Thi cao đẳng Ngữ Văn 2010

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C, D
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Câu II (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa tài và đức.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trinh Chuẩn (5.0 điểm)
Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm viết:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẳng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.118 – 119)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật bà Hiền (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải) để làm rõ lời bình luận của người kể chuyện:
“Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82)

-------------------------------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
(Đáp án - Thang điểm có 03 trang)
Câu Ý
Nội dung
Điểm
I
Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
2,0
- Một cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ: ham sống, yêu đời, khát khao giao
cảm.
- Một cái tôi tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
- Một cái tôi mới mẻ về quan niệm thẩm mĩ, thời gian và tuổi trẻ, nhân sinh.
- Một cái tôi độc đáo thể hiện qua hình thức nghệ thuật: thể thơ, giọng điệu, hình
ảnh, từ ngữ.
0,5
0,5
0,5
0,5
II
Về mối quan hệ giữa tài và đức
3,0
1. Giải thích vấn đề (0,5 điểm)
- Tài là nói tới trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của con người.
- Đức là nói tới phẩm chất và nhân cách của con người.
0,25
0,25
2. Bàn luận vấn đề (2,0 điểm)
- Tài và đức là hai mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con
người.
- Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dễ dẫn đến sự lệch lạc
trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện bản thân;
thậm chí quá coi trọng tài mà không chú ý đến đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và
hành động gây tác hại cho bản thân, cộng đồng và xã hội.
- Nếu chỉ lo phấn đấu, tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình
độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể có nhiều đóng
góp tốt cho cộng đồng và xã hội.
- Giải quyết tốt mối quan hệ hài hoà, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người
phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
Phải biết trau dồi, rèn luyện bản thân cả về trình độ, năng lực và phẩm chất.

Câu Ý
Nội dung
Điểm
III.a
Phân tích đoạn thơ trong phần trích Đất Nước
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích (0,5 điểm)
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước,
Mặt đường khát vọng (1971) là bản trường ca xuất sắc viết về sự thức tỉnh của
tuổi trẻ miền Nam với đất nước, nhân dân.
- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ, sâu sắc của nhà thơ về đất nước.
0,5
2. Cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về đất nước (4,0 điểm)
a. Sự mới mẻ, sâu sắc về nội dung (3,0 điểm)
- Cách nhìn về đất nước cụ thể mà khái quát, bình dị mà lớn lao.
+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc
sống của mỗi người.
+ Đất nước là sự hoà quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân
tộc.
- Hình tượng đất nước được mở ra ở bề rộng không gian, chiều dài thời gian và ở
chiều sâu văn hoá.
+ Bề rộng không gian gần gũi thân thương với mỗi người, không gian hò hẹn
nhớ nhung của tình yêu đôi lứa, không gian mênh mông giàu đẹp của lãnh thổ,
không gian sinh tồn thiêng liêng của cộng đồng dân tộc đoàn kết.
+ Chiều dài thời gian gắn với chiều dài lịch sử, nhân dân bền bỉ kiên cường xây
dựng và bảo vệ đất nước.
+ Chiều sâu văn hoá của một dân tộc có truyền thống dân gian lâu đời.
b. Sự mới mẻ, sâu sắc về nghệ thuật (1,0 điểm)
- Cách thể hiện đậm đà màu sắc dân gian: vận dụng phong phú chất liệu văn hoá
và văn học dân gian; Đất Nước của nhân dân trở thành hình tượng trung tâm,
gần gũi, giàu sức gợi cảm.
- Thể thơ tự do, biến đổi linh hoạt về nhịp điệu; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
chất chính luận và trữ tình; từ Đất Nước viết hoa, lúc được tách ra để khơi sâu,
lúc hợp lại tạo sự thống nhất gắn bó.
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
Đoạn thơ giàu chất suy tưởng và cảm xúc; thể hiện tình yêu, niềm tự hào về đất
nước và cách nhìn sâu sắc, mới mẻ về Đất Nước của nhân dân. Qua đó nâng cao
tình yêu và ý thức trách nhiệm với đất nước của mỗi người.
0,5
III.b
Phân tích những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật bà Hiền
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Khải là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ
sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ở giai đoạn đổi mới, ông đặc biệt quan tâm đến
________________________________________
Page 3
3
Câu Ý
Nội dung
Điểm
số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường, tiêu biểu là truyện ngắn Một người
Hà Nội (rút từ Hà Nội trong mắt tôi -1995).
- Lời bình luận của người kể chuyện thể hiện những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp
nhân cách của nhân vật bà Hiền.
0,5
2. Phân tích nét đẹp trong nhân cách của nhân vật Bà Hiền (4,0 điểm)
- Bà Hiền là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, một người gốc Hà Nội: có bản
lĩnh, trung thực, biết nhìn xa trông rộng. Cái "chuẩn" của bà Hiền là lòng tự
trọng (với bà có lòng tự trọng sẽ có lòng yêu nước, có ý thức cộng đồng).
- Là người lịch lãm, ung dung và sâu sắc, khiêm tốn và rộng lượng (cách trang trí
phòng khách, thái độ trước những biến động, những lời nói về quy luật tự
nhiên...).
- Là người yêu Hà Nội, luôn tin tưởng và tự hào về Hà Nội; có ý thức lưu giữ
hồn thiêng văn hoá của đất kinh kì; với bà, Hà Nội thời nào nó cũng đẹp.
- Tác giả đặt nhân vật dưới nhiều cách nhìn; kể bằng đối thoại, bằng phân tích,
bình luận tạo sự gần gũi với độc giả; giọng trần thuật đậm chất chiêm nghiệm,
triết lí.
- Nhân vật bà Hiền chỉ là một người bình thường, nhưng như lời bình của người
kể chuyện, đó là một hạt bụi vàng, mang cốt cách và bản lĩnh văn hoá của người
Hà Nội thanh lịch, hào hoa. Cùng với bà Hiền, những con người như: Dũng, em
Dũng, Tuất, mẹ Tuất ... là kết tinh những phẩm giá của người Hà Nội, góp phần
làm cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.
3 Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Qua nhân vật bà Hiền, tác giả ca ngợi vẻ đẹp và bản lĩnh văn hoá của người Hà
Nội, đồng thời khẳng định sự tin tưởng những hạt bụi vàng của Hà Nội sẽ mãi
trường tồn theo thời gian.
- Mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy những nét đẹp đó để cho đất kinh kì,
cho đất nước chói sáng những ánh vàng.
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những
yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể
từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
- Hết -

Đáp án chính thức của BGD Văn C ĐH 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
(Đáp án - Thang điểm có 04 trang)
Câu Ý
Nội dung
I
Sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
2,0
1. Sự đa dạng (1,5 điểm)
Chủ yếu thể hiện ở sự đa dạng về thể loại, bút pháp và giọng văn:
- Văn chính luận: lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ, đanh thép; giọng điệu đa dạng; giàu
tính luận chiến.
- Truyện và kí: kết hợp linh hoạt cách viết hiện đại với cách kể truyền thống; lối trào
phúng giàu chất trí tuệ; giọng văn khi nghiêm trang khi hài hước.
- Thơ ca: thơ tuyên truyền giản dị, mộc mạc; thơ nghệ thuật thâm trầm, sâu sắc, vừa cổ
điển vừa hiện đại.
0,5
0,5
0,5
2. Sự thống nhất (0,5 điểm)
Chủ yếu thể hiện ở sự nhất quán về quan điểm sáng tác và tư tưởng, tình cảm; nhất quán
về nghệ thuật: cách viết thường ngắn gọn, trong sáng, giản dị, thường vận dụng linh
hoạt nhiều thủ pháp và bút pháp khác nhau.
0,5
II
Tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống
3,0
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Về nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói
vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn
xã hội.
- Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói
vô trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó.
0,5
2. Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người (2,0 điểm)
- Tinh thần trách nhiệm (1,0 điểm)
+ Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của
mình. Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân
với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình.
+ Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là
cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp
phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Thói vô trách nhiệm (1,0 điểm)
+ Thói vô trách nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và
hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây
nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy
đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.
Nội dung
+ Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hại hạnh
phúc gia đình; gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội.
0,5
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người;
không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống.
- Cần ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô
trách nhiệm trong xã hội.
0,5
III.a
Cảm nhận đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử và Tràng giang - Huy Cận 5,0
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn thơ
phong phú, kì lạ, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần
thế. Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm xuất sắc thể hiện tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của
nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống.
- Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và thơ sau Cách mạng tháng
Tám, hồn thơ đậm chất cổ điển, giàu suy tưởng, triết lí, nổi bật về cảm hứng thiên nhiên,
tạo vật. Tràng giang là một bài thơ xuất sắc thể hiện nỗi buồn sầu trước tạo vật mênh
mông, hoang vắng, đồng thời bày tỏ một lòng yêu nước kín đáo.
0,5
2. Về đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Khung cảnh thiên nhiên trời mây - sông nước đang chuyển mình vào đêm trăng với
những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ; đượm vẻ huyền ảo và buồn hiu hắt.
+ Hiện lên một cái tôi đang khát khao vượt thoát nỗi cô đơn, với niềm mong mỏi đầy
phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi.
+ Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; kết hợp biến đổi nhịp điệu với biện
pháp trùng điệp; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hoá, câu hỏi tu từ.
3. Về đoạn thơ trong bài Tràng giang (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Bức tranh tràng giang vào lúc hoàng hôn tráng lệ mà rợn ngợp, với mây chiều chất
ngất hùng vĩ, chim chiều nhỏ bé đơn côi.
+ Hiện lên một cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của kẻ lữ thứ, chẳng cần cơn cớ
trực tiếp mà mong ước đoàn tụ vẫn cứ dậy lên như sóng trong lòng.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Hình ảnh, ngôn từ, âm hưởng đậm chất cổ điển Đường thi.
+ Kết hợp thủ pháp đối lập truyền thống với phép đảo ngữ hiện đại, bút pháp tả cảnh
giàu tính tạo hình.
0,5
0,5
0,5
0,5
Nội dung
4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)
- Tương đồng. Cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời - nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và
tình yêu đối với tạo vật và cuộc sống; sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện, kết hợp tả
cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm.
- Khác biệt. Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người khát khao sống,
thiết tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong manh, vô vọng; trội về những thi
liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình. Đoạn thơ trong Tràng giang: bộc lộ nỗi
buồn rợn ngợp trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của người
đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi liệu cổ điển hấp thu từ
Đường thi.
0,5
III.b
Cảm nhận hai đoạn văn trong Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên
cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường
5,0
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật là nét tài
hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tuỳ bút. Người lái đò Sông Đà là một tuỳ bút đặc
sắc, kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và tiềm năng của
thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu
về thể kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một tuỳ bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp
sông Hương với bề dày lịch sử và văn hoá Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.
0,5
2. Về đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơ
mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đổi tương phản theo mùa,
gây ấn tượng mạnh.
+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh
tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Hình ảnh, ngôn từ mới lạ; câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm
thanh và nhịp điệu.
+ Cách so sánh, nhân hoá táo bạo mà kì thú; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp
nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.
3. Về đoạn văn trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (2,0 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thuỷ trình của nó, với những vẻ uyển
chuyển, linh hoạt của dòng chảy; vẻ biến ảo của màu sắc; vẻ uy nghi trầm mặc của cảnh
quan đôi bờ.
Nội dung
+ Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị mà tinh
tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nghệ thuật (1,0 điểm)
+ Hình ảnh chân thực mà gợi cảm; câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hoà,
tiết tấu nhịp nhàng.
+ Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của
người Huế.
0,5
0,5
0,5
4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn (0,5 điểm)
- Tương đồng. Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước, cùng bộc lộ
tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào; cùng bao
quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và thời gian, cùng được viết
bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu.
- Khác biệt. Đoạn văn của Nguyễn Tuân: trội về cảm xúc nồng nàn, cảm giác sắc cạnh,
liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác
nhau, theo nhiều mùa trong năm. Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường: trội về cảm
xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư; cảnh sắc được bao quát từ cùng một góc nhìn mà
nương theo thuỷ trình để nắm bắt sự biến đổi của sông nước qua từng chặng, từng buổi
trong ngày.
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu
về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần
dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
- Hết -

Đáp án chính thức của BGD ĐH Khối D 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: D
(Đáp án - Thang điểm có 03 trang)
Câu 1
Các nhân vật ngạc nhiên trước việc Tràng “nhặt” được vợ và ý nghĩa …
1. Các nhân vật ngạc nhiên (0,5 điểm)Việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên: đầu tiên là dânxóm ngụ cư, sau đó là bà cụ Tứ, và ngay bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên. 0,5
2. Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật (1,5 điểm)
- Về nội dung:
+ Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây nên nạn đói khủng khiếp. + Thể hiện thân phận bị rẻ rúng và tình trạng sống thê thảm của con người.
- Về nghệ thuật: Góp phần quan trọng tạo nên tình huống truyện độc đáo, tạo sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt mạch truyện; thể hiện tình cảm, tâm trạng của các nhân vật.
II Suy nghĩ về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả3,0
1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)- Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.
- Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết. 0,5
2. Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả (2,0 điểm)
- Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)
+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.
+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện.
- Tác hại của bệnh đạo đức giả (1,0 điểm)+ Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. + Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suyđồi phong hoá xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. 0,5 0,5 0,5 0,5 3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực.
- Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả. 0,5

2Câu 2
ĐiểmIII.a Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo 5,01. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu của thơ chống Mĩ, cũng là cây bút luôn nỗ lực cách tân sau 1975, nổi bật là sự tìm kiếm những cách biểu đạt mới cho thơ.
- Đàn ghi ta của Lor-ca là bài thơ lấy cảm hứng từ cái chết bi phẫn của nhà thơ lớn người Tây Ban Nha bị bọn phát xít Phrăng-cô giết hại năm 1936; là một trong những sáng tác tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Thanh Thảo. 0,5
2. Cảm nhận đoạn thơ (4,5 điểm)
Về nội dung (3,0 điểm)
a. Hình tượng thơ:
- Hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca
+ Là người nghệ sĩ tài hoa, yêu tự do, lãng du mà đơn độc.
+ Là hiện thân của văn hoá Tây Ban Nha.
+ Là nạn nhân của những thế lực tàn ác với cái chết oan khuất, bi phẫn.
- Hình tượng tiếng đàn của Lor-ca
+ Tiếng đàn là tâm hồn, là vẻ đẹp của nghệ thuật Lor-ca.
+ Tiếng đàn là thân phận của Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị.
b. Cảm xúc của tác giả: Ngưỡng mộ tài năng và tiếc thương cho thân phận của Lor-ca. Về nghệ thuật (1,5 điểm)
- Hình tượng thơ có sự song hành và chuyển hoá lẫn nhau giữa ba hệ thống hình ảnh: Tây Ban Nha, Lor-ca và tiếng đàn.
- Lời thơ giàu nhạc tính với việc dùng những từ láy, điệp từ, điệp ngữ, chuỗi từ tượng thanh mô phỏng tiếng đàn.
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có hiệu quả: đối lập, nhân hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,

III.b Cảm nhận về chi tiết “bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” 5,0
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, nhà hiện thực bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại; sáng tác vừa chân thực giản dị vừa thấm đượm ý vị triết lí nhân sinh; có biệt tài phân tích, diễn tả tâm lí phức tạp của con người.
- Chí Phèo và Đời thừa là những truyện ngắn xuất sắc, rất tiêu biểu cho sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. “Bát cháo hành” và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”là những chi tiết đặc sắc góp phần quan trọng thể hiện tâm lí nhân vật, tư tưởng tác phẩm và điển hình cho nghệ thuật Nam Cao. 0,5

Về chi tiết “bát cháo hành” (3,0 điểm)
- Ý nghĩa về nội dung:
+ Thể hiện sự chăm sóc ân cần của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.
+ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.
+ “Bát cháo hành” đã đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo: . Gây ngạc nhiên, gây xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình . Khơi dậy niềm khát khao được làm hoà với mọi người; hy vọng vào một cơ hội trởvề với cuộc sống lương thiện.
- Ý nghĩa về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hoá của tình người.
3. Về chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” (1,0 điểm)
- Ý nghĩa về nội dung: “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” Từ dành sẵn để Hộ có cáiuống khi tỉnh rượu, thể hiện sự chăm chút tận tâm của Từ, dù trước đó Từ vừa bị Hộ đối xử tệ bạc; biểu hiện của tình yêu thương sâu bền, lòng biết ơn và sự bao dung nguyên vẹn của người vợ yếu ớt; đánh thức lương tâm và lương tri của Hộ, khiến anh thấm thía vềnghĩa tình, day dứt, ăn năn về những hành vi vũ phu với vợ con khi say.
- Ý nghĩa về nghệ thuật: Giúp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật và góp phần thể hiện sinh động tư tưởng của Nam Cao về khả năng cảm hoá của tình người. 0,5 0,5
4. Về sự tương đồng và khác biệt (0,5 điểm)
- Tương đồng. Cả hai chi tiết đều góp phần biểu hiện tình cảm, tấm lòng của người phụ nữ. Tình người của họ đã đánh thức tính người của những kẻ bị tha hoá. Những chi tiết đó đều bộc lộ niềm tin sâu sắc vào tình người; đều thể hiện biệt tài sử dụng chi tiết của Nam Cao.
- Khác biệt. “Bát cháo hành” (và “hơi cháo hành”) được tô đậm trong tác phẩm, là một nỗi ám ảnh đã thức tỉnh Chí Phèo, phù hợp với tâm lí của người nông dân. “Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng cũng đủ tác động làm thức tỉnh lương tri của Hộ, phù hợp với tâm lí của người trí thức.0,5

Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu vềkiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.- Hết -

Đề- Đáp án gợi ý Văn Khối C Đại học 2010

KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN; Khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Câu II (3,0 điểm)
Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau :
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Tràng giang – Huy Cận, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao,
Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157)

(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)
(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179)

BÀI GIẢI GỢI Ý

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 ĐIỂM)
Câu I (2 ĐIỂM)
Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, đồng thời là tác gia lớn. Trong sáng tác, Hồ Chí Minh có phong cách nghệ thuật hết sức đa dạng, độc đáo, thể hiện trên các thể loại với những nét đặc sắc riêng.
- Văn chính luận của Người rất ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giàu tính chiến đấu, đa dạng về bút pháp, về giọng điệu nhưng cũng rất giàu cảm xúc, tình cảm.
- Truyện và kí của Người rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, sắc bén. Tác phẩm của Người luôn toát lên cái nhìn hóm hỉnh, nụ cười trào lộng nhẹ nhàng, giàu tình cảm nhưng vô cùng thâm thuý.
- Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế con người chiến sĩ và con người thi sĩ Hồ Chí Minh. Những bài thơ tuyên truyền cách mạng thì nhẹ nhàng mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ giàu màu sắc dân gian hiện đại nhưng cũng giàu tính triết lí khái quát, dễ đi sâu vào nhận thức, tình cảm của người đọc. Những bài thơ nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ, kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại.
- Tuy đa dạng và phong phú trong phong cách sáng tác, nhưng vẫn thống nhất ở tư duy thơ biểu hiện bằng hình tượng thơ luôn vận động về phía sự sống, ánh sáng và con người.
Câu II (3 ĐIỂM)
A. Giải thích
+ Axít là một loại hoá chất ăn mòn.
+ Vô trách nhiệm là không muốn đảm đương bất cứ việc gì, với bất cứ ai và cả chính mình.
- Ý nghĩa; Phê phán lối sống vô trách nhiệm làm suy thoái xã hội; đề cao cách sống có trách nhiệm.
B. Bình luận:
- Thế nào là Sống vô trách nhiệm ?
+ Đối với bản thân: Không tự nghiêm khắc để rèn luyện nhân cách; sống buông thả, sống hoài, sống phí.
+ Đối với gia đình: không dành tình thương và trách nhiệm cho hạnh phúc gia đình.
+ Đối với xã hội: không cống hiến để xã hội phồn vinh.
 Lối sống này làm cho xã hội ngày càng suy thoái ở mọi mặt.
- Thế nào là sống có trách nhiệm ?
(Ngược lại với thói vô trách nhiệm)
- Nêu những dẫn chúng về con người lịch sử, con người xã hội,... đã sống một đời sống hữu ích.
 Khẳng định giá trị con người khi sống có trách nhiệm.
 Liên hệ bản thân, đề ra lối sống hữu ích và tuyên chiến với thói vô trách nhiệm.
PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM)
CÂU III.a. THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (5,0 điểm)
Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau đây.
I. Giới thiệu:
- Hàn Mặc Tử và Huy Cận là hai trong những thi sĩ nổi tiếng của phong trào “Thơ mới” (1932-1941) của Việt Nam. Cả hai đều mang nỗi buồn thế hệ.
- “Đây thôn Vĩ Da” và ‘Tràng giang” là những bài thơ thuộc hàng kiệt tác trong vườn “Thơ mới”.
- Hai chủ thể trữ tình trong hai đoạn thơ đều mang cái “tôi” bế tắc, cô đơn và tha thiết, khao khát hạnh phúc cuộc đời.
II. Nội dung
1. Cái “tôi” trữ tình trong đoạn thơ của Hàn Mặc Tử.
a. Cảm giác cô đơn vì chia cách
- Mượn hình ảnh thiên nhiên bộc lộ tâm trang.
+ Gió, mây như đôi bạn “tâm giao” của tạo vật luôn quấn quýt bên nhau, thế nhưng ở đây, “gió” ở đầu kia, còn mây tận cuối trời tạo một khoảng cách vời vợi.
+ gió, mây đứng bên nhau nhưng “Gió theo lối gió” còn “mây đường mây” như hai ốc đảo cô đơn.
+ Hình ảnh “ dòng nước buồn thiu” vì chứng kiến cảnh chia lìa và cô đơn của “gió, mây”.
 Dòng nước “buồn thiu” kia, có ý nghĩa tượng trưng cho dòng đời tăm tối của xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
b. Niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời
- Những hình ảnh: thuyền, bến sông, ánh trăng giàu ý nghĩa tượng trưng cho niềm khao khát hạnh phúc cuộc đời.
- Hình ảnh con thuyền “mô côi’ nằm trên bến khắc khoãi đợi chờ một “vầng trăng hạnh phúc”, đã gợi niềm tha thiết hướng đến hơi ấm tình người, tình đời và “ngôi vườn cuộc đời”.
==> “Đây thôn Vĩ Dạ” tuy có thấp thoáng bóng dáng của tình yêu lứa đôi qua giai thoại “bức bưu ảnh” của một tiểu thư xứ Huế gởi đến Hàn Mặc Tử và trở thành niềm cảm hứng cho sự xuất hiện của tuyệt tác thi ca này. Nhưng, đièu đáng quý, là Hàn Mặc Tử đã vượt qua những nỗi đau thân thế và tình riêng để hướng đến một tình yêu quê hương xứ sở.
2. Cái “tôi” trữ tình trong đoạn thơ của Huy Cận
a. Sự buồn lắng cô đơn trước thời khắc của ngày tàn.
- Hình ảnh thiên nhiên “Lớp lớp mây cao” ngỡ như tươi sáng nhưng thật sự “đùn” lại thành nặng nề, u ám.
- Cả buổi chiều nặng nề ấy như đè nặng trên cánh chim nhỏ, nhưng đó là “cánh chim” hiện thân của chủ thể trữ tình kiên quyết từ bỏ tràng giang u ám của cuộc đời, để tìm một chân trời mới.
b. Đau đáu một tình yêu thầm kín với quê hương, xứ sở.
- Hình ảnh con nước buồn “vời con nước” và mất luôn cả tín hiệu sự sống “không khói hoàng hôn”, càng làm cho nỗi buồn thêm thấm sâu.
- Đó là nỗi buồn của chủ thể trữ tình mang nặng “ nỗi nhớ nhà”- quê hương xứ sở trong cảnh nước mất nhà tan.
3, Đánh giá chung
- Đều mượn thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng.
- Cả hai đều là những thi sĩ lãng mạn với cái tôi trữ tình hoang mang bế tắc trước dòng đời u ám.
- Tha thiết hướng đến hạnh phúc cuộc đời.
- Gởi gắm tình yêu thầm kín với quê hương, xứ sở.
- Ý thơ giàu tính nhân văn.
- Hồn thơ u uẩn mà tình thơ cao đẹp.
CÂU III.b. THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (5,0 điểm)
Đề bài yêu cầu thí sinh trình bày cảm nhận của mình về hai đọan văn viết về hình ảnh dòng sông trong hai tác phẩm khác nhau. Mỗi thí sinh có thể có những cảm nhận, có cách trình bày riêng. Sau đây là một số gợi ý:
1) Hình ảnh sông Đà nhìn trong tổng thể dòng sông
a) Vẻ đẹp trữ tình của con sông.
_ Hình dáng mượt mà , đầy nữ tính thấp thóang ẩn hiện trong mây trời huyền ảo , diễm lệ của núi rừng Tây Bắc.
_ Màu sắc rất độc đáo và đặc sắc của con sông: con sông mỗi mùa có sắc màu riêng và rất khác biệt với màu sắc của những dòng sông khác. Màu xanh của nó là màu xanh ngọc bích, khác với màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Màu đỏ của con sông là màu lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội vào mỗi độ thu về. Đó là thứ màu sắc gợi cảm, đầy ấn tượng.
b) Cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân.
_ Đó là cái tôi nghệ sĩ, rung cảm với vẻ đẹp đầy màu sắc, óng ả của nước sông Đà. Nhà văn đã nhìn con sông bằng con mắt của một người họa sĩ.
_ Đó là cái tôi tài hoa, nhìn sự vật dưới góc độ thẩm mĩ. Sông Đà, cái sợi dây thừng ngoằn ngoèo trên đại dương đá, trở thành áng tóc trữ tình tuôn dài, tuôn dài của một người thiếu nữ thấp thóang trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa gạo, hoa ban và cuồn cuộn khói núi mèo đốt nương xuân.
_ Đó là cái tôi uyên bác biểu lộ qua sự phong phú về tri thức trước đối tượng miêu tả: sông Đà và núi rừng Tây Bắc.
2) Hình ảnh sông Hương trước khi chảy vào kinh hoành Huế
a) Vẻ đẹp đặc sắc của dòng sông: trữ tình trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ
_ Trữ tình ở màu sắc xanh thẳm của dòng sông, ở hình dáng mềm như tấm lụa, ở khung cảnh dòng sông nằm giữa những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời Tây Nam thành phố, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
_ Khung cảnh hùng vĩ: sông Hương đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trảng giữa hai dải đồi sừng sững như thành quách, từ đó nhìn thấy những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi.
b) Cái tôi lãng mạn, trữ tình của Hòang Phủ Ngọc Tường
_ Đó là cái tôi của một người nghệ sĩ rung cảm trước vẻ đẹp của sông Hương, con sông đã từ lâu gắn bó với nhà văn.
_ Đó là cái tôi tài hoa, say đắm với những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của sông Hương.
_ Đó cũng là một cái tôi uyên bác với sự thấu hiểu phong phú về sông Hương. Chỉ trong một đoạn văn nhưng nhà văn đã bộc lộ được nhiều tri thức về con sông. Đúng như nhà văn đã thổ lộ: bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết trong một thời gian ngắn nhưng nó là kết quả của mấy mươi năm nhà văn gắn bó với sông Hương.
3) Nhận xét, đánh giá chung
_ Hai đoạn văn, hai dòng sông trong hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau.
_ Mỗi dòng sông có những vẻ đẹp cụ thể riêng ở hai vùng khác nhau của tổ quốc nhưng điều thể hiện vẻ đẹp của đất nước quê hương. Qua đó, thể hiện tình yêu tha thiết của hai tác giả đối với quê hương đất nước.
_ Hai tác giả đều có phong cách nghệ thuật độc đáo: tài hoa, uyên bác, thấm đẫm chất trữ tình lãng mạn; điều là những cây bút tài ba của thể văn bút kí Việt Nam hiện đại.
Nguyễn Hữu Dương, Trần Hồng Đương
(Trường Cao đẳng Nghề Tây Sài Gòn)

Đề- Đáp án gợi ý Văn Khối D Đại học 2010

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: NGỮ VĂN; Khối: D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân , việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật?
Câu II. (3,0 điểm)
Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhóang.
Từ ý kiến trên anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận anh/chị về đoạn thơ sau:
những tiến đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo chòang đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vần trăng chếnh chóang
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hòang
áo chòang bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 164-165)
Câu III.b. Theo Chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành ” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời Thừa – Nam Cao).
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I. (2,0 điểm)
Thí sinh nên trả lời câu hỏi này dưới hình thức một văn bản ngắn.
Đây là một số nội dung nên có :
* Việc anh Tràng nhặt được vợ gây ngạc nhiên cho rất nhiều người:
- Người dân xóm ngụ cư khi họ thấy anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà.
- Bà cụ Tứ, mẹ anh Tràng, ngạc nhiên vì sự xuất hiện của cô vợ nhặt tại nhà mình (đây là một cô gái trẻ, lại không phải là con cái Đục, lại gọi mình bằng U).
- Chính bản thân anh Tràng. Anh cũng không ngờ chỉ tầm phơ tầm phào có vài bận mà thành vợ thành chồng. Nhìn chị ngồi trên giường mà anh cứ ngỡ là không phải. Thậm chí đến sáng hôm sau, anh cứ ngỡ từ trong giấc mơ bước ra.
* Về mặt nghệ thuật, việc anh Tràng nhặt vợ trở thành một tình huống truyện độc đáo, được đặt thành tựa đề của truyện. Điều đó tạo nên yếu tố kịch tính, éo le, hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc. Có lẽ, đây là lần đầu tiên chi tiết “nhặt vợ” được xuất hiện trong văn học Việt Nam.
* Về mặt nội dung, việc anh Tràng nhặt vợ thực chất là việc chấp nhận cưu mang, đùm bọc một người đang ở vào hoàn cảnh tận cùng tuyệt vọng của sự đói khổ. Do đó nó đã góp phần quan trọng vào việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: trong hoàn cảnh cận kề cái đói, cái chết, những người đói không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống, yêu thương, đùm bọc, khát khao xây dựng hạnh phúc gia đình.
Câu II. (3,0 điểm)
Thí sinh có thể trình bày theo những cách thức riêng. Tuy nhiên, bài viết cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề bài :
- Văn bản ngắn có độ dài khoảng 600 từ.
- Trình bày ý kiến của người viết về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
Sau đây là một số gợi ý :
* Giải thích đạo đức giả là gì và nội dung của câu nói : Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng để khẳng định nội dung của câu nói đề cập đến sự nguy hại của thói đạo đức giả. Đạo đức giả là tình trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng trong ý nghĩ và trong lòng chứa nhiều âm mưu, thủ đoạn và sự gian trá. Đây là một căn bệnh chết người bởi vì nó góp phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy những đời người vào tình huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên.
* Phân tích và chứng minh để làm rõ tác hại to lớn của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
+ Hủy hoại phẩm chất tốt đẹp của con người: kẻ đạo đức giả thường là người độc ác, nham hiểm, giả dối.
+ Hủy hoại cuộc sống:
_ Biến kẻ đạo đức giả trở thành là một con người bệnh hoạn, nguy hiểm: bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo; thực chất con người và biểu hiện bề ngoài khác biệt nhau…
_ Gia đình và xã hội không còn lòng tin cậy, sự hòa hợp, bình an. Mọi người luôn phải dè chừng, cảnh giác và đối phó lẫn nhau. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, người ta luôn lên án sự giả dối: miệng nam mô, bụng một bồ dao găm; bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao…
* Bài học cần rút ra:
+ Nhận thức sự nguy hại của đạo đức giả, lối sống đạo đức giả và lên án nó.
+ Khẳng định sự cần thiết và giá trị của lối sống trung thực, chân thật.
+ Dũng cảm chấp nhận trả giá để sống trung thực, chân thật.
Câu IIIa: Chương trình chuẩn
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" của Thanh Thảo
A/ Yêu cầu hình thức : Thí sinh biết làm bài văn nghị luận văn học, dạng phân tích và bình giảng một đoạn thơ để cảm nhận giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật, bài làm có kết cấu chặt chẽ, văn viết trôi chảy, diễn đạt ý sáng rõ, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.
B/ Yêu cầu nội dung : Trên cơ sở nắm chắc kiến thức về tác giả Thanh Thảo và bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca", thí sinh trình bày được những ý chính sau :
1/ Thanh Thảo là nhà thơ trẻ tài hoa, khẳng định tài năng trong kháng chiến chống Mĩ. Sau 1975, nhất là trong thời kỳ đổi mới văn học, ông có nhiều nỗ lực trong cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm qua hình thức thơ tự do, hiện đại bằng những hình ảnh và ngôn từ mới mẻ. Thơ ông giàu chất suy tư, mãnh liệt, phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" trích trong tập thơ "Khối vuông Ru-bic" (1985) của ông đã thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi tinh thần đấu tranh cho tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của nhà thơ G. Lor-ca, một nghệ sĩ tài hoa sáng chói của văn học Tây Ban Nha ở đầu thế kỉ 20. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca trong bài thơ cứ làm ám ảnh, day dứt trong tâm hồn người đọc.
2/ Hình tượng G. Lor-ca :
a. Sau khi đề từ bằng câu thơ như lời di chúc của thiên tài Lor-ca "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn", nhà thơ Thanh Thảo đã đưa người đọc về hình tượng người nghệ sĩ - chiến sĩ Lor-ca. Cần phát hiện và cảm nhận về những hình ảnh thơ giàu chất dân gian của xứ sở đấu bò tót "áo choàng đỏ gắt" tượng trưng cho người chiến sĩ tuyên chiến, thách thức với chế độ độc tài, phát xít Phrăng-cô của Tây Ban Nha lúc bấy giờ, "trên yên ngựa mỗi mòn" gợi lên hình ảnh người nghệ sĩ dân gian của bộ tộc Bô-hê-miêng (Digan) sống lang thang du mục, cô độc, say mê cái đẹp "với vầng trăng chếnh choáng". Xuyên suốt đoạn thơ cũng như cả bài thơ, hình ảnh "đàn ghi ta", "tiếng đàn" : tượng trưng cho nghệ thuật thơ ca của đất nước Tây Ban Nha, nghệ thuật thơ ca, tiếng lòng của Lor-ca.
b. Hình tượng người nghệ sĩ tài hoa Lor-ca đang "hát nghêu ngao" trên đất nước Tây Ban Nha, bỗng bị bọn độc tài lén lút thủ tiêu thật kinh hoàng với hình ảnh "áo choàng bê bết đỏ". Nhưng người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy vẫn ngẩng cao đầu, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng : "Lor-ca bị điệu về trường bắn, chàng đi như người mộng du".
c. Nhà thơ Thanh Thảo trong niềm cảm xúc đầy ngưỡng mộ, tiếc thương cho "tiếng ghi ta", tiếng lòng của Lor-ca. "Tiếng ghi ta nâu" : Lời trầm lắng yêu thương. "Tiếng ghi ta xanh biết mấy": biết bao hi vọng trong đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật. "Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan" : Tất cả không còn nữa. Thật là bàng hoàng, tức tưởi, thống thiết : "Tiếng ghi ta ròng ròng, máu chảy".
Đó là tấm lòng thành của nhà thơ Thanh Thảo qua cái nhìn "biệt nhãn liên tài" đối với nghệ sĩ thiên tài Lor-ca.
3/ Qua nghệ thuật thơ mới mẻ, hiện đại mang màu sắc tượng trưng, siêu thực, với ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, hình ảnh thơ giàu chất liệu văn hoá dân gian của đất nước Tây Ban Nha, nhà thơ Thanh Thảo đã ca tụng thơ ca và nhân cách nghệ sĩ cao đẹp của G. Lor-ca, thật hay, đặc sắc.
Câu III.b. Theo Chương trình Nâng cao
* Giới thiệu tác giả - tác phẩm và chi tiết nghệ thuật :
I. Nội dung :
1. Hoàn cảnh nhân vật :
- Chí Phèo (trong tác phẩm cùng tên) và Hộ (Đời Thừa) là hai nhân vật điển hình trong sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám:
+ Chí Phèo : hình ảnh người nông dân bị đẩy vào con đường bần cùng, bế tắc.
+ Hộ : hình ảnh người trí thức nghèo tiểu tư sản bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy vào con đường bần cùng, bế tắc.
 Chí Phèo và Hộ đều rơi vào bi kịch.
2. Chi tiết nghệ thuật :
- Hình ảnh “bát cháo hành” của Thị Nở trao cho Chí Phèo và “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm”của Từ trao cho Hộ đều là biểu tượng thể hiện cho tấm lòng và tình yêu.
- Sau khi nhận được tình cảm ấy cả hai (Chí Phèo, Hộ) đều thay đổi.
- Thể hiện ước mơ và khát vọng hạnh phúc.
- Nó được xem như là một phương tiện cứu rỗi linh hồn, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao qua nét nhìn thấu hiểu tâm tư, trân trọng khát vọng hạnh phúc của những số phận nhiều bi kịch trong xã hội tăm tối trước cách mạng tháng Tám.
3. Đánh giá chung :
- Qua 2 chi tiết nghệ thuật độc đáo cảm nhận được ngòi bút hiện thực và nhân đạo đặt sắc của nhà văn Nam Cao.
- Bộc lộ sự thấu hiểu của hoàn cảnh và số phận con người.
- Góp phần tạo nên vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm.
--------------------------------------------------
Nguyễn Đức Hùng
(Trung tâm BDVH và LTĐH Vĩnh Viễn)
Thanhnien.vn

Hướng ra ra thi ĐH đợt 2 2010

Để làm bài thi hiệu quả

Môn Sinh: Xem kỹ phần toán xác suất

Theo thầy Trần Ngọc Danh -Tổ trưởng tổ Sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM thì độ khó phần bài tập của đề thi tăng dần từng năm. Đề thi môn Sinh học sẽ có từ 25 - 30 bài tập và phân hóa cao. Cả thầy Danh và thầy Nguyễn Lâm Quang Thoại - trường THPT Marie Curie - TP.HCM, đều khẳng định trọng tâm sẽ ở chương 1 (Đột biến) và chương 2 (Các quy luật di truyền), Trong đó, phần di truyền sẽ chiếm khoảng 30 câu, phần tiến hóa chiếm khoảng 10 câu và phần sinh thái 10 câu. Phần di truyền, TS phải xem kỹ và nắm thật vững việc áp dụng toán xác suất cơ bản.

Môn Toán: Cố lấy điểm tối đa phần khảo sát hàm


Thầy Phạm Hồng Hải - giáo viên Toán trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM, cho biết: “Đề thi sẽ ra phần khảo sát hàm số và vấn đề liên quan. Phần này, TS phải quyết tâm kiếm điểm tối đa vì dễ lấy điểm nhất. Ở phần tự chọn, cần phải hệ thống lại kiến thức thật chắc để làm được câu lượng giác, vì câu này cũng dễ lấy điểm”. Thầy Hải lưu ý thêm khi làm môn Toán, TS cần viết ra các bước trung gian, mỗi câu làm xong phải kiểm tra kết quả ngay. TS phải trình bày đến nơi đến chốn và sử dụng chính xác các ký hiệu.

Môn Hóa: Nên xem phần chuyển dịch cân bằng

Thạc sĩ Đặng Văn Thành - trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) khuyên: “Đề thi môn Hóa khối A của đợt 1 cho thấy chương trình trải đều. Vì thế, đến thời điểm này, TS không nên chú ý đến những bài tập dạng mới nữa, mà cần xem lại SGK để nắm chắc kiến thức, nhắm vào phần suy luận. TS nên để ý kỹ phần chuyển dịch cân bằng. Đề thi đợt 1 vừa rồi có vài câu hơi lạ. Nhưng kinh nghiệm cho thấy đối với các câu khó như vậy, TS nên nhìn vào đáp án vì đáp án đã là gợi ý khoảng 30% câu trả lời rồi”.

Môn Văn: Ôn kỹ phần văn học Việt Nam hiện đại

Có nhiều kinh nghiệm, PGS-TS Trần Hữu Tá - Phó chủ tịch Hội Nghiên cứu - Giảng dạy văn học TP.HCM nhận xét: Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT có sự đổi mới trong cách ra đề Văn kỳ thi ĐH-CĐ, có cả nghị luận văn học lẫn nghị luận xã hội. Trong những câu nghị luận văn học, bên cạnh việc kiểm tra kiến thức còn có câu kiểm tra kỹ năng viết như phân tích, bình giảng. Năm nay, chắc chắn đề Văn cũng sẽ đầy đủ những câu như vậy. Do đó, TS cần nắm vững những nội dung cơ bản về tác giả - tác phẩm, cũng như chú ý đến kỹ năng phân tích, đánh giá, liên tưởng để bài viết được sâu hơn. Đề Văn sẽ rơi chủ yếu vào kiến thức từ học kỳ 2 lớp 11 và toàn bộ kiến thức lớp 12, TS chú ý học tốt phần Văn học Việt Nam hiện đại.

Môn Sử: Sẽ khó hơn năm trước

Thầy Đoàn Danh Đào - giáo viên luyện thi tại TP.HCM - dự đoán đề Sử năm nay có khả năng sẽ khó hơn năm ngoái. Phần lịch sử Việt Nam, TS nên chú ý giai đoạn kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 và 3 phong trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945. Lịch sử thế giới nên ôn tập về sự kiện Hội nghị Yalta (Liên Xô cũ) tháng 2.1945. Ngoài ra, lưu ý phần quan hệ quốc tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

Môn Địa: Cần làm tốt các dạng câu hỏi lý thuyết

Cô Châu Thị Nguyệt - cựu giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, dặn dò: “Ở phần chung, các em cần nắm chắc kiến thức địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các vùng kinh tế. Trong phần riêng, lưu ý nội dung về chất lượng cuộc sống (phần Địa lý dân cư), tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (Địa lý kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế), vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long (Địa lý kinh tế - Địa lý các vùng kinh tế)...

Môn Anh văn: Chú ý cụm từ cố định


Theo thầy Nguyễn Hoàng Đỉnh - giáo viên luyện thi môn Anh văn, thì: “TS cần chú ý đến cụm từ cố định vì theo tôi đề sẽ ra phần này và phần viết lại câu có nghĩa tương đương”.

Nằm trong chương trình, không có trọng tâm


PV Thanh Niên đã trao đổi với ông Ngô Kim Khôi (ảnh) - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) về những lưu ý dành cho TS.

* Theo ông, TS cần lưu ý gì về đề thi của đợt 2?

- Về đề thi đợt 2, tôi lưu ý rằng nội dung nằm trong chương trình và SGK, không có trọng tâm, trọng điểm. Vì thế, nếu TS có mang theo tài liệu vào phòng thi cũng sẽ không thể sử dụng được mà còn bị lập biên bản đình chỉ thi.

* Thưa ông, đợt 1 vừa qua, những TS bị xử lý kỷ luật chủ yếu mắc những lỗi gì? Ông có lưu ý gì cho TS dự thi đợt 2?
- Cả 3 buổi thi trong đợt 1 có 104 trường hợp TS vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật, trong đó có 18 bị khiển trách, 5 cảnh cáo và 81 bị đình chỉ thi. Trong số TS bị đình chỉ thi, có xấp xỉ 70% trường hợp do mang điện thoại di động vào phòng thi. Vì vậy, ngay sau khi kết thúc đợt 1, Bộ GD-ĐT đã có công điện gửi Hội đồng tuyển sinh các ĐH, học viện và các trường ĐH yêu cầu cán bộ coi thi phải phổ biến kỹ quy chế tuyển sinh cho TS trong buổi làm thủ tục dự thi ngày 8.7. Nhắc nhở TS tuyệt đối không được mang điện thoại di động vào phòng thi.

* Quy chế cho phép TS được mang giấy nháp vào phòng thi. Vậy làm thế nào để kiểm soát được giấy nháp và tài liệu, thưa ông?

- Bộ GD-ĐT cũng đã yêu cầu Hội đồng tuyển sinh các trường thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc ký giấy thi và giấy nháp của TS. Cụ thể: Với các môn thi tự luận, cán bộ coi thi thứ nhất ký vào giấy thi và giấy nháp của TS, sau khi TS đã ghi đầy đủ họ tên, số báo danh và các mục cần thiết khác. Các môn thi trắc nghiệm, cả hai cán bộ coi thi ký vào phiếu trả lời trắc nghiệm và giấy nháp trước khi phát cho TS. Đối với các trường đã chuẩn bị đầy đủ giấy thi và giấy nháp thì TS không được mang theo giấy nháp riêng vào phòng thi. Giấy nháp phải có chữ ký của cán bộ coi thi mới hợp lệ. Nếu cán bộ coi thi quên không ký thì TS phải yêu cầu ký, nếu không, giấy nháp đó sẽ bị xem là tài liệu mang trái phép vào phòng thi.

Vũ Thơ
( thanhnien.vn thực hiện)

Sơ sót nhỏ, Hậu quả lớn

TT - Đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho kỳ thi tuyển sinh ĐH nhưng trong đợt thi vừa qua, nhiều thí sinh chỉ vì sơ suất, chủ quan, coi thường các quy định... mà gặp phải những sự cố không đáng có, đành phải dừng bước giữa đường.

Tại điểm thi Trường tiểu học Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) của Trường ĐH Giao thông vận tải, một thí sinh bị đình chỉ thi vào phút chót khi đã nộp bài thi môn vật lý vì điện thoại đổ chuông. Cuộc điện thoại đó là của mẹ gọi điện hỏi thăm tình hình làm bài thi. Một nam thí sinh khác dự thi vào ĐHQG Hà Nội khi được yêu cầu kiểm tra mới nhớ ra vẫn... để quên điện thoại trong túi quần.

Chỉ tại cái “alô”


Trường ĐH Mỏ - địa chất cũng đã đình chỉ một thí sinh mang điện thoại vào phòng thi. Vừa nộp bài xong, thí sinh này lấy di động gọi người nhà vào đón vì “tưởng nộp bài xong là được sử dụng điện thoại”. Một thí sinh ở Trường ĐH Xây dựng đã có “sáng kiến” buộc điện thoại vào bắp chân để tránh bị cán bộ coi thi phát hiện, nhưng giữa giờ thi điện thoại bất ngờ đổ chuông. Một thí sinh tại Trường ĐH Thủy lợi để điện thoại ngay trong túi áo, đèn nhấp nháy “mời gọi” giám thị xử lý.

Bị phát hiện mang điện thoại vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi ngay lập tức. Quy định này không phải mới, đã áp dụng nhiều năm ở cả kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ. Các hội đồng thi cũng đặc biệt chú trọng việc phổ biến quy định này đến thí sinh bằng mọi hình thức. Thế nhưng trong đợt thi vừa qua, nhiều thí sinh tỏ ra bất chấp hoặc chủ quan với quy định này đến mức khó hiểu. Điều đáng nói là ở môn thi đầu tiên bị nhỡ, bị quên đã đành, đến môn thi cuối cùng vẫn có thí sinh bị phát hiện có điện thoại di động trong người. Thế là đi tong cả công sức ôn luyện lẫn ba buổi thi vất vả.

Đến muộn giờ thi

Buổi thi nào cũng có thí sinh đến muộn. Ngay ở môn thi đầu tiên, hai thí sinh dự thi tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đến trễ sau khi đã phát đề nhưng vì chưa quá 15 phút nên vẫn được vào làm bài. Tuy nhiên bốn thí sinh ở các hội đồng thi khác không được may mắn như thế, bị mất quyền dự thi ngay từ môn đầu tiên, trong đó có thí sinh Lê Thái Bảo, quê ở Bình Thuận lặn lội vào TP.HCM dự thi. Bảo được anh trai chở đi thi nhưng trên đường từ ngã tư Thủ Đức đến Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) xe bị hư. Bảo để anh trai sửa xe và bắt xe ôm đi tiếp nhưng do kẹt xe nên tới nơi đã là 7g40.

Đến môn thi cuối cùng còn có thí sinh tuột mất cơ hội chỉ vì đến muộn. Mãi 8g15 thí sinh Nguyễn Duy Bình dự thi vào Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM mới đến địa điểm thi. Bình đành ngậm ngùi đứng ngoài cổng trường thi vì đã bắt đầu tính giờ làm bài từ 7g15, trước đó cả giờ. Lý do đến muộn của Bình đơn giản là vì không nghe rõ giám thị dặn giờ thi buổi sáng và cũng chủ quan không kiểm tra lại.

Ngược lại, có những trường hợp quá lo lắng chuyện tắc đường, kẹt xe, đến muộn nên lại vội vàng quên giấy tờ, đồ dùng cần thiết. Tại Học viện Ngân hàng có nữ thí sinh đến trường thi từ rất sớm nhưng đến nơi mới phát hiện quên mang máy tính cầm tay.

Đừng để xảy ra tình huống nghiệt ngã

Tại điểm thi Trường THPT Phước Long (Q.9, TP.HCM) của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, một thí sinh đi xe máy mang biển số một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến trễ 15 phút.

Theo quy chế, thí sinh này không được vào thi. Bất ngờ thí sinh này đã quỳ xuống khóc, van xin bảo vệ rồi trưởng điểm thi để mong được vào thi. Nhiều phụ huynh phải thốt lên: “Các thầy nhẫn tâm quá!”, “Các thầy nguyên tắc quá!”. Cuối giờ, chúng tôi đến nhận bài làm và nghe thầy trưởng điểm thi kể lại, thầy xúc động và áy náy lắm. Áy náy vì sự mâu thuẫn và nghiệt ngã, áy náy vì tình người và áy náy vì quá nhiều ánh mắt lúc đó nhìn thầy đầy bất bình. Nhưng biết làm sao được!

Sự cố ý gian lận là hết sức đáng trách, sự “phớt lờ quy chế” cũng càng cảnh báo. Nhưng cũng có nhiều trường hợp các em bị cấm thi bởi những lý do hết sức nghiệt ngã. (ThS Trần Đình Lý)



THANH HÀ

_____________________

Bồi bổ quá cũng dễ... mất thi

Đặc biệt thí sinh cần lưu ý khi sử dụng thức ăn đường phố trong thời tiết nắng nóng là nguyên nhân nhiều ca đau bụng cấp trong phòng thi. Tại điểm thi Trường THCS Cù Chính Lan của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, vừa đọc đề xong thí sinh Nguyễn Văn Quyến, ở Quảng Nam, có lẽ căng thẳng quá nên đã xỉu. Cũng trong ngày thi đầu tiên hai thí sinh của Trường ĐH Kinh tế bị ngất xỉu. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật có ba thí sinh bị tiêu chảy...

Ngược lại, có thí sinh do được bồi bổ quá cũng suýt mất thi. Đó là trường hợp một nam thí sinh dự thi vào Trường ĐH Kinh doanh Hà Nội. Để tăng cường thể trạng cho Đ. trong quá trình ôn thi, gia đình mua về nhiều loại thuốc bổ dưỡng... Chỉ trong một tuần Đ. tăng 7kg, toàn thân bị phù nề. Đ. được gia đình đưa vào Bệnh viện Việt Đức. Thế là Đ. phải vừa nằm viện điều trị suy thận cấp vừa đi thi.
-----------
tuoitre.vn

Thi ĐH môn Văn

Môn văn: tập trung các đề tài về đất nước

Theo cấu trúc đề thi ĐH, CĐ, đề thi môn văn sẽ nằm trong hai chương trình ngữ văn 11, 12 cơ bản và nâng cao. Tuy vậy, có một số dạng đề sau thường được ra trong các kỳ tuyển sinh gần đây. Phần kiểm tra kiến thức sách giáo khoa (câu 1) thường xoay quanh năm tác giả: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu. Các kiểu câu hỏi thường gặp là ý nghĩa nhan đề của tác phẩm, tình huống truyện, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác, quan điểm sáng tác, nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm, những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam qua các thời kỳ, so sánh các giai đoạn văn học...

Phần nghị luận xã hội (câu 2) xoay quanh các chủ đề tư tưởng - đạo lý và những hiện tượng trong đời sống. Các em lưu ý các kiểu đề có nội dung như quan niệm về sống đẹp, sống có trách nhiệm, tình yêu Tổ quốc, tình yêu thương con người. Trong dạng đề này tuy phần giải thích rất quan trọng, nhưng nếu cảm thấy từ ngữ đó có thể nêu được khái niệm mà không thể nào giải thích được thì nên nêu nội dung chung để tránh trường hợp giải thích sai. Khi đã giải thích sai, mọi việc lập luận hoặc mô tả sau đó đều đi sai hướng.

Phần nghị luận văn học (câu 3a, 3b) là câu có số điểm nhiều nhất. Các kiểu đề thường gặp là phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm, cảm nhận về hình tượng văn học, bình giảng một đoạn thơ, bài thơ, so sánh các hình tượng văn học trong cùng một tác phẩm hoặc hai tác phẩm khác nhau, phân tích tác phẩm hoặc một hình tượng để làm rõ một vấn đề nào đó... Các em cần tập trung sâu vào các đề tài đất nước, tư tưởng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa nhân đạo. Ngoài ra, những tác phẩm về cảm hứng thế sự sau năm 1975 cần luyện tập kỹ, vì phần lớn các em rất lúng lúng khi tiếp cận các tác phẩm này.

GV NGUYỄN ĐỨC HÙNG

Kinh nghiệm thi khối D

Khối D: bám nội dung quan trọng của từng môn

AT - Bạn Nguyễn Mạnh Toàn , thủ khoa khối D khoa kinh tế (nay là Trường ĐH Kinh tế - luật) ĐH Quốc gia TP.HCM kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2009, nói về phương pháp ôn thi của mình:

Ở ba môn thi, để dễ nhớ, mình chuẩn bị những tờ giấy và lấy bút màu ghi lên đó nội dung kiến thức cơ bản cần nắm của từng môn, từng chương, từng bài học cụ thể, các vấn đề quan trọng không thể thiếu trong việc hệ thống kiến thức của từng môn. Sau đó, mình dán những tờ giấy đó lên tường, lên cửa, lên bàn học, để ngày nào cũng nhìn thấy và có thể đọc nhanh qua để kích thích trí nhớ về các nội dung mà mình đã học. Nhờ đó mình hệ thống được các kiến thức quan trọng.

* Ở môn ngữ văn, khi ôn tập nhiều bạn vẫn sử dụng văn mẫu để bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc sử dụng văn mẫu như thế nào trong bài thi để nó không là "con dao hai lưỡi"?


* Bạn đã phân chia thời gian ôn tập như thế nào để đạt hiệu quả cao?

- Năm trước, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, mình dành hai ngày nghỉ ngơi để chuẩn bị tinh thần cho “cuộc chiến” mới. Sau đó, mình đã phân chia thời gian ôn tập như thế này: Ngoài những buổi luyện thi trên lớp thì quãng thời gian còn lại phân chia: Sáng học toán, chiều học ngữ văn và tối học Anh văn.

Cứ thế đều đều cho đến những ngày giáp thi. Trong thời gian ôn tập nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khi luyện đề một môn nào đó nếu thấy mệt thì nên nghỉ một tì để lấy lại tinh thần. Không nên học liên tục cho đến ngày thi, Trước kỳ thi nên nghỉ ngơi vài ngày vì lúc đó học thêm sẽ làm kiến thức rối thêm.

Có ba từ mình muốn nhắn gửi đến các bạn sắp vượt vũ môn kỳ thi tuyển sinh ĐH sắp tới: Cẩn thận, bình tĩnh và tự tin.



- Mình nghĩ các bạn không nên lạm dụng quá nhiều sách văn mẫu. Đúng là nếu không cẩn thận, văn mẫu sẽ biến thành "con dao hai lưỡi": một mặt nó bổ sung nhiều kiến thức bên ngoài sách giáo khoa cho bài văn phong phú, nhưng bên cạnh đó nó cũng làm cho ta dễ bị phụ thuộc vào chính nó.

Văn là sáng tạo và chỉ nên sử dụng các sách văn mẫu để tìm hiểu thêm về tác phẩm, nhưng khi làm bài phải triển khai theo ý của mình chứ đừng nên chép nguyên văn.

Ở môn học này, mình đã hệ thống bài học theo từng giai đoạn văn học cụ thể. Nắm rõ hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung cốt truyện... Mỗi bài, mình soạn ra những vấn đề cần nắm bắt như nội dung, nghệ thuật. Cần chú ý dẫn chứng văn học là một trong những yếu tố làm cho bài viết trở nên sinh động nên phải nhớ các dẫn chứng, lời thoại nhân vật, lời bình của các nhà văn khác về tác phẩm càng nhiều càng tốt và vận dụng trong các trường hợp cụ thể.

Kinh nghiệm của mình khi làm bài thi môn ngữ văn là làm hai câu nghị luận văn học trước, sau đó mới làm câu nghị luận xã hội. Bởi với dạng câu hỏi nghị luận văn học thì kiến thức gói gọn trong tác phẩm, còn nghị luận xã hội kiến thức rất đa dạng nên sẽ dễ sa đà vào đề tài quá nhiều mà quên đi các câu hỏi khác trong đề thi.

* Nhiều bạn cho rằng môn toán khối D nhẹ hơn toán khối A,B. Bạn có dành nhiều thời gian cho môn này?

- Đề thi toán khối D nhìn thì có vẻ nhẹ hơn đề thi toán của những khối khác. Tuy nhiên đừng vì thế mà chủ quan. Phải tăng cường giải đề thi để tạo ra cho mình các kỹ năng trong việc đưa ra hướng giải quyết nhanh nhất cho bài toán.

Giải càng nhiều đề thi sẽ giúp bạn thích nghi hơn với cách ra đề cũng như các kỹ năng làm bài, phân chia thời gian một cách hợp lý để không lúng túng trước đề thi thật. Việc giải đề thi cũng là một cách để ôn tập kiến thức môn toán, khi đó mình sẽ hiểu được phần nào mình còn chưa vững để củng cố thêm.

Việc ôn luyện môn toán cần có một quá trình dài, sĩ tử nên "lập trình" cho mình cách ôn tập toán ngay từ đầu. Nếu chỉ chờ đến thi mới học sẽ khó đem lại kết quả như mong muốn. Nên hệ thống lại các kiến thức đã học trải dài từ chương trình lớp 10 đến lớp 12. Trong mỗi chương nên vạch ra và phân loại các dạng bài, cách giải. Khi đã nắm vững các kiến thức cơ bản thì hãy tiến hành làm một số bài tập nâng cao để có nhiều kinh nghiệm làm bài. Vào phòng thi, khi đọc xong đề cần xác định câu nào dễ và chắc chắn nhất thì sẽ ưu tiên làm trước. Không nên làm các câu khó ngay từ đầu vì nếu làm không được sẽ ảnh hưởng đến tâm lý làm bài.

* Học cấp III ở Trường THPT An Nhơn (Bình Định), nơi bạn cho rằng "học tiếng Anh còn nhiều hạn chế". Bạn chia sẻ gì với những thí sinh gặp nhiều khó khăn trong điều kiện học tiếng Anh ở kỳ thi sắp tới?

- Cần phải chăm, đó là cách chủ yếu trong việc luyện thi môn tiếng Anh của mình. Đặc thù của tiếng Anh là môn thi tổng quát, kiến thức trải rộng trong đời sống nên cần phải có một cách học thật hợp lý. Đối với từ vựng tiếng Anh, mình phải học liên tục. Ngoài những vốn từ cơ bản trong sách giáo khoa, mình trau dồi thêm các vốn từ bên ngoài.

Môn học này cần chăm chỉ và siêng năng, phải kiên trì làm nhiều bài tập và các dạng đề thi thì mới nâng cao được kỹ năng làm bài. Đặc biệt, các kỹ năng đọc hiểu, ngữ pháp, từ vựng phải đầu tư nhiều thời gian để nâng cao. Nói chung, môn tiếng Anh càng làm bài tập nhiều càng tốt vì kiến thức văn phạm hay từ vựng đều rất đa dạng.

Mình có kinh nghiệm thế này ở việc làm bài thi môn tiếng Anh: Sau khi đọc đề xong thì nên chọn các câu thuộc phần phát âm, ngữ pháp, từ vựng làm trước. Phần đọc hiểu là phần khó nhất trong đề thi, mất nhiều thời gian nhất để làm bài vì thế nên chọn phần này để giải quyết sau cùng.

H.BÌNH tuoitre.vn thực hiện

Toàn bộ đề và đáp án chính thức TS lớp 10 tại TPHCM 2010

Dưới đây là tất cả đề và đáp án chính thức các môn thướng và môn chuyên trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP Hồ Chí Minh năm 2010

http://tuoitre.vn/Giao-duc/385834/Dap-an-chinh-thuc-ky-thi-tuyen-sinh-vao-lop-10.html

Đề-Gợi ý chấm Văn TS10 2010 tại Hà Nội

Phần I (7 điểm)
Cho đoạn trích:

“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lệ: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr 196)

Câu 1: Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào, của ai? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc đến trong đoạn trích

Gợi ý:
- Đoạn văn trên được rút từ tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Tên hai nhân vật được nhắc tới trong đoạn trích là bé Thu và anh Sáu (cha của bé Thu)

Câu hỏi 2: Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”

Gợi ý:

Thành phần khởi ngữ là “Còn anh” (học sinh có thể viết lại đoạn trích trên và gạch chân dưới thành phần khởi ngữ)

Câu 3: Lẽ ra cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc găp ấy lại khiến nhân vật “anh” “đau đớn”. Vì sao vậy?

Gợi ý:
Lẽ ra cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách vẫn ngâp tràn niềm vui, hạnh phúc. Nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp gỡ ấy lại khiến nhân vật “anh” thấy “đau đớn” vì:

- Anh Sáu đi kháng chiến xa nhà đã tám năm, nay được về nghỉ phép thăm nhà có ba ngày, trước khi đi nhận nhiệm vụ mới. Anh khao khát, mong chờ gặp lại đứa con gái mà anh chưa hề gặp mặt. Song, bé Thu (con gái anh) chỉ biết mặt cha qua tấm ảnh đã không nhận ra anh là cha đẻ của mình, hoảng sợ bỏ chạy vì anh có vết sẹo dài trên má “giần giật ửng đỏ” mỗi khi xúc động, không giống tấm hình mà anh chụp chung với mẹ của bé. Anh “đau đớn” vì bất ngờ khi thấy đứa con mà anh hằng mong đợi không chấp nhận anh là cha đẻ của mình.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động, phép thay thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thay thế)

Gợi ý:
a. Về hình thức:

- Đoạn văn trình bày theo phép lập luận quy nạp: Câu chốt ý nằm ở cuối đoạn, không có câu mở đoạn, thân đoạn làm sáng rõ nội dung chính bằng các mạch ý nhỏ

- Đảm bảo chỉ số câu quy định (khoảng 12 câu); viết liên tiếp câu không xuống dòng, những đầu đoạn lùi vào một ô, viết hoa.

- Khi viết không sai lỗi chính tả, phải trình bày rõ ràng

b. Về nội dung:

* Các câu trong đoạn phải hướng vào làm rõ nội dung chính sẽ chốt ý ở cuối đoạn là:

- Tình cảm sâu nặng của người cha đối với con, được thể hiện trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”

* học sinh lựa chọn nhiều hướng khai thác làm rõ nội dung chính. Các em có thể khai thác mạch ý theo trình tự thời gian trong tác phẩm sau đây để làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con

- Khi anh Sáu về thăm nhà:

+ Khao khát, nôn nóng muốn gặp con: Khi xuồng cập bến: Anh “ nhảy thót lên”, “bước vội vàng tới chỗ Thu đang chơi ở nhà chòi, kêu to “Thu! Con”

+ Đau đớn khi thấy con bỏ chạy: “mặt anh sầm lại, trông thật đáng thương và hay tay buông xuống như bị gãy”

+ Suốt ba ngày ở nhà: “Anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con” và khao khát “ mong được nghe một tiếng ba của con bé”, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi

- Khi anh Sáu ở trong rừng tại khu căn cứ (ý này là trọng tâm):

+ Sau khi chia tay với gia đình, anh Sáu luôn day dứt, ân hận về việc anh đã đánh con khi nóng giận. Nhớ lời dặn của con: “ Ba về! ba mua cho con môt cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy anh nghĩ tới việc làm một chiếc lược ngà cho con.

+ Anh đã vô cùng vui mừng, sung sướng, hớn hở như một đứa trẻ được quà khi kiếm được một chiếc ngà voi. Rồi anh dành hết tâm trí, công sức vào làm cây lược “ anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”.

“ trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”

=> Chiếc lược ngà đã thành một vật quý giá, thiêng liêng với anh Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận, chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha với đứa con xa cách.

+ khi bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực, lúc không còn đủ sức chăng chối điều gì, anh đã “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho bác Ba, nhìn bác Ba hồi lâu. Và chỉ đến khi bác Ba hứa sẽ trao tận tay bé Thu cây lược ngà thì “Anh mới nhắm mắt đi xuôi”

=> Cây lược ngà trở thành kỷ vật minh chứng cho tình yêu con thắm thiết, sâu nặng của anh Sáu, của người chiến sỹ Cách mạng với đứa con gái bé nhỏ trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, đau thương, mất mát. Anh Sáu bị hy sinh, nhưng tình cha con trong anh không bao giờ mất.

c. Học sinh sử dụng đúng và thích hợp trong đoạn văn viết câu bị động và phép thế.

Chú ý:

+ Gạch chân và chú thích rõ ràng câu bị động, những từ ngữ dùng làm phép thế trong đoạn văn.

Phần II (3 điểm):

Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

(Ngữ văn lớp 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr 143)

Câu 1: Chỉ ra từ lấy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới?

Gợi ý:

Từ láy trong dòng thơ đầu là “ chờn vờn”. Từ láy ấy giúp em hình dung về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới là:

+ Ánh sáng ngọn lửa trong bếp bập bùng, khi to, khi nhỏ trong không gian mênh mông, rộng lớn của buổi sáng tinh mơ của một làng quê; gợi lên một bếp lửa bình dị, quen thuộc trong cuộc sống còn nghèo khó của người bà.

+ Bếp lửa “chờn vờn” ấy luôn đi sâu trong ký ức của người cháu; Nhớ tới bếp lửa là người cháu lại nhớ tới hình ảnh của người bà bên bếp lửa

=> Bếp lửa là hình tượng thơ khơi nguồn cảm xúc để người cháu hồi tưởng về hình ảnh người bà kính yêu của mình.

Câu 2: Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”


Gợi ý:

Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” khép lại khổ đầu bài thơ “Bếp lửa”, giới thiệu với bạn đọc người luôn làm cho bếp lửa “chờn vờn sương sớm” cháy sáng bằng bằng tay khéo léo đảm đang của mình là hình ảnh người bà kính yêu.

+ Câu thơ đã bộc lộ trực tiếp tình cảm nhớ thương bà một cách sâu sắc, khi người cháu đã ở tuổi trưởng thành.

+ Hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” trong câu thơ diễn tả dòng suy ngẫm hồi tưởng về cuộc đời người bà lận đận vất vả bên bếp lửa nấu ăn cho cả nhà trong mọi hoàn cảnh: Lúc “đói mòn đói mỏi”, lúc “tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”. Nhất là lúc chiến tranh “Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”

=> Câu thơ không chỉ gợi tình cảm nhớ thương, kính trọng bà của người cháu đã trựởng thành mà còn gợi cho người đọc thấy rằng hình ảnh người bà ở làng quên Việt nam chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình.


Câu 3: Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. hãy kể tên hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.

Gợi ý:

Hai bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 viết về tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước là:

a.“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa điềm

b.“Nói với con” của Y Phương

--------theo tuoitre.vn-----------
Gợi ý lời giải của cô giáo Phạm Thị Tú Anh, giáo viên trường THCS Đống Đa-Hà Nội

Đề-Gợi ý chấm Văn TS10 2010 tại Đà Nẵng

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2010 tại ĐÀ NẴNG
Mơn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC--------------------
Câu 1: (1 điểm)
Nêu tên các phép tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó :
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
Câu 2: (1 điểm)
Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được gạch chân trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) Ông cất tiếng hỏi:
- Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2)
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
- Ở nhà trông em nhá ! (3) Đừng có đi đâu đấy. (4).
(Kim Lân, Làng)
Câu 3: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó.
a. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
b. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 4: (2 điểm)
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hãy viết một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
Câu 5: (5 điểm)
Phân tích đoạn trích sau :
CẢNH NGÀY XUÂN
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGDVN, 2010, tr.84, 85)

BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1:
- Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,: phép tu từ từ vựng so sánh.
- Chưa ngủ (ở cuối câu thơ trên và được lặp lại ở đầu câu thơ dưới): phép tu từ từ vựng điệp ngữ liên hoàn.

Câu 2:
- Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) : câu kể (trần thuật)
- Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ? (2) : câu nghi vấn
- Ở nhà trông em nhá ! (3) Đừng có đi đâu đấy. (4) : câu cầu khiến.

Câu 3:
a. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm : thành phần phụ chú.
b. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. : thành phần tình thái.

Câu 4: Thí sinh cần đảm bảo các yêu cầu:
- Văn bản là một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng).
- Nội dung : suy nghĩ về tính tự lập của học sinh hiện nay.
- Hành văn : rõ ràng, chính xác, sinh động, mạch lạc và chặt chẽ.
Sau đây là một số gợi ý về nội dung :
+ Tự lập, nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác.
+ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
+ Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao.
+ Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập.
+ Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức.
+ Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.

Câu 5:
Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau. Tuy nhiên, cần đảm bảo các yêu cầu:
- Phân tích một đoạn thơ.
- Bài viết có kết cấu đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Hành văn trong sáng, sinh động.
Sau đây là một số gợi ý :
+ Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
+ Giới thiệu đoạn thơ và vị trí của nó.
+ Giới thiệu đại ý đoạn thơ: tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh, chị em Kiều đi chơi xuân.
+ Dựa theo kết cấu của đoạn thơ để phân tích.
* Phân tích 4 câu thơ đầu : khung cảnh ngày xuân với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
- 2 câu đầu vừa nói về thời gian, vừa gợi không gian: thời gian là tháng cuối cùng của mùa xuân; không gian: những cảnh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.
- 2 câu sau là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân, với hình ảnh thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống; trong trẻo, thoáng đạt; nhẹ nhàng, thanh khiết. Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.
* Phân tích 8 câu thơ tiếp : khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Tảo mộ: đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân; một loạt từ 2 âm tiết là tính từ, danh từ, động từ gợi lên không khí lễ hội rộn ràng, đông vui, náo nhiệt cùng với tâm trạng của người đi dự hội.
- Hội đạp thanh : du xuân, đi chơi xuân ở chốn đồng quê. Cách nói ẩn dụ: nô nức yến anh gợi lên hình ảnh những đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân, nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân. Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả còn khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa.
* Phân tích 6 câu thơ cuối : khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng nhưng không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần theo bóng ngã về tây.
- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng của hai cô gái tuổi thanh xuân với những cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn và những linh cảm về điều sắp xảy ra sẽ xuất hiện : nấm mồ của Đạm Tiên và chàng thư sinh Kim Trọng.
+ Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để thể hiện cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng, miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.
------------------------------------
Theo thanhnien.vn
Nguyễn Hữu Dương
(TT Luyện thi Đại học và Bồi dưỡng Văn hóa Vĩnh Viễn)

Đề -Gợi ý chấm Văn TS 10 2010 TPHCM

Đề thi môn Ngữ văn - thời gian làm bài 120 phút

Câu 1 - 1 điểm: Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

Câu 2 - 1 điểm: Tìm thành phần gọi - đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Câu 3 - 3 điểm: Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.

Câu 4 - 5 điểm: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn THành Long (SGK Ngữ văn 9, tập 1, trang 180 - 188).


-----------------------
Gợi ý đáp án

Câu 1 (1 điểm):

- Viết đúng hai câu cuối trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

- Hai câu thơ thể hiện phẩm chất dũng cảm, yêu nước (quyết tâm chiến đấu vì miền Nam) của người lính.

Câu 2 (1 điểm):

- Xác định đúng thành phần gọi - đáp: Bầu ơi.

- Lời gọi đáp đó hướng tới tất cả mọi người dân Việt Nam.


Câu 2 (3 điểm): yêu cầu:

• Về kỹ năng:

+ Viết một văn bản nghị luận khoảng một trang giấy thi có bố cục 3 phần rõ ràng.

+ Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, đúng ngữ pháp.

+ Tránh dùng văn kể, văn nói.

+ Không mắc lỗi chính tả.

+ Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

• Về nội dung:

+ Có dẫn dắt và nêu vấn đề: thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh.

+ Học sinh giải thích cụm từ “thể hiện mình” (thể hiện mình là muốn khẳng định mình, chứng tỏ bản thân mình trước mọi người, muốn người khác biết đến mình… bằng chính những việc làm của bản thân).

+ Học sinh trình bày được các cách thể hiện bản thân (có thể bằng một hoặc nhiều cách tùy theo học sinh):

- Sự tự tin (trong học tập, trong giao tiếp, mạnh dạn trình bày ý kiến cỉa bản thân...).

- Phấn đấu, nỗ lực học tập để đạt kết quả cao.

- Có những việc làm tốt để lại dấu ấn trong lòng bạn bè, thầy cô như biết giúp đỡ bạn, dám dấu tranh chống lại cái xấu.

- Không dựa dẫm vào người khác...

+ Có ý phê phán: có không ít học sinh thể hiện mình bằng cách đua đòi, chưng diện, ăn chơi, chứng tỏ mình là người sành điệu, bỏ ngoài tai những lời nhắc nhở của thầy cô, bạn bè…

+ Có ý mở rộng: tự thể hiện, tự khẳng định mìmh không phải là tự cao, tự đại (ranh giới giữa tự thể hiện, tự khẳng định với tự cao, tự đại rất mong manh).

+ Đánh giá chung: Đây là một nhu cầu, là một hiện tượng khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh. Điều này có thể tốt hay xấu, lợi hay hại là do cách học sinh thể hiện bản thân.

Câu 3 (5 điểm): yêu cầu:

• Về kỹ năng:

+ Nắm vững phương pháp làm bài văn bản nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện.

+ Trình bày rõ ràng, thuyết phục các luận điểm.

+ Phân tích sâu sắc các chi tiết (lời nói, hành động,suy nghĩ), tình huống… trong truyện để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên.

+ Bố cục chặt chẽ, rõ ràng.

+ Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc.

+ Không mắc lỗi chính tả.

+ Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.

• Về nội dung:

Đề bài yêu cầu học sinh cảm nhận về nhân vật nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực cảm nhận văn học. Học sinh có thể trình bày cảm nhận của mình bằng nhiều cách nhưng cần bảo đảm được những ý chính sau:

+ Nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, nhân vật.

+ Cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của nhân vật anh thanh niên (yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao; nhân hậu; khiêm tốn, lặng lẽ cống hiến; lạc quan, yêu đời...).

+ Nhận xét, đánh giá về nhân vật (đại diện cho lớp thanh niên tiêu biểu với lẽ sống cao đẹp…); cách xây dựng nhân vật của tác giả (khắc họa tính cách của nhân vật qua cuộc gặp gỡ chỉ 30 phút, qua cảm nhận, cái nhìn của các nhân vật khác, nhân vật không có tên riêng…).

+ Bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân (yêu mến, khâm phục, suy nghĩ về lẽ sống của bản thân…).
---------------------------------
theo Tuoitre.vn
PHẠM THỊ VÂN HƯƠNG - PHAN THỊ XUÂN
(Giáo viên văn trường THCS Trần Văn Ơn)

Đề thi -Đáp án TS vào lớp 10 2009-2010

Đề thi -Đáp án TS vào lớp 10 2009-2010 của: TPHCM,Hà Nội,Quảng Nam,Hưng Yên

http://d.violet.vn/uploads/resources/159/552223/preview.swf

Các nhãn: và từ khóa

9.Thi TS lớp 10,
NLXH,
VH Trung Đại,
Hiện thực XHPK,
Lặng lẽ Sapa,
Tiếng Việt,
Nhân hóa,
Nhân vật,
Mùa xuân nho nhỏ,
Khởi ngữ,
Thành ngữ,
Ý nghĩa nhan đề,
Yếu tố nghệ thuật,
Tình bạn,
Quan niệm sống,
Người con gái NX,
Phép liên kết,
Ánh trăng,
Bếp lửa

Đề - Đáp án TS 10 2008-2009 TK

THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
-------------------------------

Câu 1 (1,0 điểm)
Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ:
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê).
Câu 2 (2,0 điểm)
Giải thích nghĩa của các thành ngữ dưới đây và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
a. Ông nói gà bà nói vịt.
b. Cãi chày cãi cối.

Câu 3 (2,0 điểm)
Hãy nêu tình huống chính của truyện và vai trò của tình huống ấy trong truyện ngắn “Làng” (Kim Lân).

Câu 4 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ:

“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9 tập I,
NXB Giáo dục, 2005)

-------- Hết --------





HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2008 - 2009
MÔN NGỮ VĂN


Câu 1 (1,0 điểm)
- Khởi ngữ là: Còn mắt tôi (0,5 điểm)
- Câu không khởi ngữ: Các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (0,5 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm)
a. - Giải thích nghĩa Ông nói gà bà nói vịt: không nói đúng đề tài giao tiếp, nói lạc đề. (0,5 điểm)
- Không tuân thủ phương châm quan hệ. (0,5 điểm)
b. - Giải thích Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì.
(0,5 điểm)
- Cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất.
(0,5 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm)
- Mỗi truyện ngắn thường tập trung vào một tình huống chính. Tình huống đó là một hoàn cảnh mà nhân vật phải bộc lộ đầy đủ tính cách, các biến cố, sự kiện trong cốt truyện được dồn nén, vấn đề của truyện được nảy sinh. Xây dựng tình huống là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nghệ thuật viết truyện.
(0,5 điểm)
- Tình huống của truyện Làng là: khi ông Hai ở phòng thông tin ra, đang phấn chấn, hào hứng với những tin tức kháng chiến thì bất ngờ nghe tin làng mình theo giặc. (0,5 điểm)
- Tình huống ấy đã đặt ông ấy vào một tâm trạng bất ổn, căng thẳng trong sự xung đột giữa tình cảm làng quê và lòng yêu nước, ý thức công dân. Đặt trong tình huống ấy tính cách và nội tâm của nhân vật ông Hai đã bộc lộ sâu sắc.
(1,0 điểm)
Câu 4 (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh phải nắm vững nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
a. Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vị trí của đoạn thơ.
b. Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của nhà thơ:
- Sống ở thành phố hiện đại nhiều tiện nghi, vật chất ánh điện, cửa gương, ngỡ như không còn chỗ cho vầng trăng tình nghĩa một thời gian lao của người lính:vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường.
- Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt phòng buyn-đinh tối om gây ấn tượng mạnh: đột ngột vầng trăng tròn, nhà thơ nhận ra vẻ đẹp đích thực của vầng trăng tròn mà lâu nay sống với ánh điện, cửa gương đã quên mất.
- Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế lặng im: Ngửa mặt lên nhìn mặt - có cái gì rưng rưng.
- Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát, là người bạn tri kỷ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở rừng. Vầng trăng xuất hiện làm sống dậy trong tâm trí con người bao kỷ niệm của năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu như là đồng là bể - như là sông là rừng.
- Khổ cuối đoạn thơ là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tình triết lý của tác phẩm: Trăng cứ tròn vành vạnh như tượng trưng quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyện chẳng thể phai mờ, ánh trăng im phăng phắc chính là người bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì bất diệt.
- Từ một câu chuyện riêng, đoạn thơ cất lên lời tự nhắc nhở, thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, nghĩa tình đối với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu.
c. Ý nghĩa của đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lý sống thủy chung đã thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
d. Thể thơ năm chữ, nhịp thơ trôi chảy tự nhiên theo lời kể, có khi trầm lắng biểu hiện suy tư, giọng điệu tâm tình tự nhiên như một lời tự nhắc nhở. Kết cấu, giọng điệu của đoạn thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
2. Yêu cầu về kỹ năng.
- Nắm vững phương pháp nghị luận về một đoạn thơ. Cảm nhận phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc của đoạn thơ.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, gợi cảm. Không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
3. Biểu điểm:
- Điểm 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 4,0: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên. Có thể mắc 1, 2 lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ.
- Điểm 3,0: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên trở lên. Có thể mắc 3, 4 lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ.
- Điểm 2,0: Đáp ứng một số yêu cầu trên song còn hời hợt, tản mạn. Diễn đạt chưa trôi chảy.
- Điểm 1,0: Bài làm lan man chưa làm rõ yêu cầu của đề.
-----------------------
Ghi chú: Giáo viên có thể cho đến 0,25 điểm. Điểm toàn bài không được làm tròn.

Tuyển sinh lớp 10

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: Đề thi dành ít nhất 2 điểm cho học sinh giỏi


TT - Tin từ Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM (diễn ra ngày 21 và 22-6-2010), toàn TP có hơn 50.000 thí sinh dự thi.


Giống như kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh sẽ thi theo cụm: một hội đồng thi sẽ có học sinh của 3-5 trường THCS theo nguyên tắc bố trí cho các thí sinh được đi thi ở gần nhà nhất. Riêng thí sinh đăng ký vào lớp 10 chuyên sẽ thi tại hai hội đồng: hội đồng thi vào lớp 10 thường và hội đồng thi vào lớp 10 chuyên. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại cho các thí sinh, năm nay sở đã bố trí hai đồng thi chuyên tại ngoại thành là hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (tập trung các thí sinh ở Củ Chi và Hóc Môn) và Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (tập trung các thí sinh ở Q.2, Q.9, Thủ Đức).


Nên đi thử từ nhà đến nơi thi

Theo lãnh đạo phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM, trong ngày 20-6 các thí sinh nên đi thử từ nhà đến hội đồng thi để biết trước đoạn đường gần hay xa, thời gian đi lại... Từ đó, thí sinh sẽ dự phòng thời gian đi lại để không bị trễ giờ trong ngày thi chính thức.

Theo ông Huỳnh Công Minh - giám đốc Sở GD-ĐT TP - đề thi tuyển sinh lớp 10 sẽ ra theo hướng kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học. Vì là kỳ thi tuyển sinh nên đề thi sẽ có độ phân hóa rõ, dành ít nhất 2 điểm cho học sinh giỏi.

Trong đó,
Môn ngữ văn sẽ gồm các câu hỏi tự luận:
kiểm tra kiến thức văn học (tác giả, tác phẩm), giải bài tập tiếng Việt, viết đoạn văn ngắn về một vấn đề xã hội, nghị luận văn học.
Môn toán gồm phần đại số: sẽ có khoảng bốn bài toán từ 6-7 điểm, phần hình học có từ 1-2 bài toán với 3-4 điểm.
Môn tiếng Anh bao gồm hai phần: phần trắc nghiệm nhiều lựa chọn (dự kiến khoảng 6 điểm) nhằm kiểm tra kiến thức thí sinh về ngữ âm, ngữ pháp, cấu trúc ngữ pháp, điền khuyết (guided cloze), tìm lỗi. Riêng phần tự luận (dự kiến khoảng 4 điểm) sẽ kiểm tra về dạng thức từ, đọc hiểu dạng true - false, viết lại câu.

Điểm tuyển sinh sẽ là tổng điểm ba bài thi với hệ số theo quy định (ngữ văn và toán hệ số 2, ngoại ngữ hệ số 1) và tổng điểm cộng thêm (nếu có). Ở một trường, điểm chuẩn nguyện vọng 2 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1 và điểm chuẩn nguyện vọng 3 cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 2 không quá 1 điểm.
--------------------------------------
theo Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Rút kinh nghiệm làm bài môn Toán

Theo thầy Tùng, học sinh còn mắc một số lỗi cần rút kinh nghiệm: Vẽ đồ thị bằng bút chì, không vẽ hoặc vẽ sai hình (bài hình không gian), kí hiệu sai trong các công thức tính đạo hàm, tính tích phân, tính khoảng cách, tính toán, trình bày cẩu thả. Trình bày thiếu ý, thiếu lập luận (bài hàm số, bài thể tích), thiếu điều kiện (bài logarit). Hiểu sai khái niệm (bài số phức, bài khoảng cách). Vẫn có học sinh làm cả 2 phần của phần riêng nên bị trừ hết điểm phần này.

Rút kinh nghiệm cho kì thi tuyển sinh sắp tới, các thí sinh nên dành thời gian đọc kĩ đề, đánh dấu (vào đề) các lưu ý, lựa chọn các câu dễ làm trước (lên chiến lược làm bài). Trình bày rõ, phân biệt câu 1, 2, a, b, c… Sai thì gạch bỏ, cách 1 dòng làm tiếp, không sửa chữa, tẩy xóa lem nhem. Không nên bỏ trống nhiều, có thể bị chấm sót. Chú ý viết đúng các kí hiệu trong các công thức, nhất là các công thức phần hình giải tích (kí hiệu véc tơ, góc, tích vô hướng, tích có hướng, tính góc, khoảng cách, diện tích, thể tích,…).

Sử dụng nháp hợp lí:
Chỉ nháp để lấy hướng làm rồi làm ngay vào giấy thi, không nên làm xong rồi chép từ nháp vào, tốn thì giờ và hay bị sai. Có thói quen kiểm tra 3 vòng: Kiểm tra khi đang biến đổi, sau khi xong một bài và trước khi nộp bài.
------------------
Hồng Hạnh - dantri.com.vn

Bí quyết học của các thủ khoa

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201024/20100611230706.aspx

Để có điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, nhiều thủ khoa năm 2009 của các trường ĐH lớn đã có những bí quyết học tập rất bổ ích. Kinh nghiệm của họ sẽ là bài học quý dành cho thí sinh (TS) trong kỳ thi sắp tới.
Chịu khó làm bài tập

Đây là kinh nghiệm của hầu hết các thủ khoa khi nói về bí quyết thành công của mình. Nguyễn Thị Thảo - Á khoa khối D1, ĐH Hải Phòng, cho rằng quan trọng nhất là phải chịu khó làm bài tập, vì làm nhiều sẽ vỡ ra khá nhiều điều cần thiết. Nguyễn Tiến Dũng, thủ khoa khối A trường Đại học Luật Hà Nội cũng nhấn mạnh làm nhiều và thành thạo nhiều dạng bài tập để có kỹ năng phân loại các dạng bài là chìa khóa để tìm được cách giải tối ưu. Ngô Chí Hiếu - thủ khoa Đại học Bách khoa TP.HCM với số điểm 30/30 lưu ý: khi giải dạng bài tập nào cần nắm chắc dạng đó, tránh làm bài tràn lan (cần phân biệt giải nhiều dạng bài tập với giải nhiều đề thi).

Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa

Nguyễn Tiến Dũng cho biết, học bất kỳ một môn học nào, việc đầu tiên là nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, từ đó mới đào sâu và mở rộng ra những kiến thức liên quan. Với môn Vật lý, để ghi nhớ được phần lý thuyết được cho là rất khó đối với không ít học sinh, Dũng chọn cách tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, sau đó mới học thuộc. Ngô Chí Hiếu đưa ra bí quyết không bị "lạc đường " trong lúc ôn thi bằng cách bám sát vào tài liệu về cấu trúc đề thi ĐH của Bộ GD-ĐT. Đặc biệt, trước khi mua tài liệu tham khảo, cần hỏi ý kiến thầy cô và nên chọn loại sách có cách sắp xếp các dạng bài tập theo từng chương như sách giáo khoa để thuận tiện khi ôn thi.

Hiếu lưu ý: trên mạng có nhiều trang web giúp học sinh giải nhanh đề và bài thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, các bạn cần xác định chắc chắn cách học phù hợp với mình. Hiếu rút ra công thức: thành công = nắm vững lý thuyết + chăm chỉ làm nhiều dạng bài tập.

Biết cách kiểm tra kiến thức

Thủ khoa trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Phạm Mạnh Cường là một trong 11 thí sinh trên cả nước đạt điểm số tuyệt đối 30/30. Cách học của Cường thuộc diện "cổ điển", tức là tích lũy kiến thức từ từ, chắc chắn. Cường nói rằng kiến thức được xây dựng như một công trình, phải bắt đầu từ những viên gạch thì mới có một công trình bền vững.

Theo Lê Văn Huỳnh - thủ khoa khối A trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), cách đơn giản và dễ thực hiện nhất là viết ra giấy những kiến thức, những điều cần ghi nhớ. Điều này giúp nhớ nhanh và lâu hơn. Quách Đăng Hưng - Á khoa ĐH Ngoại thương và ĐH Y Hà Nội có một nguyên tắc: buổi tối trước khi đi ngủ dành từ 20 phút tới 1 giờ để làm bài kiểm tra trực tuyến kiến thức vừa học hoặc vừa ôn luyện.

Vũ Thơ

Để đạt điểm cao môn Văn-Sử-Địa

Môn Văn: Cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài
Muốn đạt hiệu quả cao môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, các em phải nắm chắc được kết cấu bài thi với 2 câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Đối với câu nghị luận xã hội, các em phải nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm khoa học, chính xác, rõ ràng, mạch lạc, có tính hệ thống. Đặc biệt, luận điểm phải sâu sắc mới mẻ (đề̀̀ xuất được ý kiến mới).

Sau khi có luận điểm rồi thì các em phải có dẫn chứng thực tế dựa vào vốn sống về xã hội, trải nghiệm xã hội để thuyết phục người đọc về nguyên nhân xảy ra, thực trạng hiện nay như thế nào, nêu các giải pháp. Các em nên dẫn chứng thực tế nhiều hơn dẫn chứng văn học.

Phần Nghị luận văn học, các em phải nắm rõ xuất xứ, chủ đề tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào.Đối với văn xuôi thì nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.

Nếu muốn viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài.

Ngoài ra, cũng phải chú ý việc triển khai ý khi phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, lôgic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ.

Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. Nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh... Phải huy động vốn từ phong phú.

Đối với đề thi Văn “mở” như năm vừa qua cách ra đề mới, tạo khoảng rộng cho chủ thể sáng tạo. Các em không nhất thiết phải theo thứ tự A,B,C giải thích vấn đề tại sao, như thế nào. Tất nhiên, về mặt cốt lõi bên trong phải tuân theo lôgic nhưng làm mới vấn đề đó bằng cách đặt một câu chuyện nhập vào bài luận, từ vấn đề đó mình bàn luận ra.

Lưu ý: Bài văn đạt điểm cao phải có hình thức đẹp: Kết cấu sáng. Chữ sạch đẹp, rõ ràng. Viết hoa, đúng qui cách, đúng luật chính tả, dẫn chứng luôn để trong ngoặc kép...
-----------------------------------
Cô giáo Đinh Lê Thiên Nga, giáo viên môn Địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam:
Môn Địa lý: Cuốn Atlat là “cứu tinh” gỡ điểm
Cuốn Atlat là tài liệu quan trọng mà các em được mang vào phòng thi. Do vậy, các em cần phải học, hiểu kỹ cuốn sách này vì chính kiến thức trong cuốn sách giúp các em lấy được 50% điểm trong bài thi.

Các bài thực hành vẽ biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ miền trong sách các em phải luyện thật nhuần nhuyễn để từ đó phân tích bảng số liệu, nhận xét mối liên hệ giữa các số liệu.

Đối với những bài thi không có trong cuốn Atlat yêu cầu học sinh phải tư duy như đường lối kinh tế, định hướng kinh tế, hướng khắc phục... ví dụ, từng bài khi sử dụng xong Atlat, học sinh phải biết được mối quan hệ giữa các số liệu (kênh chữ, kênh hình) và đưa ra nhận định. Câu nhận định này khó nhưng chỉ chiếm 0,5 điểm.

Trong làm bài thi các em đọc kỹ đề xem câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau, để không bị mất thời gian sa đà vào một câu hỏi.
------------------------------------
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung, giáo viên dạy Lịch sử Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam:
Lịch sử: Cần đọc kỹ đề!
Để đạt điểm cao môn thi Lịch sử, khi nhận đề, các em đọc kỹ câu hỏi và trả lời thẳng vào vấn đề, để tránh lạc đề, nhầm đề, không tràn lan giới thiệu nhiều, dài dòng, mất rất nhiều thời gian lại không có điểm.

Ví dụ: Đề bài hỏi về Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 thì học sinh phải nhớ trong chiến dịch này thì âm mưu của Pháp là gì? Ta đối phó thế nào, chủ trương của Đảng ra làm sao? Rồi diễn biến cuộc tiến công của nó và phản công lại của ta... kết quả, ý nghĩa.

Đề thi tốt nghiệp không bao giờ ra kiểu lắt léo, đánh đố học sinh. Tuy nhiên, để đạt điểm cao việc đầu tiên các em phải có kiến thức, phải học thuộc bài.

Nếu đề thi yêu cầu các em trình bày thì các em trình bày, yêu cầu phân tích thì các em phân tích, không được nhầm lẫn câu hỏi sẽ không được điểm.

Chúc các em thành công!