Thi lại HCM: Môn Ngữ Văn 10 (NH 09-10)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN THI: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
-     Đề bài gồm 3 câu : câu 1 kiểm tra kiến thức văn học; câu 2 là bài Nghị luận xã hội; câu 3 là bài Nghị luận văn học. Câu 2 và câu 3 kiểm tra sự hiểu biết về một vấn đề xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận.
-     Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo.
-     Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
Về đoạn trích Hồi trống Cổ Thành
2,0

-       Được trích từ tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa
-       Là sáng tác của La Quán Trung
0,5
0,5
Kể tên hai nhân vật chính trong đoạn trích ấy :
-Quan Công
-Trương Phi

0,5
0,5
Câu 2
Trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ : “Có chí thì nên”
3,0

a.  Yêu cầu về kĩ năng
-    Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
-    Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
-    Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận… ).
-    Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
-    Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.

b.  Yêu cầu về kiến thức

-         Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
0,5
-         Ý chí, nghị lực (sự kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn) sẽ đem lại thành công trong cuộc sống.
-         Vai trò của ý chí  - nghị lực (là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, vất vả; là điểm tựa giúp con người vươn lên; giúp khắc phục những hạn chế của bản thân để thành công…)
Lưu ý: Học sinh cần nêu dẫn chứng cụ thể.
1,5
-       Phê phán những người thiếu ý chí, nghị lực và đề ra phương hướng rèn luyện ý chí cho bản thân.
1,0
Câu 3
Câu 3.a : Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
5,0

a.  Yêu cầu về kĩ năng
-   Nắm vững phương pháp làm bài thuyết minh về một tác phẩm văn học.
-     Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác lập luận (giải thích, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ).
-        Bố cục và hệ thống ý sáng rõ, chuẩn xác, khoa học.
-        Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.


b.     Yêu cầu về kiến thức
-     Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, thể loại ...)
-     Nội dung bài cáo: nêu cao tư tưởng nhân nghĩa; tố cáo tội ác giặc Minh và tái hiện cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang; tuyên bố nền độc lập của dân tộc đã được lập lại …
-     Nghệ thuật: vận dụng sáng tạo kết cấu chung của thể cáo; lập luận chặt chẽ, lí lẽ luôn gắn liền với chứng minh bằng thực tiễn; kết hợp hài hòa giữa bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hung ca; hình ảnh giàu sức biểu cảm  …
Lưu ý: Hoc sinh cần có dẫn chứng cụ thể.
1,0

2,0

2,0

3b. Cảm nhận đoạn thơ trích từ Trao duyên
5,0

a. Yêu cu v kĩ năng
-   Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ).
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
-Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.

b.Yêu cầu về kiến thức

-         Giới thiệu được vấn đề nghị luận
0,5
-     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích
-     Lời trao duyên của Thúy Kiều:
+ Cử chỉ, từ  dùng trang trọng vừa thể hiện lòng tin tuyệt đối và mong em thông cảm vừa chứa đựng cả sự cảm thông với em trong hoàn cảnh éo le.
+ Kể về mối tình và hoàn cảnh trái ngang với bao nỗi băn khoăn, trăn trở.
+ Tha thiết mong Vân nhận lời; khéo léo đưa ra những lí lẽ đầy thuyết phục (nhắc “tình máu mủ” để gợi cảm thông và trách nhiệm nơi Vân, ca ngợi hành động của Vân …) khiến Vân khó chối từ.

3,5

-     Đánh giá, khái quát về nội dung (Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm và rất sâu sắc …) và nghệ thuật (từ ngữ tinh tế; miêu tả tâm lí thông qua hành động, lời thoại ...)
1,0
Lưu ý: HS có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh.



1 nhận xét: