Đề - Đáp án thi lại Văn 10 tại HCM (2011-2012)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
Đề bài gồm 3 câu : câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài Nghị luận xã hội;
câu 3 là bài Nghị luận văn học. Câu 2 và câu 3 kiểm tra sự hiểu biết về một vấn đề xã hội,
kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận.
Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý
cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu
cầu vẫn cho đủ điểm.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
Trong câu tục ngữ Chết đứng còn hơn sống quỳ, các từ đứng
quỳ được sử dụng theo nghĩa như thế nào ? Việc sử dụng như
thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra
sao ?
2,0
- Các từ đứng quỳ dùng theo nghĩa chuyển, theo phép ẩn dụ/:
chết đứng là chết hiên ngang, có khí phách cao đẹp,/ sống quỳ là sống
qụy lụy, hèn nhát./
- Việc dùng như thế mang lại tính hình tượng và biểu cảm.
0,5
1,0
0,5
Câu 2
Viết một bài văn nghị luận ngắn với nhan đề Mạng in-tơ-nét
và học sinh.
3,0
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích,
chứng minh, bình luận,… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
0,5
Dựa trên cơ sở giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích…, học
sinh cần đạt các ý sau:
- In-tơ-nét là một hệ thống thông tin toàn cầu với hệ thống mạng
máy tính liên kết với nhau.
- Mạng in-tơ-nét rất hữu dụng, có thể giúp học sinh:
2,0

+ Trao đổi, học tập với người học trên toàn thế giới.
+ Tham dự các lớp đào tạo từ xa
+ Tra cứu dữ liệu, sưu tầm tư liệu rất nhanh chóng.
+ Chuẩn bị, trình bày bài học một cách khoa học, nhanh chóng.
+ Gửi thư điện tử, trò chuyện trực tuyến
+ Chơi những trò chơi trực tuyến để giải trí.
- Tuy nhiên, có nhiều học sinh sa đà vào những trò chơi trực tuyến,
truy cập những trang không lành mạnh … gây ảnh hưởng đến sức
khỏe, học tập…
- Phê phán những học sinh không sử dụng mạng in-tơ-nét một cách
tích cực
- Lưu ý: Học sinh cần nêu dẫn chứng cụ thể.
- Đề ra phương hướng rèn luyện cho bản thân: cần có ý thức sử
dụng mạng in-tơ- nét hợp lí, hiệu quả.
0,5
- Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn
luận vào một vài khía cạnh và có suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt
điểm tối đa.
Câu 3
Câu 3.a : Giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi.
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài thuyết minh về một tác giả văn
học.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ, chuẩn xác, khoa học.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình
bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
Giới thiệu được những nét chính về cuộc đời (năm sinh, năm mất;
quê quán; gia đình,…) và sự nghiệp văn học (các sáng tác chính, đặc
điểm nội dung và nghệ thuật, vị trí trong nền văn học dân tộc,…) của
Nguyễn Trãi, trong đó trọng tâm là sự nghiệp văn học. Cần làm rõ
những yếu tố trong cuộc đời đã ảnh hưởng như thế nào đến thơ văn của
ông, đồng thời phân tích để làm nổi bật nội dung, giá trị của thơ văn
Nguyễn Trãi.
- Lưu ý: Học sinh cần có dẫn chứng cụ thể về các tác phẩm..
5,0
Câu 3.b: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Từ Hải trong
đoạn trích Chí khí anh hùng.
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, bình
luận, so sánh mở rộng vấn đề,… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
b.Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận
0,5
- Nêu được những cảm nhận về hình tượng nhân vật Từ Hải trong
đoạn trích: Từ Hải là con người phi thường, mang tính chất lí tưởng
hóa. Từ Hải có chí khí mạnh mẽ của đấng trượng phu; có lí tưởng cao
đẹp; hành động dứt khoát, cương quyết ... Nhân vật này chính là hình
ảnh thể hiện khát vọng, ước mơ của Nguyễn Du trong cảnh đời tù túng
của xã hội cũ.
- Tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong việc diễn tả
chí khí, khát vọng của Từ Hải: từ ngữ, hình ảnh có tính ước lệ, gợi liên
tưởng đến không gian vũ trụ ...
3,5
- Khái quát, đánh giá về những giá trị của đoạn trích.
1,0
- Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách
khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và
nội dung toàn bài của học sinh.

Đề - Đáp án thi lại Văn 11 (2011-2012) tại HCM


1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN THI: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
Đề bài gồm 3 câu : câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài Nghị luận xã hội;
câu 3 là bài Nghị luận văn học. Câu 2 và câu 3 kiểm tra sự hiểu biết về các vấn đề xã hội,
kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận.
Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý
cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu
cầu vẫn cho đủ điểm.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
Cho biết chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao
A.P. Sê-khốp.
2,0
- Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong
bao tầm thường, hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu.
- Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc
sống, không thể sống trong bao mãi như thế được.
1,0
1,0
Câu 2
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tự ti và tự
phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt
đến việc học.
3,0
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích,
chứng minh, bình luận,… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
0,5
- Tự ti: tự cảm nhận, tự cho mình là hèn kém mà mất niềm tin vào
bản thân.
- Tự phụ: tự cho mình là tài giỏi hơn người mà coi thường mọi
người.
- Trình bày và lí giải biểu hiện cụ thể của thái độ tự ti và tự phụ nơi
học sinh: không tin vào khả năng của mình nên không dám phát biểu,
không dám làm bài,…; coi mình là tài giỏi nhất nên coi thường các bạn
trong lớp, không chịu học hỏi ai,…
2,0
- Tác hại:
+ Tự ti sẽ dẫn đến lối sống thu mình, không dám dấn thân, không
dám đương đầu với những kiến thức khó; không phát huy được khả
năng; mất niềm tin vào bản thân,…
+ Tự phụ sẽ sinh ra kiêu căng, phách lối, bạn bè xa lánh; đánh giá
sai về bản thân; làm mất đi khả năng học tập người khác; …
- Lưu ý: Học sinh cần nêu dẫn chứng cụ thể.
- Bài học nhận thức và hành động: đánh giá đúng bản thân để phát
huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu.
0,5
- Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn
luận vào một vài khía cạnh và có suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm
tối đa.
Câu 3
Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Tràng giang của
Huy Cận.
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, bình
luận, so sánh mở rộng vấn đề,… )
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày
bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
0,5
- Giới thiệu vài nét về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang.
- Cảm nhận về hai khổ thơ:
+ Nội dung: nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ trước
cảnh thiên nhiên rộng lớn, khi nghĩ về sự nổi trôi vô định của kiếp
người giữa muôn ngả cuộc đời ...
+ Nghệ thuật: hai khổ thơ mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại, vừa
đậm chất Đường thi vừa mới mẻ, sáng tạo ...
3,5
- Đánh giá, khái quát về nội dung và nghệ thuật.
1,0
- Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác
nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội
dung toàn bài của học sinh.

Đáp án chính thức 3 môn TS 10 2012 tại HCM


Đáp án 3 môn tuyển sinh lớp 10 TP.HCM
* Đề mở, đáp án cũng mở
TTO - Sáng 26-6, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố đáp án 3 môn tuyển sinh vào lớp 10 (toán, ngữ văn và tiếng Anh) năm học 2012-2013. Đáp án được quan tâm nhất là môn ngữ văn vì đề thi thuộc dạng "mở hết cỡ".
Thí sinh tranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi môn văn tại HĐT Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, Q.3 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Ngay sau giờ thi môn ngữ văn, giới chuyên môn đã bày tỏ hai luồng ý kiến trái ngược nhau: cảm thấy thú vị và đánh giá cao đề thi, cho rằng đề thi mở sẽ có tác động tích cực đến việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó cũng có ý kiến lo ngại đề thi mở đáp án có mở không? Đề thi cho thí sinh tự tìm luận điểm để bàn luận, cho thí sinh tự chọn hai khổ thơ mà mình thích nhất để phân tích... liệu có khiến thí sinh lạc đề không?...
Đúng như mong đợi của dư luận, đáp án môn ngữ văn năm nay cũng thuộc dạng "mở hết cỡ". Theo đó, câu 1 và 2 là hai câu chủ yếu yêu cầu thí sinh tái hiện kiến thức nhưng đáp án cũng lưu ý các giám khảo: "Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, diễn đạt rõ ràng, đủ ý thì đạt điểm tối đa".
Câu số 3 được các giáo viên và học sinh tranh luận nhiều nhất (vì mỗi học sinh rút ra một luận điểm khác nhau) thì đáp án ghi rõ là "hiện tượng vô cảm, ích kỷ" nhưng cũng lưu ý giám khảo: "Nếu thí sinh có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận một vài khía cạnh và có suy nghĩ riêng, hợp lý thì vẫn đạt điểm tối đa".
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho cả thí sinh và giáo viên.
HOÀNG HƯƠNG

Nhận định đề Văn TS 10 2012 tại TP HCM


Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM:
Bất ngờ với đề thi văn
TT - “Đề thi môn văn năm nay là một bất ngờ lớn đối với cả giáo viên và học sinh” - cô Ngô Thị Thu Hà, giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, nhận định. Bất ngờ thứ nhất là câu hỏi về nghị luận xã hội (câu 3 trong đề thi, chiếm 3/10 điểm), mọi năm đề thi sẽ “dọn” sẵn cho thí sinh chủ đề (ví dụ: trình bày suy nghĩ về tính trung thực hoặc sự giả dối...).
Tuy nhiên, năm nay đề thi đưa ra hiện tượng và yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy (nguyên văn câu số 3 như sau: “Trong loạt bài trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần bàn về Thế hệ gấu bông, có đề cập hai hiện tượng:
1. Cô bé 15 tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con ly chè!”.
2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi)”).
Theo nhiều giáo viên môn ngữ văn, với đề thi như trên, thí sinh phải tự rút ra luận điểm cho mình rồi sau đó mới bàn luận. Đối với những thí sinh thiếu sự nhạy bén, tư duy thì sẽ không biết rút ra vấn đề chính. Thật vậy, sau giờ thi môn văn, chúng tôi đã nghe các thí sinh bàn tán với nhiều khía cạnh khác nhau: có thí sinh viết về sự vô cảm trong giới trẻ ngày nay, thí sinh khác lại viết về sự vô ơn, bất hiếu với cha mẹ, thậm chí có thí sinh cho biết làm cả hai chủ đề cùng lúc. Mặc dù vậy, theo cô Phùng Thị Thanh Lài - giáo viên Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM: “Tôi cảm thấy rất vui mừng khi đọc đề thi. Mừng vì đề thi không chỉ đòi hỏi học sinh phải biết kiến thức giáo khoa mà phải cọ xát với thực tế. Câu 3 là câu hướng học trò đến một hiện tượng xã hội phổ biến trong giới trẻ hiện nay: đó là sự vô cảm. Đây là một câu chuyện từ thực tế, rất thời sự nhưng cũng rất gần gũi với các em học sinh. Từ bài thi, người lớn đã định hướng lại cho giới trẻ về lối sống”.
Câu 4 của đề thi môn văn (chiếm 5/10 điểm) cũng tạo được sự chú ý của nhiều thí sinh vì “thuộc dạng đề mở hết cỡ. Khi cầm đề thi, câu đầu tiên em đọc là câu 4 vì đây là câu nặng ký nhất trong đề thi. Có lẽ không phải em mà các học sinh ai cũng thích đề mở dạng như thế này” - Phương Nam, học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, quận Gò Vấp, tâm sự.
Hôm nay học sinh sẽ thi môn toán vào buổi sáng. Học sinh dự thi vào các lớp chuyên sẽ thi môn chuyên vào buổi chiều. Tuổi Trẻ Online sẽ cập nhật bài giải sau các buổi thi tại địa chỉ: tuoitre.vn.
HOÀNG HƯƠNG

Vô tâm hay vô cảm


Câu 3: trong đề thi TS lớp 10 tại TP.HCM 2012-2013 (3 điểm)
            Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:
1.      Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2.      Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
-----------------------------------------------------------
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:
·        Mở bàiĐặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
·        Thân bài:
Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra – đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, ...Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.
+ Nguyên nhân:
_ Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỉ.
_ Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.
_ Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.
_ Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...        
                  + Hậu quả:
      _ Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.
      _ Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.
      _ Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.
+ Cách khắc phục:
_ Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.
_  Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.
_ Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.
·        Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.

Nhận định đề thi Văn TS 10 2012 tại HCM


Thi tuyển lớp 10 tại TPHCM: Đề phân loại được thí sinh

Thứ Năm, 21/06/2012 22:06

Đề văn được nhiều giáo viên đánh giá là hay, phù hợp với đề thi tuyển sinh nhưng khó có điểm cao. Đề thi môn tiếng Anh được cho là khó


Thí sinh thi vào lớp 10 của TPHCM sau buổi thi môn văn sáng 21-6. Ảnh: Tấn Thạnh
Hôm qua, 21-6, hơn 50.600 thí sinh đã bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức. Nhiều thí sinh cho biết môn ngữ văn và ngoại ngữ khó đạt được điểm cao.
Thói vô cảm vào đề thi
Sự thờ ơ và vô cảm - hiện tượng được cho là khá phổ biến - đã được Sở GD-ĐT TPHCM đưa vào đề thi môn ngữ văn. Câu hỏi dạng nghị luận xã hội được nhiều thí sinh cho là thú vị vì nó thuộc về vấn đề đạo đức của một bộ phận giới trẻ.
Thí sinh Phương Anh, học sinh Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (quận 1), cho biết: “Văn nghị luận xã hội là dạng đề mở để thí sinh được nói lên suy nghĩ. Thật bất ngờ khi đề tuyển sinh lớp 10 đề cập hành động thờ ơ và vô cảm. Thờ ơ và vô cảm cần phê phán nhưng trong cuộc sống hằng ngày, bản thân em cũng ít nghĩ đến. Qua đề thi này, em cũng như các bạn có dịp để suy nghĩ và nói lên quan điểm của mình”. Còn thí sinh Thủy Trúc, học sinh Trường THCS Minh Đức (quận 1),  nói qua đề thi này em có dịp chiêm nghiệm bản thân để có hiếu hơn, có trách nhiệm với cha mẹ hơn.
Thí sinh Thanh Vũ, học sinh Trường THCS Minh Đức, cùng một số thí sinh khác cho biết đề thi môn ngữ văn yêu cầu thí sinh hiểu bài chứ không yêu cầu thuộc bài. Tuy nhiên, sẽ khó có điểm cao do câu 5 điểm yêu cầu thí sinh chọn khổ thơ nào trong chương trình văn học hiện đại để phân tích là vấn đề khó vì phạm vi lựa chọn để làm bài khá rộng. Theo thí sinh Thanh Vũ, nội dung câu hỏi này trùng với một câu trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012-2013 của Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM).
Hay nhưng khó có điểm cao
Nhiều giáo viên cùng chung nhận định rằng đề thi môn ngữ văn tuyển sinh lớp 10 THPT ở TPHCM hay, nhiều câu thuộc dạng mở và đặc biệt đề có tính phân loại cao phù hợp với đề thi tuyển sinh.
Giáo viên Nguyễn Hữu Dương, Trung tâm Luyện thi ĐH và Bồi dưỡng Văn hóa Vĩnh Viễn, cho rằng nội dung đề thi gắn với những kiến thức cơ bản của chương trình lớp 9. Độ khó của đề tương đối cao, có tính phân loại học sinh và phù hợp với yêu cầu tuyển sinh.
 Ở câu nghị luận xã hội, theo ông Dương, vấn đề được nêu tương đối phức tạp. “Trong loạt bài trên Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật bàn về thế hệ gấu bông, có đề cập hai hiện tượng: 1. Cô bé 15 tuổi được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quệt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp, còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con ly chè!”.  2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng không trả lời được”.
Từ hai câu chuyện được dẫn trong đề bài, ông Dương nhận định thí sinh có thể có những nhận thức khác nhau về hành động thờ ơ và vô cảm của những nhân vật được nêu. Từ đó, có thể hình dung một cách khác nhau về ý nghĩa của hai hiện tượng được nêu. Đề mở, nội dung khá thoáng, dễ nghị luận nhưng cũng dễ lạc đề. Đây có thể là một câu dễ gây tranh luận khi chấm bài. Chẳng hạn, học sinh có thể nói rằng cô bé trong hiện tượng thứ nhất tự phân công mình giữ xe để mẹ gom nhặt đồ đạc bị rơi, do đó, thản nhiên dặn “lát về mẹ nhớ mua cho con ly chè!” và như thế, đây là một hiện tượng bình thường... Trong khi cũng có những học sinh sẽ suy nghĩ theo hướng cô bé thờ ơ khi không giúp mẹ nhặt đồ đạc.
Với đề thi môn tiếng Anh, nhiều giáo viên cho rằng đề  năm nay khó hơn năm ngoái. Bà Lê Thị Thanh Xuân, giáo viên Trung tâm Luyện thi ĐH và Bồi dưỡng Văn hóa Vĩnh Viễn, nhận xét đề có phần nâng cao hơn so với năm trước về khu vực từ vựng và một số điểm ngữ pháp. Với đề thi này, học sinh lớp 9 phải có trình độ tiếng Anh từ trung bình khá trở lên mới đạt được điểm trung bình.

TS L10 2012 tại Hà Nội: Đề và gợi ý chấm


KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2012 tại Hà Nội
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I: (7 điểm)
            Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo:
                        “Không có kính không phải vì xe không có kính
                        Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
            Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã:
                        “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
                        Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
                        Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
                        Như sa như ùa vào buồng lái.”
                                                            (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011)
1.      Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.
2.      Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc đáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ?
3.      Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).
4.      Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm (được xác định ở câu hỏi 1).

Phần II (3 điểm)
1.      Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này.
2.      Trong nhan đề  Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn?
3.      Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I :
1.  Những câu thơ trích dẫn trong đề bài thuộc tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác vào năm 1969 (trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ).
2. Từ phủ định trong câu thơ : không có, không phải. Việc dùng liên tiếp từ phủ định không nhằm khẳng định tính chất đặc biệt của hình tượng những chiếc xe trong bài thơ. Trước hết, xét về nguồn gốc những chiếc xe này cũng có kính bình thường như tất cả mọi chiếc xe. Cho nên, xe không kính không phải vì xe không có kính. Tuy nhiên, do hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, xe đã trở nên bất thường : không có kính. Cái điều này góp phần nói lên sự khốc liệt của chiến tranh, lòng dũng cảm của người chiến sĩ lái xe, không biết sợ, bất chấp hoàn cảnh khốc liệt. Từ đó, nó góp phần tạo nên một giọng điệu vừa gần gũi tự nhiên, vừa ngang tàng khí phách của người chiến sĩ trong tiểu đội những chiếc xe không kính.
3.  Thí sinh có thể viết những đoạn văn cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, đó phải là những đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch với nội dung làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính. Đoạn văn đó phải có sử dụng câu phủ định và phép thế. Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế. Đây chỉ là một ví dụ :
      - Người chiến sĩ lái xe có rất nhiều cảm giác khi điều khiển những chiếc xe không kính.
      - Trước hết, vì xe không có kính chắn gió nên gió cứ lùa thẳng vào buồng lái.
      - Nó làm cho người lái xe có cảm giác mắt trở nên khó chịu.
      - Nhưng bên cạnh đó, lái những chiếc xe không kính lại mang tới những cảm giác thú vị.
      - Người chiến sĩ thấy giữa mình và con đường không còn sự cách ngăn.
      - Con đường vì miền Nam phía trước chạy thẳng vào tim.
      - Nó nối liền trái tim của người chiến sĩ với miền Nam ruột thịt.
      - Ngoài ra, nó còn nối liền người ngồi trong xe với thiên nhiên rộng lớn ở bên ngoài.
      - Người chiến sĩ thấy ánh sao, cánh chim trên bầu trời như trở nên gần gũi.
      - Không có kính ngăn trở, chúng như sa, như ùa vào buồng lái.
      - Tâm hồn của người lính lái xe không kính lãng mạn biết bao!
4.                                 Không có kính, rồi xe không có đèn
                                    Không có mui xe, thùng xe có xước,
Phần II:
1.  Câu hỏi yêu cầu thí sinh giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa trong khoảng nửa trang giấy thi. Đáp ứng câu hỏi này, thí sinh cần nêu một số những nội dung căn bản sau :
      - Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Nguyễn Thành Long và khẳng định Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của ông.
      - Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ của truyện : được sáng tác trong dịp đi thực tế  ở Lào Cai vào tháng 6 và 7 năm 1970 và được in trong tập Giữa trong xanh, xuất bản năm 1972.
      - Giá trị nội dung của truyện được thể hiện ở sự khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Đó là một thanh niên giàu nghị lực đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc; có những tính cách và phẩm chất đáng mến: hiếu khách, cởi mở và chân tình; khiêm tốn, thành thật; có đời sống tâm hồn trẻ trung, phong phú và lành mạnh. Đó là những người lao động khác: ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu về sét… Qua đó, truyện còn khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
      - Giá trị nghệ thuật của truyện được thể hiện trong tình huống truyện hợp lý, trong cách kể chuyện tự nhiên, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật chân thật, sống động và trong sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận.
2.   Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ (lặng lẽ Sa Pa thay vì Sa Pa lặng lẽ) nhằm làm nổi bật tính chất lặng lẽ của Sa Pa và tinh thần lao động thầm lặng đáng quý của những con người trên vùng đất Sa Pa đúng với cảm hứng của nhà văn Nguyễn Thành Long khi sáng tác truyện : « Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc » , hy sinh, yêu thương và mơ ước.
3.   Thí sinh có thể ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học có biện pháp đảo ngữ. Câu hỏi chỉ yêu cầu nêu rõ tên tác phẩm và dẫn chứng không giới hạn năm học. Do vậy, học sinh có thể lấy dẫn chứng ở chương trình lớp 9 mà cũng có thể ở các lớp dưới. Đây là một vài ví dụ :
      - Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
      - Lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Qua đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan)
      - Ung dung buồng lái ta ngồi, nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật).
      Điều này cho thấy đảo ngữ là một biện pháp tu từ được dùng phổ biến trong thơ văn.
Lý Tú Anh
(Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM)


TS 10 tại HCM năm 2012: Đề và gợi ý môn Văn


KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 21 tháng 06 năm 2012 tại TPHCM
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Nêu tác dụng của việc chọn ngôi kể đó (1 điểm)
Câu 2: (1 điểm)
                                    Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
                                    Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
                                    Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
                                    Óng tre ngà và mềm mại như tơ
                                                                        (Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
            Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ?
Câu 3: (3 điểm)
            Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:
1.      Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2.      Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
Câu 4: (5 điểm)
            Hãy chọn và phân tích một hoặc hai khổ thơ trong các bài thơ của chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 để nêu bật vẻ đẹp con người Việt Nam.
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật Phương Định, cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Ngôi kể nói trên có tác dụng làm cho giọng kể có tính chất tự nhiên, thoải mái, trẻ trung, phù hợp với đặc điểm của nhân vật. Ngoài ra, chọn ngôi kể như thế sẽ làm tăng tính chất thuyết phục của tác phẩm (câu chuyện được kể từ người trong cuộc) và thể hiện sống động tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn của những cô gái thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn trong thời chống Mỹ, nhất là của nhân vật chính : Phương Định.
Câu 2:  Thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên thể hiện ở từ “Ôi”. Đây là thành phần cảm thán. Trong đoạn thơ nó được sử dụng để biểu hiện cảm xúc (lòng yêu mến) của nhà thơ đối với tiếng Việt.
Câu 3:
Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:
·        Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
·        Thân bài:
+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra – đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, ...Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.
+ Nguyên nhân:
_ Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỉ.
_ Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.
_ Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.
_ Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...        
                  + Hậu quả:
      _ Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.
      _ Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.
      _ Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.
+ Cách khắc phục:
_ Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.
_  Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.
_ Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỉ.
·        Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.
Câu 4: Đây là một đề làm văn có tính chất tự do. Nó cho phép người làm bài được tự do lựa chọn đối tượng để phân tích. Tuy nhiên, người làm bài phải tôn trọng những giới hạn được quy định trong đề. Thứ nhất, người làm bài chỉ được phép chọn một hoặc hai khổ thơ (không được hơn hai khổ thơ hoặc cả bài). Một, hai khổ thơ đó phải ở trong các bài thơ thuộc chương trình văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa, Ánh trăng, Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con). Thứ hai, các khổ thơ được chọn phải có nội dung liên quan tới vẻ đẹp của con người Việt Nam. Thứ ba, khi phân tích, người làm bài phải có ý thức nêu bật được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong một hoặc hai khổ thơ nói trên. Những vi phạm các yêu cầu nói trên sẽ làm cho bài viết rơi vào tình trạng xa đề, lan man hoặc lạc đề.
            Để có được kết quả tốt, bài viết còn phải có bố cục rõ ràng. Bài viết không mắc các lỗi về hành văn. Đặc biệt, phải thực hiện tốt thao tác phân tích một đoạn thơ, phải phân tích những yếu tố nghệ thuật của thơ để làm rõ giá trị của nó.
            Đây là một câu hỏi làm văn. Cho nên bài viết phải có đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài. Trong phần mở bài, nên giới thiệu tác giả, bài thơ và đặc biệt là một hoặc hai khổ thơ được chọn để phân tích. Trong phần thân bài, cần giới thiệu vị trí của phần thơ được chọn trong bài thơ, giới thiệu đại ý của phần thơ được chọn. Sau đó, phân tích và làm rõ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong phần thơ đó. Có thể, nhận xét và đánh giá ý nghĩa của phần thơ đối với cả bài, đối với đề tài. Cuối cùng, trong phần kết bài cần tổng kết khẳng định phần thơ thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam.
            Có thể hình dung vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các bài thơ như sau :
-         Đồng chí : vẻ đẹp của tình đồng chí ở những con người xuất thân từ đồng ruộng, gắn bó với nhau, lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ.
-         Bài thơ về tiểu đội xe không kính : vẻ đẹp của người bộ đội lái xe trên đường mòn Trường Sơn thời đánh Mỹ : ung dung, lạc quan, khí phách, hiên ngang coi thường khó khăn gian khổ, yêu thương đất nước và miền Nam ruột thịt.
-         Đoàn thuyền đánh cá : vẻ đẹp của người lao động, của người ngư dân trong công cuộc lao động xây dựng đất nước (lạc quan, chủ động, tích cực, hào hùng, đầy ân tình).
-         Bếp lửa : vẻ đẹp của tình bà cháu; vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương (gia đình, đất nước), tần tảo hy sinh, chịu thương chịu khó; tấm lòng biết ơn trân trọng của cháu đối với bà.
-         Ánh trăng : vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong sự gắn bó ân tình của con người với thiên nhiên, trong lời nhắc nhở phải biết thủy chung, uống nước nhớ nguồn.
-         Mùa xuân nho nhỏ : vẻ đẹp của con người Việt Nam: yêu thiên nhiên; hăng hái tích cực trong lao động xây dựng đất nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc; vẻ đẹp của con người nguyện cống hiến cả đời cho đất nước, nguyện làm một “mùa xuân nho nhỏ” cho đời.
-         Viếng lăng Bác : vẻ đẹp của Bác Hồ, “mặt trời trong lăng rất đỏ”; vẻ đẹp của tấm lòng trân trọng, kính yêu đối với Bác Hồ.
-         Sang thu : vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong lúc giao mùa.
-         Nói với con : vẻ đẹp của con người Việt Nam được thể hiện trong lời tâm tình, nhắn nhủ của người cha đối với con : phải biết yêu quý gắn bó với gia đình, với quê hương, với đất nước; phải biết tự hào về vẻ đẹp của truyền thống, của đất nước; phải sống xứng đáng với gia đình, với đất nước.
Đây là một số gợi ý chung của cả bài. Mỗi phần thơ được chọn sẽ có nội dung cụ thể. Người làm bài sẽ căn cứ vào phần thơ đó phân tích để làm rõ vẻ đẹp cụ thể được biểu hiện trong phần thơ.
           
Nguyễn Đức Hùng
(Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM)