nhận xét: