Thi HSG V1: TP HCM 2010

Nếu có hình trong tệp đính kèm này, hình này sẽ không được hiển thị.  Tải xuống tệp đính kèm gốc
SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
              ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ nhất: 19–10–2010
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể  thời gian phát đề)
    (Đề thi có 01 trang)

Câu 1 (8 điểm)
      Suy nghĩ của anh/ chị về lời khuyên: Lối đi ngay dưới chân mình.
Câu  2 (6 điểm)
      Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn văn sau:
      Ở đời, thỉnh thoảng ta lại có cảm giác như thế mỗi khi sung sướng quá, mỗi khi yêu nhiều quá. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi ! Người mắc bệnh lưu li đã xa cách phần tử mấy chục năm rồi mà lạ thay sao cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu mình vẫn cảm như thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc ! Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu đi hái để đem về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí và đẹp như những bức tranh lập thể, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên . . . bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu …
            (Vũ  Bằng - Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993) 
       (Cây sầu đâu: cây xoan ta; phần tử: phần (cây bưởi), tử (cây thị) vốn là hai thứ cây thường trồng ở thôn quê, được dùng như biểu tượng chỉ nơi quê nhà) 
  Câu 3 (6 điểm)
            Một câu thơ  hay là một câu thơ có sức gợi.
                      (Lưu Trọng Lư)
  Hãy bàn luận về ý kiến trên.
… ………….. Hết ………………







 
                       Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh…………………………………………    Số báo danh:………………...


SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
             
KỲ  THI
CHỌN  ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi thứ nhất: 19–10–2010
      HƯỚNG DẪN CHẤM  
      I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
        • Đề bài gồm 3 câu: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 và 3 (mỗi câu 6 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kĩ năng cảm thụ, và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
        • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
        • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

      II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
      1. Yêu cầu chung về kĩ năng
    • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác.
    • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
    • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.

      1. Yêu cầu chung về nội dung 
  Nội dung Điểm
Câu 1    Suy nghĩ  về lời khuyên: Lối đi ngay dưới chân mình.  
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
   
    • Phương hướng, định hướng, cách thức, giải pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống có  ngay trong hoàn cảnh thực tại và chính bản thân mỗi người.
    • Cần có trí tuệ, bản lĩnh, hành động để khám phá.
1,5
   
    • Cuộc sống có nhiều khó khăn, bất trắc, bế tắc. Nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những cơ sở để tìm ra những giải pháp.
    • Có suy nghĩ sáng suốt, bản lĩnh vững vàng và hành động cụ thể sẽ có khả năng khám phá, giải quyết.
4,0
   
    • Bài học về  lối sống chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm.
    • Phê phán lối sống thụ động, thiếu bản lĩnh.
1,5
 
Câu 2    Cảm nhận về đoạn văn của Vũ  Bằng  
 
    • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
 
  • Vẻ đẹp nội dung:
   + Nỗi nhớ  tha thiết, cụ thể, sống động về hương sắc hoa sầu đâu.
   + Tình cảm gắn bó và nỗi niềm thương nhớ  quê hương.
  • Vẻ đẹp nghệ thuật:
   + Từ ngữ gợi tả, gợi cảm, giàu chất thơ; câu văn giàu nhạc điệu …
   + Hình ảnh gần gũi, bình dị, đậm đà hồn quê.
   + Liên tưởng và cảm nhận tinh tế…
4,0
    - Cái tôi tác giả chân thật, tinh tế, tài hoa.
    - Gợi tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở.
1,0
Câu 3    Bàn luận về ý kiến: Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi.  
     Giới thiệu vấn đề nghị luận 1,0
   Câu thơ có sức gợi tả, gợi liên tưởng, tưởng tượng; gợi tình cảm, cảm xúc là câu thơ độc đáo, ấn tượng, có sức lay động … 1,0
   - Thơ là thể loại trữ tình, là tiếng nói của tình cảm và trí tưởng tượng phong phú; ngôn ngữ thơ hàm súc, đa nghĩa, giàu nhạc điệu … tạo sức gợi của thơ.
   - Câu thơ có sức gợi thì lời thơ dư ba, ý thơ đa nghĩa, nhạc thơ vang vọng, tạo nên những rung động thẩm mĩ sâu sắc.
   - Thiếu sức gợi, câu thơ kể lể, khó lay động.
3,0
   - Là một nhận xét chính xác, sâu sắc, rất tinh của một người sành thơ, sành nghề.
   - Giúp người làm thơ có định hướng để sáng tác; người đọc thơ có cơ sở để phân biệt thơ hay, dở.
   Lưu  ý: Thí sinh cần kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.
1,0

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét