HDC kỳ thi HSG12 năm 2013 tại HCM môn Ngữ văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------------------------

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút



HƯỚNG DẪN CHẤM


I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
-     Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
-     Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
-     Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu
1
Bàn về bản lĩnhliều lĩnh.
8,0













a. Yêu cầu về kĩ năng
-       Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
-     Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
-     Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận… ).
-     Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

b. Yêu cầu về kiến thức

-       Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
1.0
-     Câu chuyện 1: vì đam mê đích thực, Chử Bích Phương đã từ bỏ 2 trường đại học mà nhiều người cho là danh giá để chọn Đại học Nông nghiệp – một trường không thời thượng. Để đạt được ước mơ, bạn đã nỗ lực học tập và trở thành thủ khoa cả 2 khối A, B của trường này. Đây là hành động của người ý thức rõ khả năng, sở thích và mục đích hành động, sự lựa chọn của mình.
-     Câu chuyện 2: các bạn HS trường THPT Nguyễn Trường Tộ chưa đủ tuổi thành niên, chưa được trang bị đầy đủ những kinh nghiệm, kĩ năng sống và làm việc nhưng vì ngại học hành nên đã chọn cách lên Hà Nội làm lao động phổ thông. Các bạn ấy không đánh giá được khả năng, hoàn cảnh, môi trường, công việc mình phải thực hiện. Có thể thấy trước tương lai mịt mờ nếu các bạn chỉ ngày ngày vắt sức làm thuê rồi chơi điện tử mà không học hành chăm chỉ hay trau dồi tay nghề.
à Có thể dùng từ bản lĩnh để nói về Chử Bích Phương và từ liều lĩnh để nói về các bạn HS trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Từ đó ta thấy được sự khác nhau giữa bản lĩnh và liều lĩnh:
-     Bản lĩnh: tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của mình, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm.
-     Liều lĩnh: làm việc thiếu cân nhắc, không kể nguy hiểm hoặc hậu họa có thể xảy ra.
-    Lưu ý:
+ Học sinh có thể đưa ra các ý kiến khác như: chưa thể nhận xét các bạn trẻ trên là bản lĩnh hay liều lĩnh vì trong bản lĩnh có yếu tố liều lĩnh và ngược lại. Để xác định là bản lĩnh hay liều lĩnh cần phải đánh giá cả quá trình và nhất là kết quả hoặc hậu quả cuối cùng. Có thể nhận xét các bạn này là can đảm, mạnh mẽ … và lười biếng, nông cạn, thiếu ý thức, tinh thần học tập …
2.0
-     Bản lĩnh sẽ giúp con người kiên định trên đường đời, có đủ nghị lực theo đuổi những giấc mơ. Chỉ những người hiểu rõ bản thân, xác định đúng khả năng, mục tiêu của mình mới có thể là người bản lĩnh. Người bản lĩnh dễ thành công trogn cuộc sống.
-     Liều lĩnh khiến con người hành động xốc nổi, thiếu thận trọng, dễ gây hại cho bản thân và những người xung quanh.
-     Trong một số ít trường hợp, có những người liều lĩnh lại thành công. Và ranh giới để đánh giá hai khái niệm này là rất mong manh. Thế nên nhiều người tưởng lầm liều lĩnh là bản lĩnh. Sự khác biệt giữa hai khái niệm này chính là ở ý thức hành động đúng đắn và can đảm dấn thân để đạt được những điều tốt đẹp. 
-     Người bản lĩnh không phải là người bỏ ngoài tai ý kiến của mọi người. Tuy nhiên họ sẽ biết xem xét, chọn lọc cho phù hợp.
- Phê phán những kẻ hành động cảm tính, hồ đồ, thiếu suy nghĩ.
- Lưu ý: Học sinh cần có dẫn chứng để làm rõ vấn đề.
4.0
-     Đánh giá, khái quát vấn đề bàn luận và rút ra bài học cho bản thân.
1.0
Câu 2
Phân tích một số tác phẩm đã học để làm sáng tỏ ý kiến của Pauxtốpxki.
12,0

a.   Yêu cầu về kĩ năng
-      Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-      Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
-      Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm.
-      Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
-      Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.

b.   Yêu cầu về kiến thức

-  Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
1.0
-     Cái bình thường: cái thường diễn ra, không có gì đặc biệt.
-     Cái khác thường: cái kì lạ, ít gặp.
-     Cuộc sống là sự tổng hòa của nhiều điều trái ngược. Giữa cái khác thườngcái bình thường – những điều tưởng chừng không thể dung hòa – luôn có mối quan hệ gắn bó biện chứng với nhau.
-     Nhiệm vụ của nhà nghệ sĩ chân chính là phải thấy được mối quan hệ ấy. Nhà nghệ sĩ cần nhìn vào chiều sâu của vấn đề để hiểu bản chất sự việc. Họ phải có cách nhìn mới mẻ, độc đáo để thấy “cái khác thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái khác thường”. Chỉ khi đó cuộc sống mà họ tái hiện trong tác phẩm mới tồn tại với tính đa chiều của nó.
*Phân tích một tác phẩm đã học để làm sáng tỏ vấn đề. Cần chỉ ra được cái khác thường và cái bình thường trong tác phẩm cũng như sự liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời của chúng.
9.0
-     Pauxtốpxki đã đặt ra vấn về cách nhìn của nhà văn. Đó không thể là cái nhìn dửng dưng, bề ngoài mà phải là cái nhìn xuyên thấu, nhìn vào bên trong, tìm ra những điều còn khuất lấp, ẩn chìm. Muốn vậy nhà văn phải là người có chiều sâu tư tưởng, có sự nhạy cảm, tinh tế, giàu cảm thông với đời, với người.
-     Xét cho cùng, đích đến của văn học không phải là tìm ra cái khác thường hay cái bình thường. Văn học quan tâm đến mối quan hệ giữa chúng để từ đó cuộc sống hiện lên như một tổng thể hài hòa vừa quen mà vừa lạ. Và qua đó, tác giả gửi gắm một thông điệp nào đó về cuộc sống.
2.0

1 nhận xét: