Hòn đá xù xì


       Lớp: 10A1     STT:41

Đề tài : Cảm nhận của anh/chị về  câu chuyện hòn đá xù xì (Trích SGK Ngữ văn 10 tập 1, trang 63,64)
            Bài làm


   "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đúng như vậy, chúng ta không nên đánh giá một sự vật, sự việc qua vẻ bề ngoài của nó. Chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của nó để có thể biết được sự quan trọng và lợi ích nó mang lại. Qua tác phẩm "Hòn đa xù xì" của một nhà văn tinh thông về truyền thống văn hóa Trung Hoa- Giả Bình Ao đã cho chúng ta thấy một bài học đáng suy ngẫm về bản chất của sự vật, sự việc trong cuộc sống này.
   Trong cuộc sống, chúng ta thường đánh giá một thứ qua vẻ bề ngoài của chúng mà lãng quên đi những ẩn sâu bên trong từng cá thể là một nét đẹp đặc biệt vô cùng. Câu chuyện kể về một hòn đá xấu xí khổng thể dùng để xây tường,làm bậc hè hay thậm chí là làm chiếc cối. Chính vì vậy mà hòn đá đã bị mọi người khinh thường và chê bai. Thế nhưng nó vẫn im lặng cho đến một ngày nhà thiên văn về làng đã cho biết đó là một hòn đá rơi từ vũ trụ. Chính điều đó khiến cho mọi người xung quanh thay đổi cách nhìn nhận về bản thân nó.
   Đặc biệt nhất, khi nhà thiên văn về làng thì ai ai cũng ngạc nhiên khi biết rằng một hòn đá chẳng ra hình thù, không bằng phẳng, cũng chẳng góc cạnh, không thể xây nhà, làm bậc hay kể cả làm chiếc cối lại là một hòn đá rơi từ vũ trụ mấy trăm năm về trước.Chính điều đó đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mọi người xung quanh về nó.Tuy nó không thể làm những công việc mà những hòn đá bình thường khác làm được nhưng chính nó đã vá trời, đã tỏa nhiệt và tỏa anh sáng trên trời khiến cho cha ông,tổ tiên ta phải ngưỡng mộ.  Hòn đá ấy chính là một vật vô cùng vĩ đại . Qua đó  chúng ta thấy được 1 vật tưởng chừng như đáng bỏ đi, không một chút giá trị nhưng lại vô cùng quan trọng và hơn hết nó đã cho ta thấy sự âm thầm trước tất cả lời chê bai từ mọi người xung quanh và không hề sợ hiểu lầm.
   Qua câu chuyện "Hòn đá xù xì" , tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp ẩn dụ nhằm nói đến những tầng lớp, thành phần thấp trong xã hội bị người khác khinh miệt. Dù cho bị hiểu lầm rằng mình không có ý nghĩa, vô dụng nhưng họ vẫn luôn im lặng và không sợ bị hiểu lầm.Hơn thế những hình ảnh đối lập đã cho ta thấy được sự thiển cận,chỉ quan tâm đến bên ngoài mà quên đi những giá trị tốt đẹp,đặc biệt không thể trộn lẫn của mỗi con người.
   Đặc biệt hơn, tác phẩm "Hòn đá xù xì" đã nói lên được sự phân biệt đối xử qua vẻ bề ngoài.Những người dù có tài năng ẩn sau bên trong nhưng chỉ do những điều kiện xung quanh, vẻ bên ngoài đã khiến họ chịu sự bất công.Hơn hết phản ánh được sự hời hợt chỉ đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài của họ mà quên đi phẩm chất tốt đẹp bên trong đã vô tình tạo nên một xã hội không công bằng ấy.
   Tóm lại,qua câu chuyện "Hòn đá xù xì" tác giả đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Đó chính là hãy đánh giá một con người qua hình thức bên ngoài mà phải qua vẻ đẹp bên trong nữa.Ngoài ra, tác giả muốn nhắn nhủ đến mọi người và đặc biệt là thế hệ học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn những bất công nữa. Chính vì vậy mỗi học sinh chúng ta cần cố gắng học tập để góp một phần nhỏ công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước.



Lấy sách vở làm khí giới

Lớp: 10A1    -      STT: 15
         Đề 2: Cảm nhận của anh chị về ý nghĩa xã hội được đề cập trong đoạn văn dưới đây:
“Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.”
(Trích “Học đường” trong “Tâm Hồn cao thượng”, EDMON DE AMICIS- Hà Mai Anh dịch)
                                                               BÀI LÀM
“Học, học nữa, học mãi”. Chỉ có học vấn mới có thể soi sáng đường ta đi. Chỉ có học vấn mới giúp con người tạo ra nền văn minh hiện đại. Chỉ có học vấn mới giúp nhân loại khai sáng mọi điều bí ẩn. Chính vì thế, việc học tập với con người là vô cùng cần thiết. Trong đoạn trích “Học đường”, ông bố cũng đã khuyên đứa con của mình: “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát.”
“…chớ hề làm tên lính hè nhát”. Nếu như ví người học là lính, thì chắc hẳn kiến thức sẽ là vũ khí. Thử hỏi nếu ra chiến trường tên lính tay trắng, không có vũ khí, có giúp được gì cho tổ quốc không? Không, mạng hắn còn không giũ nổi. Ngược lại, người lính có súng có thể làm nên tất cả. Qua đó, ta có thể hiểu được tầm quan trọng của kiến thức, của học vấn là vô cùng quan trọng. Ta có thể đi được bao xa là phụ thuộc vào lượng kiến thức ta có. Cùng với quan điểm này, ông bố đã gửi bức thư cho con với lời khuyên về sức mạnh của học vấn, để đứa con nói riêng, và xã hội nói chung hiểu được vấn đề và cố hết sức bổ sung kiến thức.
Đầu tiên, tại sao chúng ta lại nói học vấn và kiến thức lại có vai trò vô cùng quan trọng? Học vấn là hoạt động của sự tiến bộ, là mối hy vọng, là ánh sáng vinh quang cho toàn thế giới. Nếu không có học vấn, chúng ta có mắt như mù, nhìn mọi vật mọi việc theo những góc tối, theo góc nhìn tiêu cực. Thiếu hiểu biết làm cho ta trở nên thụt lùi, lạc hậu với thế giới thực tại. Bất kì ai cũng vậy, khi sinh ra và lớn lên, mọi người luôn mong muốn được làm điều có ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Muốn làm được như vậy đòi hỏi ở bản thân chúng ta một lượng kiến thức lớn. Và đó là một quá trình học vấn lâu dài tích lũy nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Tạo hóa đã ban cho chúng ta bộ não, ta phải biết tận dụng nó. Muốn vậy, ta phải hiểu được sự quan trọng của kiến thức. Vậy, khi đã có kiến thức, có học vấn ta sẽ làm được gì? Ta sẽ làm được tất cả mọi thứ. Có những người vừa sinh ra họ đã bị khiếm khuyết, không may mắn nhìn được ánh sáng, nhưng nhờ học vấn, có kiến thức, họ vẫn có thễ vững vàng đi trên đôi chân của mình, vấn có ánh sáng của tri thức giúp họ bước qua cánh cửa tăm tối đi đến tương lai sáng lạng. Hơn thế, học vấn còn giáo dục ta về cả đạo đức, nghệ thuật giao tiếp. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có mưa, có nắng, có sự sống? Nếu có học vấn, ta sẽ hiểu được một cách dễ dàng.
Học vấn là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Albert Enstein, Thomas Edison, Alexander G.Bell, hay gần hơn với chúng ta là chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những tấm gương về học vấn. Ngài đã mở đường cho chúng ta về những thuyết khoa học quan trọng. những phát minh vĩ đại, bất hủ, hay tấm gương kiên trì tiếp thu học vấn ở mọi hoàn cảnh đã giúp Bác tiêu điệt ngoại xâm, giúp Việt Nam trở thành nước độc lập dân chủ. Tất cả là nhờ có kiến thức. Ngạn ngữ Hi Lạp có câu:” Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.” Nhưng không phải ai cũng biết điều này, nhất là thanh niên ngày nay coi việc học là cực hình, từ đó đã bỏ học, chỉ biết ăn chơi, không lo học, thật đáng phê phán, tư tưởng đó đáng loại trừ.
Quả thật việc tích lũy kiến thức rất khó khăn, nhưng nếu ta kiên trì, mỗi ngày học một chút, tìm hiểu một chút, thì ta sẽ có kiến thức, có hành trang để bước ra đường đời. Hãy bắt ngay từ lúc nhỏ, trau dồi kiến thức, đạo đức để trở thành một con người hiện đại, văn minh. Người bố trong đoạn trích trên đã giáo dục con rất văn minh, truyền tải lời khuyên qua một bức thư để nâng cao tính tự giác của con mình. Đây cũng là một minh chứng cho việc cư xử một cách có kiến thức, có học vấn của người bố.
Tóm lại, học vấn là việc không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người. Là một thước đo đánh giá sự hiểu biết. Là nền tảng để có thể xây dựng được đất nước giàu mạnh, văn minh. Những người chủ của tương lai như chúng ta phải có một lượng tri thức lớn, phải biết tự tạo hành trang để vững chắc vào đời. Để xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Để đưa nước ta đến đài vinh quang và sánh đôi với các cường quốc năm châu. Để thực hiện tốt di nguyện của vị chủ tích Hồ Chí Minh.

            

Lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn

                                     Lớp: 10A1-25

ĐỀ 2: Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa xã hội được đề cập đến trong đoạn văn dưới đây:
           “Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường. Coi ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn. Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”

            Trích “Học đường” trong  “Tâm hồn  cao thượng”, EDMON DE AMICIS-Hà Mai Anh dịch
Bài làm
         Tâm hồn cao thượng là cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edemon De Amicis. Lấy bối cảnh thời kì thống nhất của nước Ý nhằm nêu lên cũng như đề cao những tâm hồn, những phẩm chất đẹp đẽ của con người. Song song đó đề tài nói đến lòng yêu nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng chính trị và xã hội thời bấy giờ.
         Đoạn trích trên dường như là một lời căn dặn, một lời dạy dỗ và động viên của cha mẹ nói với đứa con thân yêu của mình. Việc học là quan trọng, là nền văn minh của nhân loại cũng như chiếc chìa khóa mở ra cho chúng ta những điều tốt đẹp hơn. Như việc chiến đấu trên chiến trường, phải dũng cảm, phải kiên trì vượt qua mọi khó khăn thử thách, phải biết hy sinh thì mới có được hòa bình. Thì với việc học, để đạt được mục tiêu của chính mình bạn phải cố gắng, siêng năng và kiên trì. Không có điều gì tốt đẹp mà không cần vượt qua thử thách.

         Đối với riêng tôi, việc học chính là điều mà tôi phải cố gắng làm thật tốt cho dù có cực lực cách mấy. Vì chính nó sẽ giúp tôi thực hiện ước mơ của chính mình. Và theo cách nghĩ của tôi việc học tập, trau dồi kiến thức và hoàn thiện bản thân là điều quan đối với mỗi con người chúng ta. Nó giúp cho thế giới ổn định, xã hội văn minh, không tệ nạn, không chiến tranh, không đau thương mất mát và cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp. Đó là lí do mà không chỉ riêng tôi mà nhiều người khác coi trọng việc học. Trong đoạn trích trên việc học được nói lên song song với chiến tranh và ngược lại trong những cuộc chiến tranh đau thương ấy, việc học chính là vũ khí hữu dụng và hiệu quả nhất mà trong mỗi con người chúng ta ai cũng có. Như Bác Hồ, người đã ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Người học hỏi mọi thứ cần thiết để giúp cho quê nhà giành lại độc lập chủ quyền và nó chính là vũ khí mà Bác ra sức mài dũa và phát triển để đánh bại mọi kẻ thù trên tất cả các chiến trường. Qua đó, ta thấy việc học là vô cùng quan trọng mà cha mẹ nào cũng muốn con mình làm tốt để trở thành người có ích cho xả hội, đất nước.
         Hãy tự chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc để giành chiến thắng trong cuộc chiến riêng của chính mình! Để tránh thất bại, ta phải không ngừng cố gắng, phải chịu khó và kiên trì thực hiện để đạt được mục tiêu như một câu trong đoạn trích trên đã nói: “Con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát”. Thử nghĩ xem, nếu lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường và giả sử học sinh chúng ta là người lính. Liệu một tên lính không có vũ khí có thể sinh tồn trong trận chiến đang diễn ra kia, một quân đội tay không có chống chọi được với khó khăn và đánh bại quân địch hùng mạnh trước mắt để giành lấy hòa bình? Câu trả lời luôn là không! Và ngược lại.
        Vì thế hãy đặt cho mình mục tiêu và cố gắng ngay bay giờ. Không có công sức nào bỏ ra một cách vô nghĩa. Hãy hết mình với ước mơ, với con đường mình đã chọn và không chần chừ trước những khó khăn trước mắt. Vượt qua nó và chúng ta sẽ thành công. Những điều tưởng chừng không thể sẽ đến nếu chúng ta thật sự cô gắng vì nó như dân gian có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
       Ai trong chúng ta cũng có thể thành công và cha mẹ chúng ta luôn nhắc nhở ta rằng thành công là tự chúng ta quyết định lấy. Phải luôn biết vươn lên và phát triển bản thân. Hãy học tập chăm chỉ ngay từ bây giờ vì một tương lai tươi sáng, nơi của những con người dũng cảm và cố gắng theo đuổi mục tiêu của mình.