Thi cao đẳng Ngữ Văn 2010

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C, D
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Câu II (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa tài và đức.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trinh Chuẩn (5.0 điểm)
Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm viết:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẳng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.118 – 119)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật bà Hiền (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải) để làm rõ lời bình luận của người kể chuyện:
“Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.82)

-------------------------------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C
(Đáp án - Thang điểm có 03 trang)
Câu Ý
Nội dung
Điểm
I
Cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
2,0
- Một cái tôi có ý thức cá nhân mạnh mẽ: ham sống, yêu đời, khát khao giao
cảm.
- Một cái tôi tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
- Một cái tôi mới mẻ về quan niệm thẩm mĩ, thời gian và tuổi trẻ, nhân sinh.
- Một cái tôi độc đáo thể hiện qua hình thức nghệ thuật: thể thơ, giọng điệu, hình
ảnh, từ ngữ.
0,5
0,5
0,5
0,5
II
Về mối quan hệ giữa tài và đức
3,0
1. Giải thích vấn đề (0,5 điểm)
- Tài là nói tới trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của con người.
- Đức là nói tới phẩm chất và nhân cách của con người.
0,25
0,25
2. Bàn luận vấn đề (2,0 điểm)
- Tài và đức là hai mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con
người.
- Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dễ dẫn đến sự lệch lạc
trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện bản thân;
thậm chí quá coi trọng tài mà không chú ý đến đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và
hành động gây tác hại cho bản thân, cộng đồng và xã hội.
- Nếu chỉ lo phấn đấu, tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình
độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể có nhiều đóng
góp tốt cho cộng đồng và xã hội.
- Giải quyết tốt mối quan hệ hài hoà, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người
phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
Phải biết trau dồi, rèn luyện bản thân cả về trình độ, năng lực và phẩm chất.

Câu Ý
Nội dung
Điểm
III.a
Phân tích đoạn thơ trong phần trích Đất Nước
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích (0,5 điểm)
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước,
Mặt đường khát vọng (1971) là bản trường ca xuất sắc viết về sự thức tỉnh của
tuổi trẻ miền Nam với đất nước, nhân dân.
- Đoạn thơ thể hiện cảm nhận mới mẻ, sâu sắc của nhà thơ về đất nước.
0,5
2. Cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về đất nước (4,0 điểm)
a. Sự mới mẻ, sâu sắc về nội dung (3,0 điểm)
- Cách nhìn về đất nước cụ thể mà khái quát, bình dị mà lớn lao.
+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc
sống của mỗi người.
+ Đất nước là sự hoà quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân
tộc.
- Hình tượng đất nước được mở ra ở bề rộng không gian, chiều dài thời gian và ở
chiều sâu văn hoá.
+ Bề rộng không gian gần gũi thân thương với mỗi người, không gian hò hẹn
nhớ nhung của tình yêu đôi lứa, không gian mênh mông giàu đẹp của lãnh thổ,
không gian sinh tồn thiêng liêng của cộng đồng dân tộc đoàn kết.
+ Chiều dài thời gian gắn với chiều dài lịch sử, nhân dân bền bỉ kiên cường xây
dựng và bảo vệ đất nước.
+ Chiều sâu văn hoá của một dân tộc có truyền thống dân gian lâu đời.
b. Sự mới mẻ, sâu sắc về nghệ thuật (1,0 điểm)
- Cách thể hiện đậm đà màu sắc dân gian: vận dụng phong phú chất liệu văn hoá
và văn học dân gian; Đất Nước của nhân dân trở thành hình tượng trung tâm,
gần gũi, giàu sức gợi cảm.
- Thể thơ tự do, biến đổi linh hoạt về nhịp điệu; có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
chất chính luận và trữ tình; từ Đất Nước viết hoa, lúc được tách ra để khơi sâu,
lúc hợp lại tạo sự thống nhất gắn bó.
3. Đánh giá chung (0,5 điểm)
Đoạn thơ giàu chất suy tưởng và cảm xúc; thể hiện tình yêu, niềm tự hào về đất
nước và cách nhìn sâu sắc, mới mẻ về Đất Nước của nhân dân. Qua đó nâng cao
tình yêu và ý thức trách nhiệm với đất nước của mỗi người.
0,5
III.b
Phân tích những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật bà Hiền
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Khải là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ
sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ở giai đoạn đổi mới, ông đặc biệt quan tâm đến
________________________________________
Page 3
3
Câu Ý
Nội dung
Điểm
số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường, tiêu biểu là truyện ngắn Một người
Hà Nội (rút từ Hà Nội trong mắt tôi -1995).
- Lời bình luận của người kể chuyện thể hiện những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp
nhân cách của nhân vật bà Hiền.
0,5
2. Phân tích nét đẹp trong nhân cách của nhân vật Bà Hiền (4,0 điểm)
- Bà Hiền là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, một người gốc Hà Nội: có bản
lĩnh, trung thực, biết nhìn xa trông rộng. Cái "chuẩn" của bà Hiền là lòng tự
trọng (với bà có lòng tự trọng sẽ có lòng yêu nước, có ý thức cộng đồng).
- Là người lịch lãm, ung dung và sâu sắc, khiêm tốn và rộng lượng (cách trang trí
phòng khách, thái độ trước những biến động, những lời nói về quy luật tự
nhiên...).
- Là người yêu Hà Nội, luôn tin tưởng và tự hào về Hà Nội; có ý thức lưu giữ
hồn thiêng văn hoá của đất kinh kì; với bà, Hà Nội thời nào nó cũng đẹp.
- Tác giả đặt nhân vật dưới nhiều cách nhìn; kể bằng đối thoại, bằng phân tích,
bình luận tạo sự gần gũi với độc giả; giọng trần thuật đậm chất chiêm nghiệm,
triết lí.
- Nhân vật bà Hiền chỉ là một người bình thường, nhưng như lời bình của người
kể chuyện, đó là một hạt bụi vàng, mang cốt cách và bản lĩnh văn hoá của người
Hà Nội thanh lịch, hào hoa. Cùng với bà Hiền, những con người như: Dũng, em
Dũng, Tuất, mẹ Tuất ... là kết tinh những phẩm giá của người Hà Nội, góp phần
làm cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.
3 Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Qua nhân vật bà Hiền, tác giả ca ngợi vẻ đẹp và bản lĩnh văn hoá của người Hà
Nội, đồng thời khẳng định sự tin tưởng những hạt bụi vàng của Hà Nội sẽ mãi
trường tồn theo thời gian.
- Mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy những nét đẹp đó để cho đất kinh kì,
cho đất nước chói sáng những ánh vàng.
0,5
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những
yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể
từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo.
- Hết -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét