CẤU TRÚC ĐỀ

CẤU TRÚC ĐỀ MÔN VĂN TRONG KỲ THI QUỐC GIA 2015-2016


ThI TỐT NGHIỆP THPT VÀ THI ĐẠI HỌC Quốc gia 2015
-----------------------
1. Đọc hiểu (3 ĐIỂM) không chỉ là một phần yêu cầu cơ bản, bắt buộc trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015. Nhiều sở giáo dục trên toàn quốc cũng xem đây là yêu cầu trọng tâm cho đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Thực tế cho thấy có kiến thức vững chắc ngữ văn tiếng Việt chưa đủ, mà để có được điểm tối đa cho câu hỏi này, cần có bí quyết làm bài hiệu quả. ĐỂ LÀM BÀI TỐT CẦN:
Nắm vững 3 trọng tâm
Trong đề thi, câu đọc hiểu thuộc mức lượng giá nhận biết, thông hiểu và vận dụng (thấp), mức điểm thường được tính là 3.
Ở mức nhận biết, đề thường yêu cầu chỉ ra văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nào, phương thức biểu đạt gì, thao tác lập luận nào, phép tu từ gì, lỗi gì về tạo lập văn bản...
Ở mức thông hiểu, câu hỏi thường yêu cầu xác định nội dung, chủ đề; bố cục, nội dung từng phần của văn bản; đặt nhan đề cho văn bản; nêu tác dụng của phép tu từ nào đó; hoặc trích một phần của văn bản và yêu cầu thí sinh nêu sự thông hiểu về nó...
Ở mức vận dụng thấp, đề thường yêu cầu trình bày trong một giới hạn về số dòng nhất định. Có nhiều cách hỏi về vận dụng: từ chủ đề của văn bản, thí sinh trình bày ý kiến bản thân liên quan đến chủ đề đó; trích một phần văn bản và yêu cầu hoàn thiện nó; hoặc yêu cầu đưa thêm những ý kiến riêng của bản thân ngoài quan điểm, chính kiến của tác giả văn bản…
Phân tích kỹ đề
Trước hết, phải đọc thật kỹ văn bản. Xác định số câu hỏi, số vế trong từng câu hỏi, mức điểm từng câu, từng vế. Chú ý các từ “những”, “các” trong câu hỏi bao giờ cũng phải trả lời từ 2 ý trở lên. Lưu ý nhan đề văn bản (nếu có), các ghi chú liên quan đến văn bản (như tác giả, nguồn, năm ra đời thường ở cuối văn bản). Xác định xem văn bản gồm bao nhiêu đoạn, bao nhiêu câu. Phân tích sự liên quan của các câu hỏi vì nhiều khi các câu hỏi sau là gợi ý phần nào để trả lời những câu hỏi trước...
Để làm tốt phần nhận biết, trước hết phải có kiến thức căn bản về nó. Phải có cách để phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Vì thực tế thí sinh thường lẫn lộn giữa các khái niệm (về phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận...). Ví dụ, về phương thức biểu đạt: Nếu gặp một văn bản mà có đầu có đuôi câu chuyện, có nhân vật, có thể tóm tắt được thì đó là phương thức tự sự (kể chuyện). Tương tự, văn bản bày tỏ quan điểm, chính kiến cá nhân về các vấn đề xã hội, chính trị, tư tưởng là thao tác nghị luận. Các phương thức còn lại cần xác định như: giàu cảm xúc của người viết, gây xúc cảm mạnh cho người đọc là biểu cảm; làm cho đẹp đối tượng là miêu tả; làm cho rõ đối tượng là thuyết minh...
Câu hỏi nêu nội dung, chủ đề, xác định bố cục, đặt nhan đề cho văn bản... ở phần thông hiểu yêu cầu cao hơn. Đặt nhan đề phải đảm bảo các tiêu chí: đúng trọng tâm, ngắn gọn, hay. Cơ sở để đặt nhan đề là dựa vào chủ đề, hình tượng trung tâm, ý nghĩa hoặc phần ghi chú cuối văn bản nhưng không được đặt trùng tên với phần ghi chú... Xác định nội dung, chủ đề bằng nhiều cách: Dựa vào nhan đề (nếu có), hình tượng trung tâm của văn bản. Cách tìm hiệu quả nhất là chia văn bản ra nhiều phần, ghi chú các nội dung, sau đó gộp các nội dung ghi chú ấy thành đoạn văn chủ đề. Xác định bố cục ý cũng có nhiều cách: Dựa vào các đoạn (các phần) của văn bản; xác định số câu, tìm câu chủ đề của nhóm câu để chia ý thành nhiều đoạn.
Ở phần vận dụng thấp, có thể viết theo các ý gạch đầu dòng cho rõ ràng, càng nhiều ý càng tốt. Đối với yêu cầu viết thành đoạn văn, nên trình bày dài hơn yêu cầu một chút. Nếu đề trích một phần văn bản yêu cầu bày tỏ suy nghĩ thì lấy phần trích ấy làm phần chủ đề rồi triển khai thành đoạn cũng có 3 phần: mở đoạn - triển khai - kết đoạn.
2. Phần NLXH (3 ĐIỂM )và NLVH (4 ĐIỂM) tương tự  các dạng đề thi Đại học và cao đẳng năm 2014

3. Mức độ phân hóa điểm: 60% dạng đề có độ khó vừa phải, phù hợp với số đông để xét tốt nghiệp. 40% độ khó cao để phân hóa trình độ học sinh, phục vụ chủ yếu cho tuyển sinh đại học 
-----------------------------------------------------------------
Cấu trúc đề thi học kì tại VTS
MÔN : NGỮ VĂN – 3 KHỐI
Cấu trúc ĐỀ THI HỌC KỲ NĂM HỌC 2009-2010

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90-120 PHÚT tùy theo lịch của SGD

I.PHẦN CHUNG ( dành cho tất cả thí sinh)
Câu 1. Kiến thức văn học (2 điểm)

Câu 2: Nghị luận xã hội (3 điểm)

II.PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b)
Câu 3a. Theo chương trình CHUẨN (5 điểm)

Câu 3b.Theo chương trình NÂNG CAO (5 điểm)


Thứ năm, ngày 08 tháng tư năm 2010


Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT Môn Ngữ văn 

I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5 điểm)
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
* Văn học Việt Nam:

- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

- Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng.

-Tây Tiến - Quang Dũng

- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu

- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

-Sóng - Xuân Quỳnh

- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Vợ nhặt (trích) - Kim Lân

- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài

- Rừng xà nu (trích) - Nguyễn Trung Thành

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi

- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) - Nguyễn Minh Châu

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ

* Văn học nước ngoài:

- Thuốc - Lỗ Tấn

- Số phận con người (trích) - Sô-lô-khốp

- Ông già và biển cả (trích) - Hê-minh-uê.


Câu II. (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ).


- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.


II. Phần riêng (5 điểm)

Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chọn một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)


Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)

- Tuyên ngôn Độc lập và tác giả Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng

- Tây Tiến - Quang Dũng

- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu

- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

- Sóng - Xuân Quỳnh

- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài

- Vợ nhặt - Kim Lân

- Rừng xà nu (trích) - Nguyễn Trung Thành

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi

- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) - Nguyễn Minh Châu

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ.


Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm).

- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh

- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc - Phạm Văn Đồng

- Tây Tiến - Quang Dũng

- Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu

- Tố Hữu

- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

- Sóng - Xuân Quỳnh

- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo

- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ

- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài

- Vợ nhặt - Kim Lân

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi

- Rừng xà nu (trích)- Nguyễn Trung Thành

- Một người Hà Nội (trích) - Nguyễn Khải

- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) - Nguyễn Minh Châu

Cấu trúc đề thi CĐ-Đại học Môn Ngữ văn (tuyển sinh ĐH, CĐ)

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm)

Câu I (2 điểm):

Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam
- Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Hai đứa trẻ - Thạch Lam.
- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.
- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng.
- Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao.
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng.
- Vội vàng - Xuân Diệu.
- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
- Tràng Giang - Huy Cận.
- Chiều tối - Hồ Chí Minh.
- Từ ấy - Tố Hữu.
- Một thời đại trong thi ca (trích) - Hoài Thanh và Hoài Chân.
- Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
- Tuyên ngôn độc lập và tác giả Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc - Phạm Văn Đồng.
- Việt Bắc (trích) và tác giả Tố Hữu
- Đất nước (trích Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.
- Sóng - Xuân Quỳnh.
- Đàn ghi-ta của Lor-ca - Thanh Thảo.
- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
- Vợ nhặt (trích) - Kim Lân.
- Rừng xà nu (trích) - Nguyễn Trung Thành.
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.
- Chiếc thuyền ngoài xa (trích) - Nguyễn Minh Châu.
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ.

Câu II (3 điểm):

Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 600 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II. Phần riêng (5 điểm)

Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.TS chọn 1 trong 2 câu 3a hoặc 3b

Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)

Nội dung kiến thức liên quan đến các tác giả, tác phẩm như yêu cầu đối với phần câu 1 (đã nêu trên)

Câu III.b (theo chương trình nâng cao)

Ngoài nội dung kiến thức yêu cầu đối với thí sinh chương trình chuẩn, bổ sung thêm các tác phẩm, tác giả sau:
- Đời thừa (trích) - Nam Cao
- Nam Cao
- Xuân Diệu
- Tương tư - Nguyễn Bính
- Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh
- Lai Tân - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tố Hữu
- Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên.Xuất bản Trang
- Nguyễn Tuân
- Một người Hà Nội - Nguyễn Khải.

3 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. ko co cau noi nao dang hoang hon ti ak mo mieng la chui tuc, nguoi ta up pai len cho mai coi con noi cai giong do ?

      Xóa