Thi TN THPT 2007

CHƯƠNG TRÌNH PHÂN BAN THÍ ĐIỂM

ĐỀ- ĐÁP ÁN PHÂN BAN 2007


I. phần chung cho thí sinh cả hai ban (5,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)
Anh, chị hãy tóm tắt ngắn gọn truyện Thuốc của Lỗ Tấn.

a. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau,
nh−ng phải nêu đ−ợc những tình tiết chính sau:
- Sáng sớm mùa thu, lão Hoa Thuyên, chủ quán trà đến pháp tr−ờng mua
thuốc chữa bệnh lao cho con. Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu của ng−ời chiến
sĩ cách mạng Hạ Du.
- Bà Hoa cho con ăn bánh với niềm tin chắc chắn con sẽ khỏi bệnh.
- Những ng−ời khách trong quán trà bàn về thuốc, về Hạ Du và cho anh là
điên.
- Buổi sáng thanh minh năm sau, bà Hoa và bà mẹ Hạ Du cùng đến thăm
mộ con, họ đồng cảm và ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ của Hạ Du.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi
nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Trình bày đ−ợc nửa số ý của các yêu cầu trên, còn mắc một số
lỗi diễn đạt, câu chữ.
- Điểm 0: Không trình bày đ−ợc ý nào của yêu cầu trên.

Câu 2 (3 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

a. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt của
nhà văn Kim Lân, thí sinh cần nêu đ−ợc những ý cơ bản sau:
- Nhan đề Vợ nhặt gợi lên tình huống truyện độc đáo.
- Nhan đề Vợ nhặt thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả tr−ớc thân phận
rẻ rúng của con ng−ời trong nạn đói.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ
về diễn đạt.
- Điểm 2: Trình bày đ−ợc nửa số ý của các yêu cầu trên, còn mắc một số
lỗi diễn đạt, câu chữ.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, câu
chữ.
- Điểm 0: Không trình bày đ−ợc ý nào của yêu cầu trên.

II.. phần dành cho thí sinh từng ban (5,0 điểm)

A. Thí sinh Ban KHTN chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a (5 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về cảnh thiên nhiên Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài
thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao s−ơng lấp đoàn quân mỏi
M−ờng Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn th−ớc lên cao, ngàn th−ớc xuống
Nhà ai Pha Luông m−a xa khơi.

(Theo Ngữ văn 12- tập một, Sách giáo khoa thí điểm
Ban KHTN, Bộ 2, tr.80, NXB Giáo dục, 2005).

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc
hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ
ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng, những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, thí sinh cần trình bày đ−ợc
những cảm xúc, ấn t−ợng riêng của mình về thiên nhiên Tây Bắc:
- Cảnh thiên nhiên hiểm trở, dữ dội.
- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.
- Trên nền cảnh ấy là hình ảnh ng−ời lính Tây Tiến oai hùng, trẻ trung,
tinh nghịch.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày đ−ợc khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn
mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Câu 3b (5 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong
gia đình của Nguyễn Thi.

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc
hiểu để phân tích nhân vật trong truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng,
diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Những đứa con trong
gia đình và nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể trình bày những tình
cảm, suy nghĩ của mình theo các cách khác nhau nh−ng cần nêu đ−ợc những nội
dung cơ bản sau:
- Nhân vật Việt: xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng,
chịu nhiều mất mát đau th−ơng; có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm đi bộ
đội, chiến đấu dũng cảm; giàu tình cảm đối với ng−ời thân trong gia đình, đồng
đội; Việt cũng rất hồn nhiên.
- Từ đánh giá về nhân vật Việt, biết khái quát thành vẻ đẹp tâm hồn ng−ời
nông dân Nam bộ: giàu lòng yêu th−ơng, có truyền thống yêu n−ớc, căm thù
giặc, thuỷ chung son sắt với quê h−ơng, cách mạng.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày đ−ợc khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn
mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.


B. Thí sinh Ban KHXH&NV chọn câu 4a hoặc 4b
Câu 4a (5 điểm)
Anh, chị hãy phân tích cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong đoạn
thơ sau:
Sáng mát trong nh− sáng năm x−a
Gió thổi mùa thu h−ơng cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Ng−ời ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau l−ng thềm nắng lá rơi đầy

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói c−ời thiết tha.

(Trích Đất n−ớc- Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12- tập một,

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc
hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ
ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Đất n−ớc của
Nguyễn Đình Thi, những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, thí sinh có thể triển
khai vấn đề theo những h−ớng khác nhau, nh−ng cần nêu đ−ợc những nội dung
cơ bản sau:
- Nỗi nhớ thiết tha về mùa thu Hà Nội tr−ớc Cách mạng (đẹp, buồn, vắng)
cùng nỗi niềm của ng−ời ra đi.
- Niềm vui tr−ớc mùa thu hiện tại nơi chiến khu Việt Bắc t−ơi mới, rộn
ràng, cũng là niềm vui chiến thắng.
- Khái quát: Sự vận động cảm xúc của nhà thơ gắn liền với những chặng
đ−ờng lịch sử của đất n−ớc. Cảnh sắc thiên nhiên luôn hoà đồng với tâm trạng
của nhân vật trữ tình. 4
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày đ−ợc khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn
mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.


Câu 4b (5 điểm)
Anh, chị hãy phân tích hình ảnh con ng−ời Tây nguyên trong truyện ngắn
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc
hiểu để phân tích nhân vật trong truyện ngắn. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng,
diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Rừng xà nu,
thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều h−ớng khác nhau, nh−ng cần nêu
đ−ợc những nội dung cơ bản sau:
- Phân tích các nhân vật tiêu biểu cho những thế hệ con ng−ời Tây
Nguyên: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng.
- Khái quát chung: đặc điểm của con ng−ời Tây Nguyên yêu n−ớc, căm
thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên c−ờng bất khuất, giàu yêu th−ơng; nghệ thuật
xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.
c. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về
diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày đ−ợc khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn
mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ
pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét