HSG: Quảng Bình 2008

Đề thi học sinh giỏi 11 & 12(2008-2009)
****Sở giáo dục đào tạo Quảng Bình****
Môn thi: Ngữ Văn.



*Vòng1:

Câu 1: (2 điểm)

Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta-mình trong Việt Bắc.
Câu 2: (2 điểm) Tìm hiểu ý nghĩa của 2 câu thơ sau:

Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia.

( tiếng hát còn tàu - Chế Lan Viên )

Câu 3: (6 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:

“điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy”
(mấy ý nghĩ về thơ-Ngữ văn 12 nâng cao tập 1, trang 52 , NXB GD 2008)

Dựa vào một số bài thơ đã học, anh chị hãy nêu nhận xét về ý kiến trên.


*Vòng 2:
Câu 1: (4 điểm) Từ ý thơ của Tố Hữu:

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn bàn về lý tưởng sống của thanh niên trong thời đại hiện nay.

Câu 2: (6 điểm)

Tương đồng và khác biệt trong đoạn trích Đất nước(Trường ca mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

1 nhận xét:

  1. Bàn về sự quan sát, miêu tả hiện thực cuộc sống của nhà văn, có ý kiến cho rằng:

    “Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy cái bình thường - đó là phẩm chất của những nhà nghệ sĩ đích thực.”
    (Pauxtopxki)

    Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. Sau đó thử liên hệ với truyện ngắn Toả nhị Kiều (Xuân Diệu) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam) để thấy “cái khác thường trong cái bình thường” đang bàn tới.

    Trả lờiXóa