Đề - Đáp án thi lại Văn 11 (2011-2012) tại HCM


1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN THI: NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
Đề bài gồm 3 câu : câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài Nghị luận xã hội;
câu 3 là bài Nghị luận văn học. Câu 2 và câu 3 kiểm tra sự hiểu biết về các vấn đề xã hội,
kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận.
Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý
cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu
cầu vẫn cho đủ điểm.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
Cho biết chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao
A.P. Sê-khốp.
2,0
- Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong
bao tầm thường, hèn nhát, cá nhân, ích kỉ và hủ lậu.
- Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc
sống, không thể sống trong bao mãi như thế được.
1,0
1,0
Câu 2
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tự ti và tự
phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt
đến việc học.
3,0
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích,
chứng minh, bình luận,… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
0,5
- Tự ti: tự cảm nhận, tự cho mình là hèn kém mà mất niềm tin vào
bản thân.
- Tự phụ: tự cho mình là tài giỏi hơn người mà coi thường mọi
người.
- Trình bày và lí giải biểu hiện cụ thể của thái độ tự ti và tự phụ nơi
học sinh: không tin vào khả năng của mình nên không dám phát biểu,
không dám làm bài,…; coi mình là tài giỏi nhất nên coi thường các bạn
trong lớp, không chịu học hỏi ai,…
2,0
- Tác hại:
+ Tự ti sẽ dẫn đến lối sống thu mình, không dám dấn thân, không
dám đương đầu với những kiến thức khó; không phát huy được khả
năng; mất niềm tin vào bản thân,…
+ Tự phụ sẽ sinh ra kiêu căng, phách lối, bạn bè xa lánh; đánh giá
sai về bản thân; làm mất đi khả năng học tập người khác; …
- Lưu ý: Học sinh cần nêu dẫn chứng cụ thể.
- Bài học nhận thức và hành động: đánh giá đúng bản thân để phát
huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu.
0,5
- Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn
luận vào một vài khía cạnh và có suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm
tối đa.
Câu 3
Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Tràng giang của
Huy Cận.
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, bình
luận, so sánh mở rộng vấn đề,… )
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày
bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
0,5
- Giới thiệu vài nét về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang.
- Cảm nhận về hai khổ thơ:
+ Nội dung: nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ trước
cảnh thiên nhiên rộng lớn, khi nghĩ về sự nổi trôi vô định của kiếp
người giữa muôn ngả cuộc đời ...
+ Nghệ thuật: hai khổ thơ mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại, vừa
đậm chất Đường thi vừa mới mẻ, sáng tạo ...
3,5
- Đánh giá, khái quát về nội dung và nghệ thuật.
1,0
- Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác
nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội
dung toàn bài của học sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét