Tốt nghiệp THPT 2012: Tổ chức ôn thi

Số tư liệu:1816/BGDĐT-GDTX
Ngày ban hành:29-03-2012
Tệp đính kèm: 1816GDTX.PDF
Kính gửi:
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng.
Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (GDTX) và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012; Công văn số 5433/BGDĐT-GDTX ngày 17/8/2011 của Bộ về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 đối với GDTX; để tạo điều kiện thuận lợi cho các sở GDĐT chỉ đạo và tổ chức cho học viên ôn tập chuẩn bị thi tốt nghiệp GDTX cấp THPT năm học 2011-2012, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT, Cục Nhà trường thực hiện một số công việc như sau:
1. Chỉ đạo các trung tâm GDTX hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch, phù hợp với khung chương trình lớp 12 GDTX cấp THPT theo Công văn số 8298/BGDĐT-GDTX ngày 21/9/2009 của Bộ về việc hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình GDTX cấp THPT, không được cắt giảm nội dung và số lượng tiết học đã quy định trong chương trình.
Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.

TS Đại học - CĐ 2012: Cuốn Những đều cần biết do BGD phát hành

Tệp đính kèm: NDCB2012_new.rar
Năm 2012 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu phục vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2012. Các thông tin này do các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng cung cấp và chịu trách nhiệm.  
 Cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2012" cung cấp những thông tin quan trọng về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) trong toàn quốc như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh dự thi; Lịch công tác tuyển sinh; Bảng kí hiệu các đối tượng ưu tiên; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh của 63 tỉnh, thành phố; Mã tuyển sinh tỉnh, thành phố, quận, huyện; Mã đăng kí dự thi; Danh sách các trường đại học, cao đẳng không tổ chức thi nhưng sử dụng kết quả thi theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xét tuyển; Những thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng gồm: tên và kí hiệu trường, mã quy ước của ngành học, khối thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin cần thiết khác của các trường.
Các thông tin cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành, điều kiện dự thi, các chương trình đào tạo,... thí sinh tham khảo tại địa chỉ website của từng trường.
Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.
Đây là cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2012" được cập nhật ngày 29/3/2012 có bổ sung mức học phí của các trường ngoài công lập. Phiên bản này thay thế cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2012" trước đây.

Kinh nghiệm thi

Để bài thi hiệu quả
HS lớp 12 Trường Nguyễn Khuyến (TP.HCM) ôn tập môn toán - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm, nhiều học sinh (HS) tuy thuộc bài nhưng không đạt điểm cao, thậm chí bị trượt. Nguyên nhân là do thiếu kỹ năng và kỹ thuật làm bài thi.
Xin chia sẻ vài kinh nghiệm sau đây để HS đạt điểm cao trong kỳ  thi  tốt nghiệp THPT sắp đến. 
Kỹ năng làm bài
Đối với những môn thi trắc nghiệm, kiến thức thường ra rộng nên khi làm bài HS cần phải đọc và làm nhanh một lượt, câu nào chưa rõ bỏ qua. Không nên dừng lại quá lâu cho một câu, nếu không làm được thì nên tạm thời bỏ qua, gần cuối giờ có thể quay trở lại.
Kinh nghiệm cho thấy, những câu chắc chắn đúng HS phải tô đậm vào phiếu trả lời trắc nghiệm, câu nào còn phân vân nên tô nhạt để sau đó có thay đổi phương án cũng dễ tẩy hơn. Cần tránh tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này, máy không chấm và câu đó không có điểm. Nếu làm sai, HS cần chú ý xóa kỹ phương án trả lời sai để máy chấm không hiểu nhầm là có hai trả lời cho câu hỏi.
Để làm tốt bài thi tự luận, HS cần phải chú ý đọc kỹ đề thi. Việc đọc kỹ đề thi không những tránh được tình trạng xa đề, lạc đề mà còn giúp HS tập trung vào những vấn đề mấu chốt của câu hỏi và tiết kiệm được lượng thời gian lớn khi làm bài thi.
Kỹ thuật làm bài
Câu nào thuộc nên làm trước. Những năm gần đây, để tránh học tủ, nội dung đề thi thường rải khắp chương trình. Cùng một lúc HS phải học nhiều môn, lượng kiến thức nhiều, chắc chắn sẽ học không xuể. Vì vậy, khi làm bài thi cứ câu nào thuộc nhất hoặc nắm chắc nhất là làm trước để lấy điểm, sau đó mới làm câu khác.
Dành nhiều thời gian cho câu hỏi có số điểm cao. Nếu làm theo cấu trúc đề thi hoặc tập trung cho câu ít điểm, chắc chắn HS sẽ bỏ lỡ cơ hội giành điểm cao nhất cho mỗi môn thi.
Ngoài ra, một bài thi tự luận có đạt điểm tuyệt đối hay không thường liên quan đến việc trình bày. Nhiều HS sau khi thi xong nói rằng, em làm đầy đủ nhưng sao lại không đạt điểm tuyệt đối. Đó cũng là vì trình bày bài viết cẩu thả, chữ viết nguệch ngoạc, viết tắt…
Ngô Mã Thiên

Tốt nghiệp THPT 2012

Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2012
TTO - Ngày 23-3, Bộ GD-ĐT đã quyết định các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, gồm 6 môn thi. Theo đó, học sinh hệ THPT sẽ thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Địa lý.
Học sinh lớp 12A1 Trường THPT dân lập Thái Bình (TP.HCM) làm kiểm tra ôn tập trắc nghiệm môn tiếng Anh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 - Ảnh: Như Hùng
Những nơi không đủ điều kiện thi môn Ngoại ngữ sẽ thi môn thay thế là môn Vật lý.
Học sinh hệ Giáo dục thường xuyên sẽ thi Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
Các môn Vật lý, Hóa học, Ngoại ngữ sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý sẽ thi theo hình thức tự luận.


Thi tốt nghiệp THPT: 50% điểm cho câu hỏi thông hiểu, vận dụng
TT - Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Năm 2012, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức với ba thay đổi lớn: bỏ thi cụm, chấm chéo và không cử thanh tra từ các trường ĐH-CĐ.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ vẫn có ba môn thi được thông báo trước là toán, ngữ văn, ngoại ngữ. Ba môn thi còn lại và môn thi thay thế ngoại ngữ sẽ được thông báo rộng rãi, chậm nhất là 31-3.
Quy chế thi tốt nghiệp THPT vừa ban hành quy định rõ: Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12 nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết thực hành của người học. Đề thi phải đảm bảo tính chính xác, tính sư phạm, phân loại được trình độ người học.
Về đề thi, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết thêm: Đề thi năm nay sẽ vẫn có ít nhất 50% điểm số cho những câu hỏi thông hiểu và vận dụng kiến thức. Dự kiến các năm sau, tỉ lệ điểm số cho loại câu hỏi vận dụng kiến thức sẽ tăng lên. Đề thi sẽ có những câu nhằm đánh giá được học sinh khá, giỏi nhưng đảm bảo để học sinh học lực trung bình có thể đạt yêu cầu. Cấu trúc đề thi năm nay gồm hai phần, phần bắt buộc ra theo nội dung kiến thức giao thoa giữa chương trình chuẩn và nâng cao, phần tự chọn sẽ ra theo nội dung kiến thức của chương trình chuẩn hoặc nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phần tự chọn để làm.
Đề thi môn tự luận sẽ có nhiều câu hỏi, điểm của bài thi trắc nghiệm và tự luận đều được quy về thang điểm 10. Trong số các môn thi đã được biết trước, môn toán, ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận, môn ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm.
Theo đại diện Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, với quyết định bỏ chấm chéo, khâu chấm thi, ghép điểm và xét tốt nghiệp sẽ được rút ngắn. Tuy nhiên để đảm bảo khách quan, phòng ngừa tiêu cực, quy trình chấm thi, nguyên tắc chấm thi được quy định chặt chẽ.
Năm 2012, bộ không cử thanh tra ủy quyền (từ các trường đại học, cao đẳng) cắm chốt tại các địa phương, mà chỉ thành lập các đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT làm nhiệm vụ giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy chế thi của các đơn vị tổ chức thi. Giám đốc sở GD-ĐT các tỉnh, thành có trách nhiệm thành lập đoàn thanh tra tại địa phương để giám sát kỳ thi tại chỗ.
Trong quy chế thi năm nay, Bộ GD-ĐT quy định thí sinh là đối tượng được Bộ GD-ĐT chọn vào đội tuyển dự thi Olympic quốc tế và khu vực các môn văn hóa hoặc thi quốc tế khu vực về thể thao, văn hóa văn nghệ, người học khiếm thị sẽ được miễn thi tốt nghiệp với điều kiện xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiểm tốt, học lực từ khá trở lên với thí sinh là đối tượng học sinh dự thi Olympic quốc tế khu vực các môn văn hóa và loại trung bình trở lên với đối tượng học sinh dự thi về thể thao, văn hóa văn nghệ. Người học khiếm thính được miễn thi khi đã học hết chương trình THPT, đủ điều kiện dự thi, được các cơ sở y tế và trường phổ thông nơi học sinh học tập xác nhận tình trạng khiếm thị.
Thí sinh được xét đặc cách tốt nghiệp trong các trường hợp bị ốm đột xuất đặc biệt không quá 10 ngày trước khi thi hoặc trong khi thi, với điều kiện xếp loại học lực, hạnh kiểm cả năm lớp 12 đạt loại khá trở lên, điểm bài thi các môn đã thi (với thí sinh ốm trong khi thi) đạt từ 5,0 trở lên.

Mã ngành thi ĐH 2012

Các thông tin liên quan đến kỳ thi đại học năm 2012


HOME » BẬC ĐH,CĐ » THÔNG TIN TUYỂN SINH » TÌM NGUYỆN VỌNG
  Thông tin tuyển sinh
  Tra mã trường..
  Tìm nguyện vọng
  Đối tượng, Khu vực
  Đề thi / Đáp án
  Thí sinh cần lưu ý
  Trường tự giới thiệu
  Thông tin xét tuyển
  Lịch thi ĐH,CĐ,TC
  Kết quả thi ĐH, CĐ
  Tra điểm thi ĐH,CĐ
  Dự tuyển trực tuyến
  Dữ liệu điểm thi
 Thông tin website
Bộ Giáo dục và Đào tạoCục Công nghệ thông tin.
Địa chỉ: Số 49 - Đại Cồ Việt - Hà Nội. Tel:8695712 Fax: 8693712 Email: cit@moet.edu.vn
 

Kinh nghiệm: Chọn khối thi

Cẩn trọng khi “ôm” nhiều khối thi

Thứ Tư, 21 Tháng ba 2012, 07:03 GMT+7


Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT khu vực TP.HCM năm 2011
Hiện nay, thí sinh trên cả nước đang bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ năm 2012. Việc đăng ký nhiều khối thi giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh nhưng nếu không cân nhắc kỹ sẽ khiến chính các em rối.
Khối… thủ, khối “sơ-cua”
Quyết định bổ sung khối mới toanh (A1) của Bộ GD-ĐT tại kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay có lẽ đã mang đến niềm hy vọng trào dâng cho những tân thí sinh trước cuộc đua giành lấy tấm vé vào ĐH. Nếu như trước đây, các thí sinh thi khối A thường đồng thời chọn thêm khối B hoặc D1 thì năm nay, các em cũng hoàn toàn có được lợi thế tương tự nếu lựa chọn khối A1. Nhưng thông thường, khối A1 và D1 “gần nhau” do có chung hai môn toán - ngoại ngữ, chỉ khác nhau vật lý và văn nên hầu như những em chọn A1 cũng sẽ chọn thi thêm D1 hoặc ngược lại. Chẳng hạn, thí sinh Trần Công Thành (Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7) đăng ký chọn thi khối A1 vào Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhằm tận dụng lợi thế gần nhà và phù hợp với sức học thì cũng chọn thi thêm khối D1 vào Trường ĐH Tôn Đức Thắng để lỡ rớt cái này còn được cái kia. Tương tự, thí sinh Hồng Oanh (lớp 12 Trường THPT Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận) cũng vừa chọn khối A lẫn khối B cho các ngành kế toán và môi trường vào lần lượt Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và ĐH Nông lâm TP.HCM, trong đó, khối A chính, B phụ…
Năm nào cũng vậy, trước áp lực lớn cũng như để tận dụng được nhiều cơ hội, thí sinh luôn chọn nhiều khối thi, tham gia nhiều đợt thi hòng tăng khả năng trúng tuyển. Thậm chí có những em chọn cả hai khối khá nghịch nhau là A và C trong khi giữa chúng không hề có môn nào trùng nhau; khối ngành nghề đào tạo cũng thật sự cách biệt với một bên là nhóm ngành kinh tế, khoa học tự nhiên và một bên là nhóm ngành khoa học xã hội. Theo TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM), qua khảo sát kết quả thi của gần 300 ngàn thí sinh thi cả hai khối cho thấy có gần 4% thí sinh chọn thi cả hai khối A-C. Tỷ lệ các em chọn thi đồng thời hai khối A-B cao nhất, chiếm đến trên 65%. Kế đến là hai khối A-D1 với trên 30%.
Chọn khối nào, chắc khối đó!
Thông thường, thí sinh hay dành NV1 cho khối chính và xem khối thứ 2 là “sơ-cua”, phụ, do đó ngành/trường các em lựa chọn tương ứng khối “sơ-cua” cũng không phải hoàn toàn yêu thích. Đó có thể là ngành có mức điểm chuẩn tương đối thấp để các em chắc chắn được khả năng thi đậu. Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có những khối phụ lại “khó gặm” hơn cả khối chính và cũng không dễ đậu vào. Theo TS. Mai, kết quả khảo sát cũng cho thấy, thí sinh giỏi khối C và chọn khối này làm khối chính lại rất khó đạt điểm cao nếu thi thêm khối A - được các em xem là khối “sơ-cua”. Cụ thể, trong số thí sinh thi đồng thời cả hai khối A và C thì rất ít em đạt điểm sàn (cho cả hai khối), chỉ trên 25% với khối C và trên 2% với khối A. Trong khi đó, có đến hơn 96% thí sinh có điểm thi khối A dưới mức sàn và con số này ở khối C cũng gần 55%. Ngược lại, những thí sinh đạt tổng điểm cao ở khối A lại thường có kết quả khả quan ở khối B. Từ đó có thể thấy, thí sinh nổi trội khối A có nhiều cơ hội lựa chọn hơn so với thí sinh giỏi khối C. Nhưng trên hết, vấn đề lựa chọn ngành nghề cần dựa trên năng lực, sở thích. Đôi khi, việc rải nhiều hồ sơ, chọn thi nhiều khối có thể đem lại cơ hội cho thí sinh khi trượt nơi này còn nơi khác, nhưng thực chất lại đẩy các em vào thế phải theo đuổi cả đời một ngành nghề mình không mấy đam mê. Đó là chưa kể tình trạng do đầu quân nhiều khối quá khiến học sinh mỏi mệt, phân tán, không nắm chắc được kiến thức dẫn đến chẳng có khối nào đạt được kết quả mong đợi.
Bài, ảnh: Mê Tâm
 
Nộp hồ sơ từ nay đến 23-4
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, từ ngày 15-3 đến 17 giờ ngày 16-4, thí sinh nộp hồ sơ theo tuyến Sở GD-ĐT. Nộp trực tiếp tại các trường tổ chức thi từ ngày 17-4 đến 17 giờ ngày 23-4. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm: 1 túi đựng hồ sơ, phiếu số 1 (do Sở GD-ĐT lưu giữ) và phiếu số 2 (do thí sinh giữ, được sử dụng trong các trường hợp cần thiết); 3 ảnh chân dung cỡ 4 x 6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ; 3 phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Riêng thí sinh có nguyện vọng học tại các trường ĐH-CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các ĐH thì cần nộp thêm bản photocopy mặt trước của tờ phiếu đăng ký dự thi số 1.
Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí tại trường đó. Các đối tượng khác nộp tại các địa điểm do Sở GD-ĐT quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí của học sinh đang học lớp 12.

Kinh nghiệm Ôn thi

Nên ôn thi theo sách giáo khoa
TT - Thời điểm này, hầu hết các trường THPT đều tăng tốc ôn tập cho học sinh lớp 12. Trao đổi với Tuổi Trẻ về định hướng ôn tập cho học sinh, ông Vũ Đình Chuẩn, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết:
Giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 12A2 Trường THPT Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM trong giờ học nhóm môn văn - Ảnh: Như Hùng
- Năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường THPT chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời. Bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của bộ, nhà trường và giáo viên cần tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các chương, bài khác nhau; đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12: nội dung tổng hợp của tất cả chủ đề đã được ôn tập.
Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách phân tích đề thi, cách trình bày bài thi theo đặc thù từng môn thi, hình thức thi; chuẩn bị cho các em tâm lý tự tin trước khi bước vào kỳ thi.
Biết tổng hợp kiến thức
- Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, bên cạnh việc nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và biết vận dụng những kiến thức đó khi làm bài thi, các em học sinh cần chuẩn bị một số kỹ năng quan trọng: biết tổng hợp kiến thức của các phần, các chương và của toàn bộ chương trình THPT, đặc biệt là chương trình lớp 12; biết tự tổ chức thảo luận theo nhóm, trao đổi, tranh luận để hiểu sâu hơn về kiến thức, tự trau dồi kiến thức một cách chủ động; có các kỹ năng phân tích để hiểu đề thi, trình bày bài thi.
Một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua đối với mỗi học sinh trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT là các em cần nắm được quy chế thi, thực hiện đúng quy chế để tránh những điều sơ suất hoặc vi phạm trong khi thi, ảnh hưởng đến kết quả thi. Bên cạnh đó, các em cần tự tin vào kiến thức của mình, chuẩn bị tâm thế vững vàng, chủ động khi bước vào kỳ thi, bởi yếu tố tâm lý đóng một vai trò không nhỏ trong kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT nói riêng và các kỳ thi quan trọng khác.
Ông  VŨ ĐÌNH CHUẨN
* Hiện có nhiều loại sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT trên thị trường, thậm chí các nhà xuất bản còn tiếp thị đến tận các trường học vận động học sinh mua. Ông có ý kiến gì về việc này? Theo ông, học sinh nên ôn thi theo tài liệu nào để có hiệu quả tốt nhất?
- Bộ không có giới hạn chương trình ôn tập mà khẳng định rõ: nội dung đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012 dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Nếu học sinh ôn tập theo cách học tủ, học lệch thì kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố may rủi. Điều này cũng tạo cho học sinh tâm lý lo lắng, không yên tâm khi ôn tập cũng như làm bài thi bởi không có nền tảng kiến thức vững vàng.
Về tài liệu ôn thi, khi học sinh đã học đầy đủ chương trình theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, thì theo tôi, tài liệu để ôn thi tốt nghiệp THPT tốt nhất vẫn là sách giáo khoa, kết hợp sử dụng sách bài tập theo quy định của Bộ GD-ĐT và vở ghi của học sinh. Điều quan trọng nhất là giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh cách thức sử dụng sách giáo khoa để học tập thế nào cho phù hợp, có thể thông hiểu và biết vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức trong sách giáo khoa khi làm bài thi.
* Vào thời điểm này nhiều trường đã cho học sinh tăng tốc ôn thi, giảm thời lượng các môn học phụ, tăng thời lượng các môn học chính. Việc này có đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT? Theo ông, tổ chức thi thử nhiều lần có giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tới?
- Không phải chờ đến lúc gần thi tốt nghiệp THPT mới “tăng tốc” ôn thi, học ngày học đêm, mà việc ôn tập phải tổ chức ngay trong quá trình dạy học. Trong chỉ đạo, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các sở GD-ĐT, phù hợp với hướng dẫn khung kế hoạch thời gian năm học 2011-2012 và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của bộ; tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã quy định. Việc giảm thời lượng học một số môn được cho là môn phụ là trái với chủ trương của bộ.
Về việc thi thử, trong quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn cần chú trọng khâu thu nhận thông tin phản hồi về những thuận lợi, khó khăn và kết quả ôn tập của học sinh. Việc tổ chức kiểm tra với những yêu cầu về đề và cách thức coi, chấm bài giống như một kỳ thi thử tốt nghiệp cũng có thể giúp nhà trường và giáo viên biết mức độ kiến thức, kỹ năng học sinh đã đạt được sau một thời gian ôn tập, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách phân tích đề thi, cách làm bài thi và tâm lý thi cử. Tuy nhiên, chỉ nên tổ chức một lần, tránh gây tâm lý nặng nề, tốn kém thời gian, sức lực giáo viên và học sinh.
VĨNH HÀ thực hiện

HSG quốc gia 2011: Toàn bộ đề thi và đáp án chính thức của BGD

 Toàn bộ đề thi và đáp án chính thức của BGD năm học 2010-2011

 Nhấp vào line để tải về và giải  nén
https://skydrive.live.com/#cid=C2F72283D579A8D3&id=C2F72283D579A8D3!123&sc=documentshttps://skydrive.live.com/#cid=C2F72283D579A8D3&id=C2F72283D579A8D3!123&sc=documents

Đây là Đề thi và đáp án môn Ngữ Văn



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2011
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11/1/2011
(Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 1. (8,0 điểm)
Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế
ngự mình thì dễ vấp ngã.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả
của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.
Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã
học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---------------------------- HẾT---------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
LỚP 12 THPT NĂM 2011
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: NGỮ VĂN
Ngày thi: 11/01/2011
(Gồm 03 trang)
Câu 1. (8,0 điểm)
Thí sinh có thể bộc lộ quan điểm của riêng mình theo những cách thức khác
nhau, nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Về cơ bản,
cần đạt được một số yêu cầu sau:
1. Về hình thức và kĩ năng (2,0 điểm)
- Thí sinh được tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản, nhưng
phải phù hợp và nhuần nhuyễn.
- Thí sinh được tự do huy động các chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời
sống và những trải nghiệm của riêng mình...Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề
thuộc phạm vi nghị luận xã hội chứ không phải nghị luận văn học.
- Thí sinh cần phải xác định tâm thế của người trong cuộc: không phải chỉ nói
về người khác, cho người khác; mà trước hết, cần phải thấy đây là chuyện của mình,
phải nói từ mình, nói cho mình. Ở đây, cùng với nhận thức đời sống còn là quá trình
tự nhận thức để vươn tới hoàn thiện nhân cách của chính mình.
2. Về nội dung (6,0 điểm)
a) Làm rõ nội dung ý kiến (2,0 điểm):
- Ý kiến gồm hai vế có vẻ trái ngược nhưng thực chất là bổ sung cho nhau: một
vế nhấn mạnh vào ý chí, một vế nhấn mạnh vào lý trí.
- Chỉ rõ: nỗ lực khẳng định mình để thành công và tỉnh táo chế ngự bản thân để
tránh vấp ngã, thất bại đều có vai trò quan trọng như nhau đối với quá trình hoàn
thiện nhân cách.
- Hiểu được: cả sự khẳng định và chế ngự bản thân đều phải phù hợp với chuẩn
mực văn hóa, đạo đức, pháp luật của xã hội.
b) Bàn luận, mở rộng vấn đề (3,0 điểm):
- Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến về một vấn đề đã trở thành quy luật
trong cuộc sống nhân sinh: để hoàn thiện nhân cách bao giờ cũng cần một ý chí mạnh
mẽ cùng một lý trí tỉnh táo.
- Khẳng định vai trò, tác dụng của vấn đề đối với việc tu dưỡng phấn đấu của
con người nói chung, của thanh niên hiện nay nói riêng.

c) Liên hệ bản thân (1,0 điểm):
- Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải rèn rũa để có được sự mạnh mẽ của ý
chí và sự tỉnh táo của lý trí.
- Có những phương hướng cụ thể để trau dồi những phẩm chất trên ngay khi
ngồi trên ghế nhà trường.
Câu 2. (12,0 điểm)
Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo các cách thức khác nhau và
lựa chọn những dẫn liệu khác nhau, có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm
riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về
cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:
1. Về hình thức và kĩ năng (3,0 điểm)
Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học để triển khai bài làm đúng kiểu
văn bản. Cần phát huy đồng thời hai năng lực: nắm bắt và làm sáng tỏ một vấn đề lí
luận văn học, cụ thể là lí luận về hình tượng và lao động nghệ thuật của nhà văn; cảm
nhận và phân tích được những biểu hiện của nữ tính trong hình tượng nhân vật phụ
nữ của tác phẩm văn học.
2. Về nội dung (9,0 điểm)
a) Làm rõ nội dung, ý nghĩa của nhận định (3,0 điểm):
- Từ một số tác phẩm văn học đã được học có hình tượng nhân vật phụ nữ, thí
sinh cần trình bày cách hiểu của mình về khái niệm “nữ tính” và những biểu hiện sinh
động của nó trong đời sống và trong văn học. Lưu ý: đề thi không yêu cầu thí sinh
phải lý luận đầy đủ về “nữ tính” mà chỉ cần nêu được những nét đặc trưng của nữ tính
trên một số phương diện chính như ngoại hình, thể chất, đạo đức, tâm lý, xã
hội…Điều quan trọng là thí sinh thấy được rằng hình tượng nhân vật phụ nữ trong
văn học đã trải qua quá trình vận động, biến đổi phản ánh được sự vận động, biến đổi
về địa vị xã hội của người phụ nữ qua các giai đoạn lịch sử.
- Thí sinh cần hiểu được: nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh việc phát hiện
phương diện nữ tính của người phụ nữ trong quá trình sáng tạo là nhân tố có ý nghĩa
quyết định sự thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm. Đồng thời
thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầu không thể thiếu đối với
người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩ lưỡng về cuộc sống, về
con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc về giới.
- Điểm nhìn của tác giả khi xây dựng hình tượng nhân vật phụ nữ cũng cần
được lưu ý. Việc tác giả nhìn nhân vật nữ từ quan điểm của người khác giới hay từ
chính quan điểm của người phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đối với mức độ thành công
của hình tượng nhân vật phụ nữ.
- Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trong
những yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật và càng có ý nghĩa đối
với những nền văn học còn chưa có nhiều truyền thống về nữ quyền.
b) Phân tích một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu (6,0 điểm):
- Cần lựa chọn được một số hình tượng nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác
phẩm từ văn học dân gian cho đến văn học hiện đại đã học, không hạn định về thể
loại, về tác phẩm trong nước hay nước ngoài.
- Cần làm nổi bật được những biểu hiện phong phú và tinh tế của nữ tính trong
khi phân tích vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật phụ nữ đó.
- Cần nêu bật những đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện nữ tính ở mỗi hình
tượng nhân vật mà mình lựa chọn phân tích./.
----------------Hết------------------

HSG 12: Tỉnh Quảng Trị 2011-2012

SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
QUẢNG TRỊ Năm học 2011 - 2012
---------------------
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu 1. 8 điểm
Có những tình tiết, những tâm trạng và những phát ngôn trong hai tác phẩm “Trăng sáng” và “Đời thừa” của Nam Cao khiến người đọc thời nào cũng trăn trở nghiền ngẫm và coi như cái đạo mà người cầm bút nên theo.
Em hãy nêu một vài trường hợp điển hình.


Câu 2. 12 điểm
Bài viết của em trong diễn đàn của thanh niên với chủ đề: Bàn tay mang tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất mùi hương.




-----HẾT-----
























HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HSG LỚP 12 NĂM HỌC 2011-2012
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1. 8 điểm
Có những tình tiết, những tâm trạng và những phát ngôn trong hai tác phẩm “Trăng sáng” và “Đời thừa” của Nam Cao khiến người đọc thời nào cũng trăn trở nghiền ngẫm và coi như cái đạo mà người cầm bút phải theo.
Em hãy nêu một vài trường hợp điển hình.
Yêu cầu:
HS biết xác định
Trọng tâm của đề là hướng vào quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện qua Trăng sáng và Đời thừa
QĐNT của NC thường được thể hiện qua những tình tiết, những tâm trạng hay những phát ngôn điển hình
Quan điểm nghệ thuật Nam Cao có ảnh hướng sâu sắc đến người đọc mọi thời và họ coi như là Phương châm Sống và Viết của mình.
Những trường hợp điển hình là những điểm nhấn phản ánh tư tưởng nghệ thuật của ông. HS vừa chọn được điểm nhấn quan trọng đồng thời hiểu và lý giải được chúng.



Câu 2. 12 điểm
Bài viết của em trong diễn đàn của thanh niên với chủ đề: Bàn tay mang tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất mùi hương.