Đề thi -HDC HSG 12: TPHCM năm 2010-2011



SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ  HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
              ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể  thời gian phát đề)
      (Đề thi có 01 trang)

    Câu 1 (8 điểm)
    Ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại.
    Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong hai trích dẫn trên.
  
    Câu 2 (12 điểm)
    Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.
                                  (Theo Nguyễn Văn Thạc - Mãi mãi tuổi 20)
    Anh/chị  hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học.
         
…………….. Hết ………………







                       Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị  không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………… Số báo danh:……………………


---------------------

SỞ  GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ  HỒ CHÍ MINH 
------------------------ 
             
KÌ  THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP THÀNH PHỐ 
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể  thời gian phát đề)

      HƯỚNG DẪN CHẤM  
      I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
  • Đề bài gồm 2 câu theo cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia: câu 1 (8 điểm) là bài nghị luận xã hội; câu 2 (12 điểm) là bài nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận của học sinh.
  • Giám khảo cần nắm vững nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
  • Thí sinh có thể trình bày theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.

      II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
  1. Yêu cầu chung về kĩ  năng
  • Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác.
  • Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
  • Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ.
  2. Yêu cầu chung về nội dung 

CâuNội dungĐiểm
Câu 1    Suy nghĩ về vấn đề  đặt ra trong hai trích dẫn về  ước mơ.8,0
  • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,0
      
  • Ý kiến 1: Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên mơ ước quá nhiều, quá xa rời thực tại.
  • Ý kiến 2: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn để đủ sức mạnh biến những điều mơ ước thành hiện thực. 
2,0

      
  • Tuy nhiên, các  ý kiến trên vẫn có những hạn chế:
        + Trong cuộc sống, nếu không có nhiều mơ ước, không có những ước mơ cao, xa, con người sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu.
        + Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực.
  • Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ ước hão huyền.
  • Lưu ýhọc sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.
4,0
      
  • Phê phán những người không dám mơ ước và những kẻ mơ tưởng viển vông.
  • Phương hướng rèn luyện của bản thân.
1,0
Câu 2        Làm sáng tỏ một ý  kiến bàn về văn học.12,0
  • Giới thiệu vấn  đề nghị luận
1,5
      
  • Cuộc sống được  đề cập trong văn học luôn có hai mặt: vừa có  những hạnh phúc tuyệt vời vừa có những đau khổ  bất tận, vừa có nụ cười trong sáng vừa có giọt nước mắt cay đắng.
  • Sở dĩ như vậy vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống với tất cả mọi chiều kích của nó.
3,0
      
  • Học sinh phân tích tác phẩm để chứng minh:
  • Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đức hy sinh, sự rung động trước cái đẹp,…
  • Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, cái khốc liệt của chiến tranh, …
àTất cả những điều này đều được phản ánh trong văn học.
  • Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế. 
  • Cái đẹp mà văn học đem lại không phải cái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật.
6,0
      
  • Khái quát, đánh giá những vấn đề đã nghị luận.
1,5

11 nhận xét: