Kinh nghiệm làm bài môn Văn


Để làm tốt môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp
Tin dịch vụ - Những năm gần đây, trong nhiều kỳ thi như tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng, điểm thi môn văn thường không cao.
Bên cạnh việc học thật kỹ kiến thức bộ môn, học sinh cần có phương pháp làm bài phù hợp với kiểu cấu trúc đề thi để có được kết quả tốt hơn.
Một trong những việc đơn giản nhưng hết sức cần thiết là các bạn cần đọc đề thi thật kỹ, đọc lại nhiều lần, tránh trường hợp làm lạc đề, vì như thế bài làm sẽ bị điểm kém. Cần chú ý nhiều đến cấu trúc đề thi, gồm ba phần: một câu hỏi kiểm tra kiến thức và hai bài nghị luận (xã hội và văn học).
Đối với câu hỏi trả lời để kiểm tra kiến thức, học sinh cần nắm vững nội dung về tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài. Ngoài những câu hỏi tái hiện kiến thức còn có thể có những câu hỏi mở nhằm kiểm tra tư duy độc lập, sáng tạo của thí sinh. Câu này chỉ chiếm 2 điểm nhưng là câu gây nhiều hồi hộp nhất trong các kỳ thi.
Bài nghị luận xã hội cần viết ngắn gọn trong khoảng 400 từ đối với thi tốt nghiệp và 600 từ đối với thi đại học. Loại bài này giúp học sinh nâng cao năng lực diễn đạt, thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình trước những vấn đề thiết thực và gần gũi trong cuộc sống. Loại đề này tương đối khó nên cần đọc kỹ đề để tránh “sai một li, đi một dặm”. Trước hết, xác định nội dung cần bàn và thao tác cơ bản (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ… nhưng thông thường là nghị luận hỗn hợp).
Bài nghị luận văn học thường ra trong phạm vi các tác phẩm đã học chính thức trong sách giáo khoa. Kỳ thi tốt nghiệp, chỉ ra trong chương trình 12, không có phần văn học nước ngoài. Đối với thi đại học, bao gồm cả văn học 12 và một phần văn học 11 (giai đoạn 1930 – 1945).
Kiểu bài quen thuộc là phân tích nhân vật hoặc tác phẩm, thông thường chỉ ra một đoạn trích. Đôi lúc, đề yêu cầu phân tích một nhân vật, tác phẩm để chứng minh làm sáng tỏ một ý nào đấy. Câu nghị luận văn học có hai phương án lựa chọn: câu 3a (chương trình chuẩn) và 3b (chương trình nâng cao). Câu này rất quan trọng, chiếm 5 điểm nên dung lượng bài viết của thí sinh cũng dài hơn các câu khác. Và câu này cũng có thể xem là “định đoạt” kết quả thi.
Để chuẩn bị cho kỳ thi môn văn đạt hiệu quả cao, thí sinh cần trang bị những thứ sau: kiến thức văn học và xã hội, kỹ năng phân tích, lập luận, khả năng diễn đạt, tư duy nhạy bén, linh hoạt. Khi vào phòng thi, đọc kỹ đề, viết thật hăng, làm đầy đủ các câu, với một dung lượng tương đối để đảm bảo các ý được trình bày đầy đủ. Làm xong, nhớ đọc lại, sửa lỗi trước khi nộp bài, đó là thái độ thận trọng, khéo léo của… con nhà văn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2012: “Cái bẫy” gài HS ở môn tiếng Anh



Thứ Năm, 17 Tháng năm 2012, 14:05 GMT+7 
Theo các giáo viên, khi ôn tập cũng như làm bài, thí sinh cần chú ý đến giới từ. Ảnh: Ngọc Anh
Nhằm giúp thí sinh có được những kinh nghiệm quý báu khi ôn tập và làm bài thi môn tiếng Anh, Giáo Dục TP.HCM đã ghi lại ý kiến chia sẻ kinh nghiệm của một số giáo viên bộ môn tiếng Anh ở các trường THPT.
Thầy Lê Minh Châu (giáo viên môn tiếng Anh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong):
Coi chừng “sập bẫy” câu hỏi dạng Everyday Conversations
Đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh thường không khó vì chỉ là kỳ thi kiểm tra kiến thức của một học sinh bình thường. Do đó, nội dung kiến thức chủ yếu nằm trong SGK lớp 12. Tuy nhiên, để đạt điểm cao ở môn này không phải dễ bởi thí sinh cần ôn tập kỹ về ngữ pháp, từ vựng, bài đọc…
Về ngữ pháp: Thí sinh cần ôn tập kỹ các nội dung trong phần Language Focus sau mỗi bài học. Các em cũng cần xem kỹ công thức ngữ pháp, rèn luyện chắc phần này bằng cách làm các bài tập bổ sung bên ngoài, nhất là với những điểm ngữ pháp thường gặp trong bài thi tốt nghiệp như: Tenses(thì), Passive Voice (thể bị động), Reported Speech (câu gián tiếp),Conditional Sentences (câu điều kiện), Gerund and Infinitive (danh động từ và động từ nguyên mẫu), Prepositions (giới từ), Phrasal Verb (cụm động từ)… Với phần từ vựng, thí sinh nên học ở phần cuối của SGK, ngoài việc học ngữ nghĩa, chính tả, các em nên lưu ý cách nhấn âm, phát âm của từng từ để có thể hoàn thành tốt câu hỏi của phần Phonology.
Một điều đáng lưu ý khi làm bài thi tốt nghiệp môn tiếng Anh là những câu hỏi dạng Everyday Conversations (đối thoại hằng ngày). Nhiều thí sinh đã làm sai phần này vì nó thuộc về chuẩn mực, phong cách giao tiếp của người nước ngoài nên chỉ cần chủ quan, trả lời theo ngữ nghĩa của từ là có thể bị “sập bẫy” bất cứ lúc nào. Ví dụ: George: “In my opinion, action films are exciting”
Frankie: “ ——”
a. There’s no doubt about it
b. You shouldn’t have say that
c. What an opinion
d. Yes. Congratulation!
Khi gặp câu hỏi này, thí sinh sẽ loại ngay được đáp án b và d. Đáp án c và d có vẻ hợp lý trong tình huống này nhưng chỉ có đáp án a là phù hợp với ngữ cảnh và đó là cách để biểu thị sự đồng ý. Đối với phần đọc hiểu, thí sinh nên tránh việc đọc và dịch kỹ từng lời, từng từ vì sẽ rất mất thời gian và hay bị rối. Thay vào đó, các em có thể đọc lướt qua để nắm nội dung bài, sau đó đọc câu hỏi và tìm những từ khóa có liên quan trên bài để lần ra đáp án. Hoặc, các em đọc câu hỏi trước, sau đó lướt qua đoạn văn để tìm câu trả lời. Ngoài ra, vốn từ phong phú và khả năng suy đoán tốt sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong kỳ thi này.
 
Cô Trần Thị Huyền Thanh (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai):
Chú ý khi học giới từ
Trong môn tiếng Anh, giới từ (Prepositions) là khó nhất vì có nhiều cách sử dụng khác nhau: Với tính từ thì dùng khác, danh từ dùng khác, động từ thì dùng khác. Ví dụ: Với danh từ difference thì dùng difference between, trong khi với động từ differ thì dùng differ from... Để phân biệt, các em cần phải nâng cao vốn từ, luyện các đề thi, học thành ngữ và học những từ khó. Trong quá trình học, các em nên chú ý tra từ điển ngay khi gặp những từ mới để biến nó trở thành kiến thức riêng của mình. Ngoài ra, các em cũng cần lưu ý cách dùng của các từ nối như because và because of / so, although / in spite of / despite / but / even though / however / therefore và cách dùngarticles (a, an, the, no article). Phân biệt cách dùng: So… that/such… that/too… for… to/not + adj+ enough to do something/enough + noun, as… as/not so… as/adj-ER + than/more adj + than, double comparative/the + comparative..., the + comparative...
Về trọng âm (main stress) chỉ chú ý các từ 2 hoặc 3 âm tiết. Cách phát âm những âm cuối ‘S’, ‘ED’, ‘CH’ và một số nguyên âm hoặc phụ âm mà các em thường hay nhầm lẫn. Những từ tận cùng bằng ic, tion, sion, ity, tual… nhấn vần trước đó, ví dụ: Económics , translátion, intellétual, ability…; một số danh từ hay tính từ có 3 âm tiết, nhấn vần 1, ví dụ: Cónfidence, pólitics, vértical…; Những từ tận cùng bằng ee, eer, sque, nhấn ngay từ có những từ đó, ví dụvoluntéer, pionéer, employée, referée, picturesqúe…
Môn tiếng Anh có ưu điểm là thi trắc nghiệm. Do đó, thí sinh cần bình tĩnh khi làm bài thi, lựa chọn câu nào dễ thì làm trước, câu nào chưa biết thì ghi chú lại. Sau khi đi hết những câu thấy dễ rồi mới quay lại những câu còn thắc mắc và suy nghĩ kỹ lưỡng để lựa chọn đáp áp cảm thấy đúng nhất. Đến lúc gần nộp bài thi, thí sinh nên tô hết các đáp án và tô cẩn thận để máy chấm không bỏ sót.
Ngọc Anh (ghi)

Tuyển sinh 10 TP.HCM 2012-2013 :Thống kê đăng ký nguyện vọng


ỦY BAN NHÂN DÂN        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                             
Số: 1250/GDĐT-KTKĐCLGD                  Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 5 năm 2012
 V/v thông báo số liệu tổng hợp ban đầu
về số học sinh đăng ký 3 nguyện vọng.

Kính gửi:
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện;
- Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông;
- Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Hiệu trưởng các trường bổ túc văn hóa khối trường ngành và khối trực thuộc.
Tiếp theo văn bản số 871/GDĐT-KTKĐCLGD ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xét tuyển và thi tuyển vào lớp 10 năm học 2012 - 2013,
Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo số liệu tổng hợp ban đầu về số học sinh đăng ký dự thi vào từng trường để phụ huynh học sinh và học sinh tham khảo (đính kèm bảng số liệu ban đầu) và có thể xin điều chỉnh lại nguyện vọng.
Thời gian điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 21 tháng 5 năm 2012 đến ngày 26 tháng 5 năm 2012. Học sinh làm lại đơn mới, hủy đơn cũ và nộp tại trường phổ thông nơi học lớp 9.
Ngày 28 tháng 5 năm 2012 Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện gửi đĩa CD danh sách thí sinh về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Sở Giáo dục và Đào tạo.

Nơi nhận:                                                                         KT. GIÁM ĐỐC

- Như trên;                                                                          PHÓ GIÁM ĐỐC
- Ban Giám đốc Sở GD&ĐT.;                                                                         (đã ký)
- Các Phòng, ban Sở GD&ĐT;
- Lưu: VP, KTKĐCLGD.
Nguyễn Tiến Đạt



THỐNG KÊ NGUYỆN VỌNG BAN ĐẦU

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 KHÓA NGÀY 21, 22 THÁNG 6 NĂM 2012

(Đính kèm Công văn số 1250/GDĐT-KTKĐCLGD ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo)







STT
Trường
Chỉ tiêu
NV1
NV2
NV3
1
THPT Trưng Vương
675
1248
899
72
2
THPT Bùi Thị Xuân
630
1770
65
11
3
THPT Ten Lơ Man
720
554
1050
1099
4
THPT Năng khiếu TDTT
180
37
115
627
5
THPT Lương Thế Vinh
360
549
731
504
6
THPT Lê Quý Đôn
450
912
730
87
7
THPT Nguyễn Thị Minh Khai
580
1543
134
16
8
THPT Lê Thị Hồng Gấm
400
213
526
580
9
THPT Marie Curie
1135
1167
1658
1434
10
THPT Nguyễn Thị Diệu
630
479
1118
1212
11
THPT Nguyễn Trãi
675
964
604
197
12
THPT Nguyễn Hữu Thọ
410
189
792
1322
13
Trung học thực hành Sài Gòn
140
318
309
58
14
THPT Hùng Vương
1170
1787
938
150
15
Trung học thực hành ĐHSP
175
628
24
5
16
THPT Trần Khai Nguyên
960
1693
1892
600
17
THPT Trần Hữu Trang
315
229
463
634
18
THPT Lê Thánh Tôn
540
601
1010
556
19
THPT Tân Phong
675
77
1003
1400
20
THPT Ngô Quyền
720
1139
392
264
21
THPT Nam Sài Gòn
70
71
56
84
22
THPT Lương Văn Can
675
1033
676
480
23
THPT Ngô Gia Tự
675
305
1071
1467
24
THPT Tạ Quang Bửu
585
804
1135
598
25
THPT Nguyễn Văn Linh
810
94
573
2597
26
THPT năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định
315
179
243
1155
27
THPT Nguyễn Khuyến
800
1633
1075
172
28
THPT Nguyễn Du
420
727
408
15
29
THPT Nguyễn An Ninh
810
421
1235
1913
30
THPT Diên Hồng
270
179
786
1574
31
THPT Sương Nguyệt Anh
180
235
712
1443
32
THPT Nguyễn Hiền
390
668
261
84
33
THPT Trần Quang Khải
675
982
1120
524
34
THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa
675
1016
1165
1040
35
THPT Võ Trường Toản
585
1174
590
116
36
THPT Trường Chinh
720
1098
1662
870
37
THPT Thạnh Lộc
630
383
703
2167
38
THPT Thanh Đa
540
406
689
1088
39
THPT Võ Thị Sáu
855
1167
1565
211
40
THPT Gia Định
900
1939
314
35
41
THPT Phan Đăng Lưu
750
789
1343
1140
42
THPT Bình Lợi Trung
720
248
667
1113
43
THPT Hoàng Hoa Thám
855
1096
1599
1094
44
THPT Gò Vấp
765
881
1109
439
45
THPT Nguyễn Công Trứ
900
2079
144
15
46
THPT Trần Hưng Đạo
900
1448
1532
110
47
THPT Nguyễn Trung Trực
900
264
1262
2796
48
THPT Phú Nhuận
630
1369
375
43
49
THPT Hàn Thuyên
765
442
1058
4307
50
THPT Tân Bình
675
760
1062
387
51
THPT Nguyễn Chí Thanh
810
1082
1211
504
52
THPT Trần Phú
810
2010
584
21
53
THPT Nguyễn Thượng Hiền
540
1890
12
3
54
THPT Lý Tự Trọng
540
414
2136
1802
55
THPT Nguyễn Thái Bình
675
660
1149
1326
56
THPT Long Thới
480
277
259
361
57
THPT Phước Kiển
675
71
238
1337
58
THPT Tây Thạnh
675
1457
1159
1155